\(_1\)=1kg,c...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2017

Tóm tắt:

m1 = 1kg ; c1 = 2000J/kg.K ; t1 = 10oC

m2 = 2kg ; c2 = 4000J/kg.K ; t2 = 10oC

m3 = 3kg ; c3 = 3000J/kg.K ; t3 = 50oC

===========================

a) to = ?

b) t' = 30oC ; Q' = ?

Giải:

a) Hai chất lỏng thứ nhất và thứ hai có nhiệ độ bằng nhau nên giữa chúng không có sự truyền nhiệt, chất lỏng thứ ba có nhiệt độ lớn hơn nên nó sẽ truyền nhiệt lượng cho hai chất lỏng còn lại.

Nhiệt lượng chất lỏng thứ nhất thu vào là:

\(Q_1=m_1.c_1.\left(t-t_1\right)=1.2000.\left(t-10\right)=2000t-20000\)

Nhiệt lượng chất lỏng thứ hai thu vào là:

\(Q_2=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=2.4000.\left(t-10\right)=8000t-80000\)

Nhiệt lượng chất lỏng thứ ba tỏa ra là:

\(Q_3=m_3.c_3.\left(t_3-t\right)=3.3000.\left(50-t\right)=450000-9000t\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng chất lỏng thứ ba tỏa ra bằng nhiệt lượng chất lỏng thứ nhất và chất lỏng thứ hai thu vào.

\(Q_3=Q_1+Q_2\\ \Rightarrow450000-9000t=2000t-20000+8000t-80000\\ \Rightarrow550000=19000t\\ \Rightarrow t\approx28,9474\left(^oC\right)\)

b) Lúc này cả 3 chất lỏng đang có nhiệt độ là 28,9474oC. Nhiệt lượng mỗi chất lỏng cần thu vào để nóng lên 30oC là:

Chất lỏng thứ nhất:

\(Q_1'=m_1.c_1\left(t'-t\right)=1.2000.\left(30-28,9474\right)=2105,2\left(J\right)\)

Chất lỏng thứ hai:

\(Q_2'=m_2.c_2.\left(t'-t\right)=2.4000.\left(30-28,9474\right)=8420,8\left(J\right)\)

Chất lỏng thứ ba:

\(Q_3'=m_3.c_3.\left(t'-t\right)=3.3000.\left(30-28,9474\right)=9473,4\left(J\right)\)

Vậy nhiệt lượng cần cung cấp để hỗn hợp nóng lên 30oC là:

\(Q'=Q_1'+Q_2'+Q_3'=2105,2+8420,8+9473,4=19999,4\left(J\right)\)

16 tháng 8 2020

a, Thể tích nước trong ống hình trụ A là:

\(V_1=S_1.h_1=6.20=120\left(cm^3\right)\)

Thể tích nước ban đầu trong ống B là:

\(V_2=S_2.h_2=14.40=560\left(cm^3\right)\)

Thể tích nước đã được đổ vào 2 ống là:

\(V=V_1+V_2=120+560=680\left(cm^3\right)\)

Gọi h là chiều cao mức nước 2 nhánh sau khi K mở.

Ta có , thể tích nước 2 ống A,B lúc này là V'1; V'2.

\(\Rightarrow V_1'+V_2'=V\Leftrightarrow S_1h+S_2h=680\)

\(\Rightarrow h=\frac{680}{S_1+S_2}=\frac{680}{6+14}=\frac{680}{20}=34\left(cm\right)\)

b) Đổi 48g=0,048kg

Trọng lượng dầu được đổ vào: \(P=10m_1=10.0,048=0,48\left(N\right)\)

h dầu h2 h1 A B

Thể tích phần dầu được đổ vào là: \(V_d=\frac{P}{d}=\frac{0,48}{8000}=6,10^{-5}\left(m^3\right)\)

Đổi 6cm2=0,0006m3; 14cm2=0,0014m3

Chiều cao phần dầu được đổ vào: \(h_2=\frac{V_d}{S_1}=\frac{6.10^{-5}}{0,0006}=0,1\left(m\right)\)

Gọi A và B là 2 điểm nằm trên cùng 1 mặt phẳng ngang(hình vẽ).

Ta có pA=pB

\(\Leftrightarrow d_dh_2=d_nh_1\)\(\Leftrightarrow8000h_2=10000\left(h_2-\Delta h\right)\)

\(\Leftrightarrow4.0,1=5.0,1-5\Delta h\)

\(\Leftrightarrow5\Delta h=0,1\Leftrightarrow\Delta h=\frac{0,1}{5}=0,02\left(m\right)=2\left(cm\right)\)

c) dầu nước m2 A B

Đổi 56g=0,056kg

Trọng lượng của pittong: P=F=10m=10.0,056=0,56(N)

Gọi A và B là 2 điểm nằm trên cùng một mặt phẳng ngang như hình vẽ

\(\Rightarrow p_A=p_B\)

\(\Leftrightarrow d_d\left(h_2-h\right)=\frac{F}{S_2}+d_nh\)

\(\Leftrightarrow8000.0,1-8000h=\frac{0,56}{0,0014}+10000h\)

\(\Rightarrow18000h=800-400=400\)

\(\Rightarrow h=\frac{400}{18000}=0,02\left(m\right)=2cm\)

Chênh lệch mực chất lỏng 2 nhánh:

H=h2-h=0,1-0,02=0,08(m)=8(cm)

12 tháng 4 2018

gọi khối lượng của nhôm và thiếc lần lượt là m3 m4

ta có m3 + m4= 0,15 => m4= 0,15-m3

Nhiệt lượng nhiệt lượng kế thu vào là

Q1= m1. c1.▲t =0,1.460.( 17-15= 92 J

Nhiệt lượng nước thu vào là

Q1 = m1.c1,▲t= 0,5.4200.(17-15) = 4200J

nhiệt lượng nhôm tỏa ra là

Q3= m3.c3.▲t= m3. 900.(100-17) =74700m3

nhiệt lượng thiếc tỏa ra là

Q4=m4.c4.▲t= m4.280(100-17)=23240m4

khi có cân bằng nhiệt

Q1 + Q2 = Q3 + Q4

92+ 4200= 74700m3 +23240m4

4292 =74700 m3+23240.( 0,15-m3)

4292 = 74700m3.m3+ 3486 - 23240m3

806= 51460m3

m3= \(\dfrac{806}{51460}\approx0,02g\)

m3+m4= 0,15 => m4= 0,15-0,02=0,13

13 tháng 4 2018

Tóm tắt :

\(m_1+m_2=188g=0,118kg\)

\(t=30^oC\)

\(t_1=20^oC\)

\(t_2=80^oC\)

\(c_1=2500J/kg.K\)

\(c_2=4200J/kg.K\)

______________________

\(m_1=?\)

\(m_2=?\)

GIẢI :

Ta có : \(m_1+m_2=0,118kg\)

\(\Leftrightarrow m_1=0,118-m_2\)(1)

Ta lại có : \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)

\(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t-t_1\right)=m_2.c_2.\left(t_2-t\right)\)

\(\Rightarrow m_1.2500.\left(30-20\right)=m_2.4200.\left(80-30\right)\)

\(\Rightarrow25000m_1=210000m_2\) (2)

Từ (1) và (2) ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}m_1=0,118-m_2\\25000m_1=210000m_2\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow25000\left(0,118-m_2\right)=210000m_2\)

\(\Rightarrow2950-25000m_2=210000m_2\)

\(\Rightarrow2950=235000m_2\)

\(\Rightarrow m_2\approx0,013\) kg

Vậy : \(\left\{{}\begin{matrix}m_2=0,013kg\\m_1=0,118-m_2=0,105kg\end{matrix}\right.\)

1) Có 1 số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt độ t\(_0\). Người ta thả từng chai lần lượt vào một bình cách nhiệt chứa nước,sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu là t\(_1\)=36°C , chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ t\(_2\)=33°C chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ t\(_3\) =30,5°C. Bỏ qua mọi sự hao phí nhiệt. a) Tìm t\(_0\) b) đến...
Đọc tiếp

1) Có 1 số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt độ t\(_0\). Người ta thả từng chai lần lượt vào một bình cách nhiệt chứa nước,sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu là t\(_1\)=36°C , chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ t\(_2\)=33°C chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ t\(_3\) =30,5°C. Bỏ qua mọi sự hao phí nhiệt.

a) Tìm t\(_0\)

b) đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn 25°C

2) Lúc 7h một người đi xe đạp với vận tốc 10km/h xuất phát từ A. Đến 8h một xe máy với vận tốc 30km/h xuất phát từ A. Đến 9h một ô tô đi với vận tốc 40km/h xuất phát từ A. Tính thời điểm và vị trí 3 xe cách đều nhau lần đầu tiên (biết họ đi cùng chiều)

Tick cho bạn nào giải đc

\(_{ }\)

1
22 tháng 2 2020

1)sau khi thả chai thứ nhất thì ta có phương trình cân bằng nhiệt là:

\(m_nC_n\left(t_1-t_2\right)=m_0C_0\left(t_2-t_0\right)\)

\(\Leftrightarrow3m_nC_n=m_0C_0\left(33-t_0\right)\)

\(\Leftrightarrow m_nC_n=\frac{m_0C_0\left(33-t_0\right)}{3}\)

sau khi thả chai thứ hai thì ta có phương trình cân bằng nhiệt là:

\(m_nC_n\left(t_2-t_3\right)=m_0C_0\left(t_3-t_0\right)\)

\(\Leftrightarrow\frac{m_0C_0\left(33-t_0\right)}{3}.2,5=m_0C_0\left(30,5-t_0\right)\)

\(\Leftrightarrow\frac{2,5}{3}\left(33-t_0\right)=30,5-t_0\)

\(\Rightarrow t_0=18\) (độ C)\(\Leftrightarrow m_nC_n=5m_0C_0\)

b)gọi n là số chai cần để nhiệt độ nước đạt dưới 25 độ C
ta có phương trình cân bằng nhiệt:

\(\Leftrightarrow m_nC_n\left(t_1-25\right)=n.m_0C_0\left(25-t_0\right)\)

\(\Leftrightarrow5\left(36-25\right)=n.\left(25-18\right)\)

\(\Rightarrow n\approx7,85\)

vậy đến chai thứ 8 thì nhiệt độ nước bắt đầu nhỏ hơn 25oC
2)tại 9h:
đoạn đường xe đạp đi được là: S1=2.10=20km

đoạn đường xe máy đi được là: S2=1.30=30km

ta có:

gọi t là thời gian ba xe đi tiếp tính từ lúc 9h

thời điểm mà 3 xe cách đều nhau thì hiệu đường đi giữa xe máy và xe đạp bằng hiệu đường đi giữa xe đạp và ô tô nên:
\(\left(30+30t\right)-\left(20+10t\right)=\left(20+10t\right)-40t\)

\(\Rightarrow t=0,2h\)

vậy tại 9h 12 phút 3 xe cách đều nhau lần đầu tiên


18 tháng 4 2018

Gọi t là nhiệt độ cân bằng

Ta có ptcbn Q thu=Q toa =>(m1c1+m2c2).(t-30)=m3c3.(90-t)

=>(0,5.880+4.4200).(t-30)=(0,2.380).(90-t)

=>t=30,26 độ

13 tháng 2 2023

Giúp mình với

17 tháng 4 2018

Hỏi đáp Vật lý

1:Phải pha bao nhiêu lít nước ở 20 độ C vào 3 lít nước ở 100 độ c để nước pha có nhiệt độ là 40 độ C? 2: Người ta thả đồng thời 200g sắt ở \(^{15^0}\)C và 450g đồng ở \(^{25^0C}\) vào 150g nước ở \(^{80^0C}\). Tính nhiệt độ khi cân bằng? 3: Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 200g chứa 0,5 lít nước ở nhiệt độ \(^{15^0C}\). người ta thả vào một thỏi nhôm ở \(^{100^0C}\)....
Đọc tiếp

1:Phải pha bao nhiêu lít nước ở 20 độ C vào 3 lít nước ở 100 độ c để nước pha có nhiệt độ là 40 độ C?

2: Người ta thả đồng thời 200g sắt ở \(^{15^0}\)C và 450g đồng ở \(^{25^0C}\) vào 150g nước ở \(^{80^0C}\). Tính nhiệt độ khi cân bằng?

3: Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 200g chứa 0,5 lít nước ở nhiệt độ \(^{15^0C}\). người ta thả vào một thỏi nhôm ở \(^{100^0C}\). Nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế khi cân bằng là \(^{20^0C}\). Tính khối lượng của nhôm. Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường. Biết nhiệt dung riêng của đông là 380 J/kg.K, nước là 4200J/Kg.K, của nhôm là 880J/Kg.K
4: Một ấm nhôm khôi sluowngj 250g chứa 1 lít nước ở \(^{20^0C}\). Tính nhiệt lượng cần để đum sôi lượng nước nói trên. Biết nhiệt dung riêng của nhôm cà nước lần lượt là 880 J/Kg.K, 4200 J/Kg.k
5: Người ta dùng máy bơm để bơm 10\(^{m^3}\) nước lên cao 4,5 mét.
a: Tính công của máy bơm thự hiện được.
b: Thời gian để bơm nước là 30 phút. Tính công suất của máy bơm.

2
12 tháng 4 2018

câu 5: Tóm tắt:

\(V_{nc}=10m^3\)

\(D_{nc}=1000\) kg/\(m^3\)

h= 4,5 m

Giải:

a, Khối lượng của nước là:

\(m_{nc}=D_{nc}.V_{nc}=10.1000=10000\) (kg)

Trọng lượng của nước là:

P=10.m=10. 10000= 100 000 (N)

Công của máy bơm thực hiện là:

A= P.h= 100 000 . 4,5 =450 000 (J)

b, Đổi 30 phút= 180 giây

Công suất của máy bơm là:

Hỏi đáp Vật lý=\(\dfrac{A}{t}=\dfrac{450000}{180}=2500\left(W\right)\)

Vậy:..................................

12 tháng 4 2018

câu 4:

Tóm tắt:

\(m_{nh}=250g=0,25kg\)

\(t_1=20^0C\)

\(V_{mc}=1l=0,001m^3\)

\(t_2=100^0C\)

\(c_{nh}=880\) J/kg.K

\(c_{nc}=4200\) J/kg.K

Giải:

Nhiệt lượng của nước tỏa ra ra là:

\(Q_{nc}=m_{nc}.c_{nc}.\left(t_2-t_1\right)=0,001.1000.4200.80=336000\left(J\right)\)

Nhiệt lượng của nhôm tỏa ra là:

\(Q_{nh}=m_{nh}.c_{nh}.\left(t_2-t_1\right)=0,25.880.80=17600\left(J\right)\)

Nhiệt lượng để đun nước trong bình là:

\(Q=Q_{nc}+Q_{nh}=336000+17600=\text{353600}\)(J)

Vậy:.............................