K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:  a)   Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động hoặc nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, thế năng đàn hồi, năng lượng gió đang thổi, năng lượng xăng dầu, năng lượng của thức ăn, năng lượng của dòng nước đang chảy.  b)  Khi một chiếc quạt trần đang hoạt động thì năng lượng điện được chuyển hóa thành những dạng năng...
Đọc tiếp

Câu 1: 

a)   Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động hoặc nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, thế năng đàn hồi, năng lượng gió đang thổi, năng lượng xăng dầu, năng lượng của thức ăn, năng lượng của dòng nước đang chảy. 

b)  Khi một chiếc quạt trần đang hoạt động thì năng lượng điện được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? Trong các năng lượng được chuyển hóa thành thì năng lượng lượng nào là năng lượng có ích? năng lượng nào là năng lượng hao phí? 

c)   Hãy đề ra một số biện pháp tiết kiệm điện trong lớp học của em.

Câu 2:

a)   Nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên.

b)   Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học?

3
5 tháng 6 2023

Tham khảo:

Câu 1:

a) + Năng lượng chuyển động: Động năng của vật, năng lượng gió đang thổi, năng lượng của dòng nước đang chảy.

    + Năng lượng lưu trữ: Năng lượng của thức ăn, năng lượng của xăng dầu, năng lượng đàn hồi.

b) Khi một chiếc quạt trần đang hoạt động thì:

NL điện → Động năng và nhiệt năng

ta có: Năng lượng có ích: động năng

          Năng lượng hao phí: nhiệt năng

c) Một số biện pháp tiết kiệm điện trong lớp học của em là:

- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện ( bóng đèn có nhãn tiết kiệm điện, quạt tiết kiệm điện, bình nước nóng năng lượng Mặt Trời,...)

- Ban ngày cần tận dụng ánh sáng từ Mặt Trời.

- Tắt hoặc rút nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng thiết bị trong thời gian dài.

Câu 2:

a) -Thực vật giúp giữ cân bằng oxygen và carbon dioxide trong không khí.

- Điều hoà khí hậu của Trái Đất, làm giảm ô nhiễm không khí, chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước.

b) Để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, em cần:

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh.

- Không chặt phá cây xanh bừa bãi.

- Không vứt rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống.

Chúc bạn học tốt

5 tháng 6 2023

Câu 1:

a) Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: Động năng, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng dòng nước đang chảy

  Nhóm năng lượng lưu trữ: Thế năng đàn hồi, năng lượng xăng dầu, năng lượng của thức ăn

b) Khi quạt trần hoạt động thì năng lượng điện được chuyển hoá thành động năng và năng lượng nhiệt

- Năng lượng có ích: Động năng

- Năng lượng hao phí: Năng lượng nhiệt

c) Các biệt pháp để tiết kiệm điện trong lớp học:

- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điển

- Tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng

- Tận dụng ánh sáng thiên nhiên

Câu 2:

a) Vai trò của thực vật trong tự nhiên:

- Giúp điều hoà khí hậu

- Giúp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước

- Làm giảm ô nhiễm không khí

- Cung cấp nơi ở và thức ăn cho động vật

b) Việc em làm để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học:

- Tích cực trồng cây, bảo vệ rừng 

- Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật

- Tuyên truyền nâng cao ý thực của mọi người về bảo tồn đa dạng sinh học

- Khuyên mọi gười không lên săn bắt, buôn bán trái phép các động vật quý hiếm

[Thử thách]Vào buổi tối, chúng ta nhìn thấy trên bầu trời có vô số các ngôi sao lấp lánh. Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Trong Ngân Hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.Trong thử thách này, các em hãy vẽ hoặc làm một mô hình hệ Mặt Trời bằng các dụng cụ đơn giản như: giấy, bút màu, đất nặn,...
Đọc tiếp

undefined

[Thử thách]

Vào buổi tối, chúng ta nhìn thấy trên bầu trời có vô số các ngôi sao lấp lánh. Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Trong Ngân Hà có rất nhiều ngôi sao, Mặt Trời là một trong các ngôi sao đó. Hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Trong thử thách này, các em hãy vẽ hoặc làm một mô hình hệ Mặt Trời bằng các dụng cụ đơn giản như: giấy, bút màu, đất nặn, xốp,...và trả lời một số câu hỏi sau đây:

1. Hệ Mặt Trời gồm những hành tinh nào? Kể tên theo thứ tự từ gần Mặt Trời nhất đến xa Mặt Trời nhất.

2. Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời?

3. So sánh kích thước của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

4. So sánh chu kì quay của các hành tinh xung quanh hệ Mặt Trời.

 

Hình vẽ hoặc mô hình đẹp nhất sẽ được cộng 10 GP và đăng tải trên fanpage ngày 25/4 các em nhé!

Chúc các em thực hiện thành công!

26
25 tháng 4 2021

undefinedEm nộp hơi trễ ạ 

24 tháng 4 2021

1. Hệ Mặt Trời gồm những hành tinh nào? Kể tên theo thứ tự từ gần Mặt Trời nhất đến xa Mặt Trời nhất.

-Hệ mặt trời gồm có Mặt trời (Sun) và 8 hành tinh: Sao Thủy (Mercury), sao Kim (Venus), Trái đất (Earth), Sao Hỏa (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus), Sao Hải Vương (Neptune).

-Thứ tự :sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương .

2. Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời?

-Trái đất là Hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời

3. So sánh kích thước của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Mặt trời: lớn nhất

sao Mộc: lớn thứ 2

sao Thổ:  lớn thứ 3sao Thiên Vương: lớn thứ 4sao Hải Vương:  lớn thứ 5Trái đất: lớn thứ 6 sao Kim: lớn thứ 7 sao Hỏa: lớn thứ 8sao Thủy: lớn thứ 9

4. So sánh chu kì quay của các hành tinh xung quanh hệ Mặt Trời.

Chu kỳ theo sao hay năm sao của các hành tinh hay thiên thể khác trong Hệ Mặt Trời là (tính bằng ngày Trái Đất hoặc năm Trái Đất):

Trái đất: 365,2564

Sao Thủy: 87,969 ngày
Sao Kim: 224,701 ngày
Sao Hỏa: 686,960 ngày
Sao Mộc: 4.335,355 ngày hay 11,87 năm
Sao Thổ: 10.757,737 ngày hay 29,45 năm
Sao Thiên Vương: 30.708,160 ngày hay 84,07 năm
Sao Hải Vương: 60.224,904 ngày hay 164,89 năm
Sao Diêm Vương: 90.613,306 ngày hay 248,09 năm

 

Càng ngày, chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu như dầu hỏa, khí đốt, than đá,...là hữu hạn và có nguy cơ cạn kiệt. Do vậy các nhà khoa học đang cố gắng tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế và sử dụng nhiều công nghệ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn. Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Em hãy vẽ một...
Đọc tiếp

undefined

Càng ngày, chúng ta càng sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, những nhiên liệu như dầu hỏa, khí đốt, than đá,...là hữu hạn và có nguy cơ cạn kiệt. Do vậy các nhà khoa học đang cố gắng tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế và sử dụng nhiều công nghệ tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.

 

Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Em hãy vẽ một bức tranh/poster tuyên truyền về một số biện pháp tiết kiệm năng lượng để chúng ta có thể cùng thực hiện tại gia đình, trường học,...

Tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi sau:

1. Năng lượng tái tạo là gì? Nêu một số nguồn năng lượng tái tạo mà em biết.

2. Nước ta đang khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo nào, tại địa phương nào?

3. Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiên liệu bị cạn kiệt?

4. Em đã làm gì để góp phần giúp tiết kiệm năng lượng?

 

Bức tranh/poster ý nghĩa nhất sẽ được tặng 10 GP và đăng tải trên fanpage các em nhé!

22
27 tháng 4 2021

1. Năng lượng tái tạo là gì? Nêu một số nguồn năng lượng tái tạo mà em biết.

Năng lượng tái tạo là năng lượng sạch được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên hoặc các quy trình tự nhiên nào đó được hình thành liên tục.

Một số nguồn năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng, địa nhiệt,...

2. Nước ta đang khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo nào, tại địa phương nào? 

Các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối.

- Thủy điện: vùng núi phía bắc, bờ biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,...

- Điện gió: trang trại điện gió Bạc Liêu, nhà máy điện gió Phú Quý,...

- Điện mặt trời: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Nam Bộ,...

- Điện sinh khối: Nhà máy Điện sinh khối An Khê - tỉnh Gia Lai; Nhà máy Đường Khánh Hòa - tỉnh Khánh Hòa; Nhà máy Đường Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa; Nhà máy Điện sinh khối KCP – Phú Yên; Nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.

3. Điều gì sẽ xảy ra nếu nhiên liệu bị cạn kiệt?

- Tình trạng thiếu nước, sa mạc hoá, xói mòn đất, suy giảm năng suất nông nghiệp, suy giảm nguồn dự trữ hải sản, rừng cạn kiệt, nhiều loài động vật biến mất, Di cư cưỡng bức, Xói mòn đất, Cạn kiệt dầu, Sự suy giảm ozone, Tăng khí nhà kính, Năng lượng cực đoan, Khí hóa nước, Thiên tai, Sự suy giảm kim loại và khoáng chất

- Khai thác rừng trái phép ➙ đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp ➙ các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

- Sự suy thoái rừng trong hệ sinh thái trên cạn và ô nhiễm nước trong hệ sinh thái dưới nước.

➩ Ảnh hưởng lớn đến đời sống con người

4. Em đã làm gì để góp phần giúp tiết kiệm năng lượng?

- Tận dụng ánh sáng mặt trời

- Không sử dụng điện khi không cần thiết

- Đi bộ thay vì đi xe máy, xe đạp, ô tô

- Hạn chế lãng phí giấy

27 tháng 4 2021

undefined

:>>>

 

(2 điểm) Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn, lỏng, khí; tự nhiên/ thiên nhiên; tính chất; thể/ trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a. Các chất có thể tổn tại ở ba (1)….. cơ bản khác nhau, đó là (2)…..  b. Mỗi chất có một số (3)..... khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau.  c. Mọi vật thể đều...
Đọc tiếp

(2 điểm) Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn, lỏng, khí; tự nhiên/ thiên nhiên; tính chất; thể/ trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Các chất có thể tổn tại ở ba (1)….. cơ bản khác nhau, đó là (2)….. 

b. Mỗi chất có một số (3)..... khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau. 

c. Mọi vật thể đều do (4)..... tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5)..... được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6)... 

d. Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)…... mà vật vô sinh (8)…... 

e. Chất có các tính chất (9)…... như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo. 

f. Muốn xác định tính chất (10)…... ta phải sử dụng các phép đo. 

1
20 tháng 10 2023

1 thể/trạng thái

2rắn,lỏng,khí

3 tính chất 

4 chất

5 tự nhiên ,thiên nhiên 

6 vật thể nhân tạo

7 sự sống

8 không có

9 vật lý

10 vật lý 

17 tháng 11 2021

D

Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiênA. Sinh HóaC. Lịch sửB. Thiên vănD. Địa chấtCâu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:A. Tế bào biểu bì vảy hànhC. Con ongB. Con kiếnD. Tép bưởiCâu 3. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:A. Thị kính, vật kínhB. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫuC. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm...
Đọc tiếp

Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên

A. Sinh Hóa
C. Lịch sử
B. Thiên văn
D. Địa chất

Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:

A. Tế bào biểu bì vảy hành
C. Con ong
B. Con kiến
D. Tép bưởi

Câu 3. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:

A. Thị kính, vật kính
B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu
C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)
D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.

Câu 4. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là:

A. Tế bào thần kinh
C. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào lông hút (rễ)
D. Tế bào lá cây

Câu 5. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:

A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 6. Cây lớn lên nhờ:

A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu

Câu 7. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?

A. Cảm ứng và vận động
C. Hô hấp
B. Sinh trưởng và vận động
D. Cả A,B,C đúng

Câu 8. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn
C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá
B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn
D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 9. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn
C. Chiếc lá, cây bút, hòn đá
B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt
D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 10. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là:

A. 32
B. 4
C. 8
D. 16

Câu 11. Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần:

A. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
C. Ngồi học đúng tư thế
B. Tập thể dục thể thao thường xuyên
D. Cả 3 đáp án trên đúng

Câu 12.Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá:

A. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa petri
B. Nhỏ một ít nước vào đĩa
C. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
D. Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt

Câu 13. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?

A. Do tế bào tăng kích thước
B. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.
C. Do tăng số lượng tế bào
D. Do tế bào phân chia.

Câu 14. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa:

A. Giúp tăng số lượng tế bào
C. Giúp cơ thể lớn lên
B. Thay thế các tế bào già, các tế bào chết
D. Cả A,B, C đúng

Câu 15. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:

A. Có màng tế bào
C. Có nhân
B. Có tế bào chất
D. Có nhân hoàn chỉnh

Câu 16. Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ:

A. Có nhân
C. Có thành tế bào
B. Có màng tế bào
D. Có ti thể

Câu 17. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào:

A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình
C. Trùng biến hình, nấm men, con bướm
B. Nấm men, vi khẩn, con thỏ
D. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm

Câu 18. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:

A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).
B. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.
C. Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.
D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.

Trình tự sắp xếp đúng là:

A. A → B → C → D
C. A → C → B → D
B. A → D→ C →B
D. B → C → D → A

Câu 19. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là:

A. Màng tế bào, ti thể, nhân
C. Màng tế bào, chất tế bào , nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân

Câu 20. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:

A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể
B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan
C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể
D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể

B. Phân môn: Hóa học (10 câu – 2,5 điểm)

Câu 21: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất

A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước
C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu
B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời
D. Cơm nếp lên men thành rượu

Câu 22: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất

A. Đường tan vào nước
C. Tuyết tan
B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời
D. Cơm để lâu bị mốc

Câu 23: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây
C. Mưa rơi
B. Gió thổi
D. Lốc xoáy

Câu 24: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:

A. Chất dễ nén được
C. Chất dễ hóa hơi
B. Chất dễ nóng chảy
D. Chất không chảy được

Câu 25: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen

A. Hô hấp
C. Hòa tan
B. Quang hợp
D. Nóng chảy

Câu 26: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng?

A. Oxygen không tan trong nước
C. Oxygen không mùi và không vị
B. Oxygen cần thiết cho sự sống
D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu

Câu 27: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?

A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
D. Sự hô hấp của động vật

Câu 28: Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit

A. Oxygen
C. Cacbon đi oxit
B. Nitrogen
D. Sulfur đi oxit

Câu 29: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?

A. Không có hiện tượng
C. Tàn đỏ từ từ tắt
B. Tàn đỏ tắt ngay
D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa

Câu 30: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần:

A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm
C. Không xả rác bừa bãi
B. Bảo vệ và trồng cây xanh
D. Cả A, B, C

C. Phân môn:Vật lý (10 câu – 2,5 điểm)

Câu 31: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai?

A. Lau chùi bằng khăn mềm.
C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng
B. Cất kính vào hộp kín.
D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.

Câu 32: Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ :

A. Nhìn vật xa hơn
C. Phóng to ảnh của một vật
B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn
D. Không thay đổi kích thước của ảnh

Câu 33: Tấm kính dùng làm kính lúp có:

A. Phần rìa dày hơn phần giữa
C. Có hai mặt phẳng
B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa
D. Có phần giữa bị lõm.

Câu 34: Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là:

A. mm
C. km
B. cm
D. m

Câu 35: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?

A. 3cm
B. 4cm
C. 2cm
D. 5cm

Câu 36: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

Câu 36

Câu 37: Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ?

A. Khối lượng của cả hộp sữa
C. Khối lượng của sữa trong hộp
B. Khối lượng của vỏ hộp sữa
D. Khối lượng hộp sữa là 900g

Câu 38: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. gam
C. Tạ
B. Kilogam
D. Tấn

Câu 39: Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?

A. Đặt vật cân bằng trên đĩa cân
C. Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định
B. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ
D. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng

Câu 40: Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất ?

A. Đồng hồ đeo tay
C. Đồng hồ điện tử
B. Đồng hồ quả lắc.
D. Đồng hồ bấm giây

5
22 tháng 11 2021

dài z vâỵ

22 tháng 11 2021

Tách ra bn

D
datcoder
CTVVIP
31 tháng 10 2023

- Dụng cụ và thiết bị cần chuẩn bị:

- Cách thực hiện:

Có thể thực hiện các hoạt động sau:

+ Quan sát bằng mắt thường

+ Quan sát bằng kính lúp

+ Quan sát bằng ống nhòm

+ Chụp ảnh

+ Ghi chép

+ Làm bộ sưu tập ảnh

+ Viết bài thu hoạch

20 tháng 1 2023

Người ta thường sử dụng vi sinh vật trong sản xuất các chế phẩm sinh học vì vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh, nguồn enzyme phong phú, môi trường nuôi cấy đơn giản nên việc thu nhận các chế phẩm sinh học đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.

20 tháng 1 2023

https://khoahoc.vietjack.com/question/1138846/tai-sao-nguoi-ta-thuong-su-dung-vi-sinh-vat-trong-san-xuat-cac-che-pham-sinh-hoc

Sao chép mạng thì ghi tham khảo vào bạn nhé