K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2017

Trên bánh mì: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh (QX khởi đầu) à Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh (QX thay thế) à  Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh (QX ổ định).

=> Chính là quá trình diễn thế nguyên sinh.

Vậy: C đúng

3 tháng 12 2017

Hướng dẫn: C

Ở hiện tượng trên ta thấy: Có sự thay thế quần xã này bằng quần xã khác, ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện → các sợi mốc → sợi nấm mọc xen kẽ mốc...

Đây là quá trình diễn thế.

19 tháng 5 2017

Đáp án: C

Ở hiện tượng trên ta thấy: Có sự thay thế quần xã này bằng quần xã khác, ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện → các sợi mốc → sợi nấm mọc xen kẽ mốc...

Đây là quá trình diễn thế.

22 tháng 2 2018

Đáp án C

Một bát cơm nguội để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau hai tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt cơm. Diễn biến đó là quá trình diễn thế. Bắt đầu từ môi trường trống trơn chưa có sinh vật. Sau đó các quần thể sinh vật nấm, mốc dần xuất hiện

17 tháng 6 2016

A : tròn > a : dài
B : ngọt > b : chua 
D : đỏ > d : vàng
Aa \(\times\) Aa \(\Leftrightarrow\) A_ = 0,75 (tròn) 
\(\frac{BD}{bd}\) (f = 0,4)  \(\times\)  \(\frac{BD}{bd}\)
BD = bd = 0,3       BD = bd = 0,5 
Bd = bD = 0,2        
bbD_  = 0,1 (chua_đỏ)
\(\Rightarrow\) A_bbD_ = 0,1 \(\times\) 0,75 = 0,075 = 7,5%. 

17 tháng 6 2016

B

Trong quá trình diễn thế ở một bãi đất trống có 4 nhóm thực vật được kí hiệu là A, B, C, D lần lượt với các đặc điểm sinh thái các loài như sau: - Nhóm loài A là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm có mô giậu kém phát triển. - Nhóm loài B là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, có mô giậu phát triển. - Nhóm...
Đọc tiếp

Trong quá trình diễn thế ở một bãi đất trống có 4 nhóm thực vật được kí hiệu là A, B, C, D lần lượt với các đặc điểm sinh thái các loài như sau:

- Nhóm loài A là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm có mô giậu kém phát triển.

- Nhóm loài B là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, có mô giậu phát triển.

- Nhóm loài C là loài cỏ. Phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.

- Nhóm loài D là loài cây thân thảo. Phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu không phát triển.

Thứ tự lần lượt các loài đến sống trong phạm vi của bãi đất nói trên:

A. C → D → B →A.

B. C → A → B →D.

C. C → B → A → D                

D. C → D → A →B.

1
29 tháng 4 2017

Đáp án C

Trong quá trình diễn thế ở thực vật từ 1 vùng đất trống cần lưu ý 2 vấn đề:

Cây ưa sáng → cây ưa bóng.

Cây nhỏ (thường là những cây cỏ) → Cây lớn (thường là những cây thân gỗ).

Thứ tự đúng là: C → A → B → D.

Trong quá trình diễn thế ở một bãi đất trống có 4 nhóm thực vật được kí hiệu là A, B, C, D lần lượt với các đặc điểm sinh thái các loài như sau: - Nhóm loài A là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm có mô giậu kém phát triển. - Nhóm loài B là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, có mô giậu kém phát...
Đọc tiếp

Trong quá trình diễn thế ở một bãi đất trống có 4 nhóm thực vật được kí hiệu là A, B, C, D lần lượt với các đặc điểm sinh thái các loài như sau: 

- Nhóm loài A là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm có mô giậu kém phát triển. 

- Nhóm loài B là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, có mô giậu kém phát triển. 

- Nhóm loài C là loài cỏ. Phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.

 - Nhóm loài D là loài cây thân thảo. Phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu không phát triển. 

Thứ tự lần lượt các loài đến sống trong phạm vi của bãi đất nói trên:

A. C → D → B → A

B. C → A → B → D.     

C. C → B → A → D

D. C → D → A → B.

1
12 tháng 8 2017

Đáp án : 

C: loài tiên phong.

B: ưa sáng và thân gỗ đến sống cùng C.

A: ưa bóng và thân gỗ đến sống dưới tán cây ưa sáng B

D: ưa bóng và thân cỏ thường sống dưới tán rừng nơi có ánh sáng yếu→ đến muộn nhất

Thứ tự lần lượt các loài đến sống trong phạm vi của bãi đất nói trên: C → B → A → D.

Đáp án cần chọn là: C

22 tháng 7 2016
A sai, môi trường địa lý không tạo ra các alen mới. Các alen mới chỉ xuất hiện qua quá trình đột biến.
B sai, cách li địa lý chưa chắc đã hình thành nên cách li sinh sản.
D sai, cách li địa lý chỉ góp phần ngăn không cho 2 quần thể có thể trao đổi vốn gen với nhau, giúp nhanh chóng hình thành sự cách li sinh sản mà thôi, ngoài cách li địa lý thì còn có hiện tượng cách li sinh thái, tập tính các dạng cách li này giúp hình thành loài mới.
Đáp án đúng: C
22 tháng 7 2016

Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính tạo ra các alen thích nghi cho quần thể.

B. Ở các quần thể sinh vật có khả năng phát tán mạnh, cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản.

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

D. Cách ly địa lý là điều kiện cần duy nhất cho việc hình thành loài mới ở thực vật.

2 tháng 4 2017

Câu 5: Hãy chọn phương án đúng

Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

A. Sự phân li độc lập của các tính trạng

B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1

C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh

D. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

2 tháng 4 2017

Trả lời: D

Bài 1.Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ănBài 2. Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.Bài 3. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.Bài 4. Hãy chọn phương án trả lời đúng.Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.B. Năng suất của...
Đọc tiếp

Bài 1.Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn

Bài 2. Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.

Bài 3. Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.

Bài 4. Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?

A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.

B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Mức độ dinh dưỡng ở tìm bậc và toàn bộ quần xã.

D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Bài 5: Mã di truyền có các đặc điểm gì ?

Bài 6:Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.

Bài 7:

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là

A. tháo xoắn phân tử ADN.

B. bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN.

C. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

D. cả A, B, C.

20
4 tháng 7 2016

Bài 1:

- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.

Ví dụ: cỏ —> thỏ—»cáo

- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.

Có hai loại chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cây ngô -» sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —» diều hâu.

Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.

Ví dụ: Lá, cành cây khô —» mối -» nhện —> thằn lằn.

4 tháng 7 2016

Bài 2 :

- Ví dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ):

+ Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.

+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất.

- Vi dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối):

+  Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả.

+  Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun.

+  Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,...

-  Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa):

+  Sinh vật sản xuất: cây lúa.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp. chuột.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.

+  Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.

+  Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất.