Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Làm gốm( ở Bát Tràng):
- Cốt gốm được tạo thành dáng bằng tay và bàn xoay, hoàn toàn là dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm, và sản phẩm cuối cùng cho ra luôn mang đặc điểm cốt đầy, dày và khá nặng tay.
- Men được tráng là men tự nhiên, an toàn và thường có màu ngà, hơi đục.
*Làm lụa ( Ở Vạn Phúc):
Lụa ở làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.
A , Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học
B , Em suy nghĩ về truyền thống ấy là một truyền thống hiếu học tích cực và tự hào .Em nghĩ cần phải phát huy truyền thống gia đình và hiếu học đó mãi về sau về truyền thống tốt đẹp đó
) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học, truyền thống yêu quê hương, đất nước. Em nghĩ đây là truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy, em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập.
b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết:
- Truyền thống yêu quê hương, đất nước.
- Truyền thống hiếu học.
- Truyền thống cần cù lao động.
- Truyền thống làm đồ gốm.
- Truyền thống làm nón lá
Truyền thống làm chiếu cói.
- Truyền thống làm đồ gỗ mĩ nghệ.
- Truyền thống làm …
tham khảo
- Phải trân trọng, tự hào, tiếp nối truyền thống.
- Sống trong sạch, lương thiện.
- Không bảo thủ, lạc hậu.
- Không xem thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
ý kiến là :
- chũng ta cần tuyên truyền truyền thống của nhà mik
- ko bôi xấu truyền thống của dòng họ mik
- bảo vệ truyền thống của dòng mik
- ko xem thường truyền thống làng mik
-....
Tham khảo:
Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầyTôn sư trọng đạoNhất tự vi sư, bán tự vi sưCó cày có thóc, có học có chữĐi thưa, về gửiTrên kính, dưới nhườngBảy mươi còn học bảy mươi mốtHọc hành vất vả kết quả ngọt bùiHọc là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khônHọc là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
1- Ở địa phương Thái Bình gồm các truyền thống như :
→ Lễ hội Đền Trần
→ Hội Sáo đền
→ Lễ hội đền Tiên La
2- Cuộc khởi nghĩa chống quân Bắc thuộc Thái Bình là : hai cuộc khởi nghĩa nông dân của Hoàng Công Chất và Phan Bá Vành
3- Các công trình kiến trúc nổi tiếng như là : chùa Keo, cung Kỳ Bố, cung Ngự Thiên, chùa Phúc Thắng, chùa Báo Quốc.
4-
Đời sống vật chất:
+ Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
+ Ở: Tập quán ở nhà sàn.
+ Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.
+ Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông
+ Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
* Đời sống tinh thần:
+ Tín ngưỡng:
+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.
+ Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
+ Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.
Câu 4 chị nghĩ có cái đúng có cái k đúng nên em xem lại nhaaa. Chị nêu chung chung được vậy thôi ạ ~
THAM KHẢO NHA!
Trong xã hội Êđê truyền thống, nghề thủ công được phân biệt theo giới tính, nếu như công việc của đàn ông là đan gùi và làm rèn thì dệt vải và làm gốm là công việc của người phụ nữ. Trong đó dệt vải là công việc rất được xem trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá người phụ nữ. Trước đây, đã thành truyền thống, bất cứ cô gái Êđê nào khi lớn lên đều được mẹ bày cho cách dệt thổ cẩm, để dệt cho mình những bộ váy và cho cả gia đình của mình sau này. Vì thế, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được giữ gìn, lưu truyền qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ trong gia đình và góp phần tạo nên nét văn hóa truyền thống của người Êđê.
Để tạo ra được một sản phẩm (Áo, váy, khố, mền đắp...) phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và mất khá nhiều thời gian, công sức. Quá trình tạo ra sản phẩm dệt được tiến hành theo từng bước, để bắt tay vào công việc người phụ nữ phải chuẩn bị đủ sợi bông đã nhuộm màu và phơi khô, màu nền và các màu để tạo ra hoa văn và 2 bộ công cụ chính là khung giăng sợi và khung dệt. Với nghề dệt vải truyền thống, người phụ nữ Êđê thường sử dụng nguyên liệu chỉ dệt bằng sợi bông, sợi lanh trên rừng. Họ lấy vỏ hoặc lá của những loại cây rừng khác nhau, mang về đâm nhuyễn, sau đó cho sợi bông đã quay vào khuấy đều để sợi lên màu, mang phơi khô rồi dệt. Về nền vải, người Ê Đê thường chọn màu đen, tượng trưng cho đất; màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm, sức mạnh siêu nhiên, khát vọng tình yêu; màu xanh tượng trưng cho màu của trời, sông, núi; màu vàng tượng trưng cho sự hài hòa, mơ ước, khát vọng trong cuộc sống của người Êđê. Hoa văn trang trí đường viền ở chân váy, cổ áo, tay áo có dạng hình thoi, tam giác được kết lồng vào nhau bằng nhiều hình ảnh chiêng, ché, hoa, chim, thú… thể hiện mối quan hệ cộng đồng giữa con người với con người và con người với thiên nhiên.
Điều đặc biệt ở nghề dệt truyền thống của người Êđê chính là khung dệt, đó chỉ là những bộ phận chuyên dùng đơn giản, tách rời nhau, được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Đầu tiên, họ phải giăng sợi dọc tạo thành thảm dài theo đường khép kín, khi giăng sợi xong, toàn bộ số sợi trên thảm dọc được xếp theo thứ tự hàng và nằm sát vào nhau, ở đầu trên cao của thảm sợi là cây păđ buộc chặt vào sàn nhà hoặc song cửa sổ. Còn cây msa ở đầu dưới thấp tạo thành mặt phẳng nghiêng có độ chênh 45º, được buộc dây (klei), vòng ra sau lưng của người thợ dệt, dựa vào một tấm gỗ có bề mặt cong (kđŭk). Trong khi dệt, người dệt ngồi ngay trên nền nhà hay ghế thấp hai chân duỗi thẳng về trước, đạp vào một thanh gỗ cố định nằm ngang, việc làm này giúp người dệt tự điều chỉnh độ căng của thảm sợi.
Hoa văn trên nền vải của các sản phẩm dệt được bố cục chặt chẽ theo chiều dọc tấm vải, với những mô típ hoa văn truyền thống về động vật, thực vật (kđêˇč mnga wăt – dải cánh hoa, boh rui – quả rui, čim ruôi – chim dang cánh,...), về sinh hoạt nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng (kwak čing – dây treo chiêng, knuak – móc xích treo nhạc cụ, gơng kút – cột nhà mồ,... ), về sinh hoạt kinh tế (mnga ktơr - hình hoa ngô, boh dêh – co chỉ, kưi hna – bẫy nỏ... Hoa văn không chỉ có tác dụng trang trí, mà còn giúp chúng ta nhận biết được vị thế của người mặc trang phục đó trong xã hội người Êđê như trang phục của tù trưởng, thầy cúng.... Người phụ nữ Êđê dệt thổ cẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu may mặc trong gia đình mà còn làm tặng phẩm cho người thân; những sản phẩm đẹp, độc đáo có thể trao đổi với giá trị bằng một con heo, thậm chí là trâu, bò. Ngày nay, nghề dệt vải đang dần bị mai một, số lượng các nghệ nhân, phụ nữ người Êđê biết dệt ngày càng ít dần bởi sự tác động của sự giao thoa văn hóa, hòa nhập với xu thế hiện đại nên giới trẻ Êđê không còn mặn mà với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
-Gia đình, dòng họ của em trước đây không được phát triển cho lắm và rất khó khăn. Nhưng bằng ý chí vươn lên mà từ thời của ông bà em đã khá giả hơn trước rất nhiều. Bà em kể trước đây nhà em nghèo lắm, mẹ em học giỏi nhưng nhà chẳng có tiền; bà phải vay mượn khắp nơi để mẹ được đi học. Mẹ em học giỏi và có ý chí vươn lên nên sau này kiếm được việc làm ổn định trong cơ quan nhà nước. Cả 2 bên nội ngoại đều khó khăn nên khi bố mẹ em lấy nhau cũng không có gì ngoài một mảnh đất nhỏ. Sau nhiều năm chăm chỉ bố mẹ dành dụm được tiền xây nhà, lo được cho con cái ăn học, trả hết nợ với họ hàng và mua được ô tô,...2 bên ông bà đều rất tự hào về sự chăm chỉ, chịu khó học tập của bố mẹ em,...
-Đối với em đó là một truyền thống đẹp, đáng để giữ gìn và tôn vinh,...Truyền thống ấy nên được lưu truyền qua nhiều thế hệ hơn nữa để đời sau noi gương tốt của đời trước,...
-Các truyền thống em biết:
-Thờ cúng tổ tiên
-Truyền thống hiếu học
-Truyền thống lá lành đùm lá rách
...............
Từ bao đợi này , gia đình dòng họ em luôn phát huy truyền thống Hiếu học . Tuy nhà nghèo , không đủ điều kiện nhưng gia đình , dòng họ em vẫn luôn duy trì truyền thống ấy. Hết đời này đến đời khác , vẫn tiếp tục làm như vậy . Không có gì thay đổi cả. Em còn nhớ , đời trước khi em sinh ra , thì gia đình em nghèo lắm , tiền không có để ăn nhưng gia đình vẫn cố gắng học hành giỏi Giang . Và trong gia đình , dòng học em , ông nội là người đã thi đỗ trạng nguyên . Cho đến tận bây giờ , gia đình , dòng họ em vẫn luôn tự hào khi gia đình mình có truyền thống Hiếu học .
Ý nghĩ : giúp em phấn đấu trong việc học , trong việc tìm tòi những bài học hay và thú vị . Giúp em học hành tốt hơn , để em nhìn vào tấm gương của gia đình em mà học hỏi .
Một vài truyền thống mà em biết :
- Truyền thống Đan nón
- Truyền thống Hiếu học
- Truyền thống chèo thuyền
- Truyền thống nghề y
- Truyền thống yêu nước
- truyền thống lá lành đùm lá rách , của ít lòng nhiều
- Truyền thống đoàn kết .
Tinh thần hiếu học là tinh thần đáng quý, nó góp phần tạo nên nền tảng về tri thức cho con người, một đất nước muốn giàu mạnh phải có sự học hỏi, đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói: “ Đất nước Việt nam có giàu mạnh, cũng phần lớn dựa vào công học hành của các cháu”, chính học tập là con đường giúp cho đất nước của ta hội nhập với thị trường thế giới, để sánh vai với các cường quốc năm châu.
Trong xã hội chúng ta thấy rất nhiều tấm gương hiếu học như thầy Nguyễn Ngọc Ký, mặc dù không có tay nhưng với tinh thần ham học hỏi, kiên cường trong cuộc sống của mình, bất chấp những khó khăn về hình thể, thầy vẫn quyết tâm học hỏi và trở thành người thầy đáng kính trọng. Những điều đó thật đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tuy nhiên trong xã hội cũng xuất hiện những con người không có tinh thần học hỏi, nhất là đối với lứa tuổi học sinh, vẫn còn rất nhiều người ham chơi, không có tinh thần học hỏi, chỉ muốn tận hưởng những thú vui mà quên đi nhiệm vụ to lớn là học tập, để rồi rơi vào con đường tệ nạn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Là học sinh mỗi chúng ta cần phải nêu cao tinh thần ham học hỏi, phát triển và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình để có được điều kiện học tập.
Mỗi chúng ta cần phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình với sự nghiệp học tập, nâng cao và bổ sung tri thức của bản thân, có như vậy, chúng ta mới thực sự trở thành những con người có ích cho xã hội, được xã hội coi trọng.
iểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững..Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang không nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên phia trước mà không được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu. Lênin cũng dạy rằng: Hoc! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng là một điều bắt buộc.Với ý thức: ”Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán, dạy người không biết mỏi), ông bà ta xưa dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học kiếm dăm ba chữ để làm người. Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài, đức cao đạo trọng như: Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh,… và rất nhiều ông đồ Nghệ - những người đã làm nên cốt cách Hồng Lam… Cùng không ít dòng họ hiếu học trên khắp mọi miền đất nước…
Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học. Ở nước ta, tư tưởng coi đọc sách là thanh cao là quan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho. Dĩ nhiên nếu thái quá sẽ trở nên tiêu cực. Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân gian hết sức quan tâm:
TK:
1) Đắk Nông hiện có 2 nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận theo Quyết định 1890. 2 nghề truyền thống được công nhận gồm “Làm rượu cần” và “Dệt thổ cẩm” cho Tổ hợp tác rượu cần do bà H'Mai làm Tổ trưởng và Tổ hợp tác dệt thổ cẩm do bà H'Bình làm Tổ trưởng (Còn về phần cảm nhận thì mk nghĩ bn nên tự làm).
2) Dân ca M'nông là thể loại giàu chất trữ tình, những câu hát có hình ảnh, nhịp điệu, có vần điệu kết nối đan xen được tạo nên bởi cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Chủ đề của lời hát còn được dùng trong các nghi lễ và những điệu hát khấn thần.