Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được tính chất bề ngoài của chất. Dùng dụng cụ đo mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải làm thí nghiệm."
Hoá học 8 kì I, em cần phải phân biệt thế nào là chất, thế nào là vật thể, phân biệt đâu là đơn chất, đâu là hợp chất. Em cần biết lập CTHH của hợp chất, của phân tử khi cho hoá trị hoặc tính hoá trị của các nguyên tố có trong hợp chất. Em cần nắm chắc biết cách tính phân tử khối của phân tử. Em cần phải biết tính khối lượng tính bằng gam của nguyên tử, của hợp chất. Biết cách lập tỉ khối. Một số dạng bài cơ bản về các hạt cơ bản của nguyên tử (proton, electron, notron). Cần phải phân biệt được đâu là hiện tượng vật lí, đầu là hiện tượng hoá học. Biết biểu diễn sơ đồ phản ứng, biểu diễn PTHH, đọc tỉ lệ số phân tử, nguyên tử các chất có trong PTHH. Những dạng tính toán cơ bản theo CTHH, những dạng tính toán cơ bản đến nâng cao theo PTHH,..
Chắc là con của ông hàng xóm
Học tốt!!!
cho16g một loại oxit sắt hợp chất của sắt và oxi tác dụng hết với khí hiđro thu được 11,2g fe. tìm công thức hóa học của oxit sắt
1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm:
- Hạt nhân tạo bởi proton (p) và nơtron
- Trong mỗi nguyên tử: p(+) = e (-)
- Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại... có hạt hợp thành là nguyên tử.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
2. Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ?
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,...
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.
3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất:
- Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C )
- Đơn chất: Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)
- Hợp chất: AxBy, AxByCz...
Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết:
- Nguyên tố tạo ra chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.
4. Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức.
Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị
Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Biểu thức: x × a = y × b. B có thể là nhóm nguyên tử, ví dụ: Ca(OH)2, ta có 1 × II = 2 × 1
Vận dụng:
Tính hóa trị chưa biết: biết x, y và a (hoặc b) tính được b (hoặc a)
Lập công thức hóa học khi biết a và b:
- Viết công thức dạng chung
- Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ:
Lấy x = b hoặc b' và y = a hay a' (Nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b)
5. Sự biến đổi của chất:
- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.
- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
6. Phản ứng hóa học:
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác.
- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.
- Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Có tính chất khác như màu sắc, trạng thái. Hoặc sự tỏa nhiệt và phát sáng.
7. Định luật bảo toàn khối lượng: A + B → C + D
- Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
- Biếu thức: mA + mB = mC + mD
8. Phương trình hóa học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
- Ba bước lấp phương trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng, Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học
- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
môn Hóa chỉ là môn gần chính như môn Lý á
Vậy có nhân hệ số 3 kh bạn