K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2022

TK:

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam, theo ảnh hưởng của văn hóa Tết Âm lịch Trung Hoa và vòng văn hóa Đông Á. Nguyên nghĩa của từ “Tết” chính là “tiết”. Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán: “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, lúc mặt trời mọc. Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn… thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

Tết chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều mang một vẻ sắc riêng của chính nó.

Ngày Tất niên có thể là ngày (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày , (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa

12 tháng 1 2022

tick cho mik nha

I. đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan. Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan. Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới. Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi...
Đọc tiếp

I. đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 

Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan. Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan.

 

Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới. Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một gói kẹo, chúc tôi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:

 

– Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?

– Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.

Bác khen:

– Các chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết còn phải làm việc.

Bác nói tiếp:

– Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: toàn đội hết lòng bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ được an toàn. Không nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong Trung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.

Bác nắm tay tôi:

– Chú sang xông nhà cho Bác đi.Bác phân công tôi rửa ấm chén, còn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồng chí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.Tết năm ấy, tôi lại là người vui nhất.

CÂU 1 : NÊU NỘI DUNG 

CÂU 2 : TÌM CÂU ĐẶC BIỆT VÀ NÊU TÁC DỤNG 

CÂU 3 : XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ 

CÂU 4 : CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG 

CÂU 5 : VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN VỀ ĐỨC TÍNH CỦA BÁC 

MÌNH CẦN GẤP Ạ!!!!

0
27 tháng 1 2022

Tham khảo:

Hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và” Học thầy không tày học bạn” mới đọc lên ta tưởng rằng chúng sẽ mâu thuẫn với nhau. Nhưng xem xét về những điều khuyên răn ta thấy: về nội dung chúng không hề mâu thuẫn với nhau mà trái lại còn bổ sung cho nhau và trở thành lời khuyên bổ ích cho những người có chí hướng trong học tập. Bởi vì nội dung của từng câu tục ngữ đều đề cao một đối tượng với những ưu điểm riêng mà chúng ta cần phải học tập. Mỗi người học sinh cần phải học thầy vì thầy là người đi trước, có kiến thức và kinh nghiệm vững vàng. Do đó ta học ở thầy về tri thức, cách sống, đạo đức. Tuy nhiên, học thầy thôi chưa đủ. Ta cần phải học ở bạn vì bạn là người gần gũi, cùng lứa tuổi nên ta dễ dàng học tập.

27 tháng 1 2022

Hai câu trên bổ sung cho nhau

Còn câu tiếp theo thì bn tự lm đc thôi

7 tháng 2 2023

cứu

 

7 tháng 2 2023

Dự báo hiện tượng thiên nhiên (Thủy triều lên cao)

8 tháng 12 2018

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

~~Hok tốt~~

Cô gái xử nữ

8 tháng 12 2018

Nghĩa đen: không có thầy dạy dỗ thì một con người không biết nhiều về chữ, lễ, nghĩa và không làm nên được việc gì 

Ngiã bóng :

Câu tục ngữ đề cao việc học thầy: không có thầy dạy bảo thì không thể làm được gì, không mở mang kiến thức được. 
Câu tục ngữ đề cập đến một đạo lí: phải biết học ở thầy, phải biết yêu kính và biết ơn thầy.


#lâu lâu hỏi đáp , k mk nha


 

29 tháng 3 2020

"Cha muốn con hay, thầy muốn cho trò khá" là một câu tục ngữ rất hay của người Việt. Ý nghĩa cả hai vế của câu tục ngữ đều được thể hiện theo nghĩa đen chứ không phải ẩn giấu trong nghĩa bóng như nhiều câu tục ngữ khác, đã cho thấy cách nhận rất thẳng thắn, tự nhiên của người xưa về cái lẽ thường tình trong mối quan hệ cha - con, thầy - trò. Đúng như vậy, đã là cha, ai cũng muốn con của mình lĩnh hội được nhiều kiến thức, đỗ đạt thành tài. Mai sau cống hiến cho đất nước. Và như thế, câu tục ngữ này khuyên nhủ những bậc làm cha mẹ, những người thầy, cô giáo hãy luôn nhớ đến trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con trẻ.

10 tháng 5 2018

tham khảo nha 

1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

10 tháng 5 2018

là vì hc thầy hay hc bn đều tốt vì chuyện hc là phù du