Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án là A
Các động vật ăn thực vật có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong bộ máy tiêu hóa của mình, lượng prôtêin được hấp thụ từ hoạt động và cơ thể của các vi sinh vật này
- Trồng cây từ hạt : Là hình thức sinh sản hữu tính dựa vào sự nguyên phân, giảm phân và thụ tinh -> Tạo ra cơ thể con mang các đặc điểm di truyền của bố mẹ. Khi đó phôi cây ở trong hạt gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm vào tạo thành cây non
- Trồng cây từ cơ quan sinh dưỡng : Là hình thức sinh sản vô tính , dựa vào sự nguyên phân của các tb sinh dưỡng để tạo thành một cụm cơ quan, cơ thể mới độc lập. Khi đó các cơ quan sinh dưỡng có khả năng phân bào đó đc nuôi cấy để phát triển đầy đủ các cơ quan -> Tạo thành cây mới và được trồng
Tham khảo!
• Cơ sở khoa học của biện pháp khoanh vỏ cây đào, đảo bầu cây quất, bấm ngọn cây quýt:
- Khoanh vỏ đào: Nhằm hạn chế nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, hạn chế lộc nảy mầm, ức chế và điều tiết sinh trưởng ngắn hạn của cây, giúp cây sớm chuyển sang giai đoạn ra hoa, để thu hoạch cây đúng thời điểm, đặc biệt là dịp Tết.
- Đảo bầu cây quất: Giúp cây sinh trưởng tốt, phục vụ mục đích tạo hình dáng cho cây quất; điều khiển quất có quả và chín vào dịp Tết. Trước khi đảo quất, cần tập trung chất dinh dưỡng nuôi lá và cây, nếu cây ra hoa thì phải ngắt bỏ, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt kích thước và phục vụ mục đích tạo hình dáng cho cây. Khi đã đủ điều kiện về kích thước và hình thái, tiến hành đảo bầu cây, kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác nhằm thúc đẩy cây ra hoa và tạo quả.
- Bấm ngọn cây quýt: Đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản sinh ra auxin, giúp duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sự phát triển của chồi bên. Cắt bỏ ngọn cây khiến làm lượng auxin giảm, trong khi đó hàm lượng hormone cytokinin không thay đổi, giúp loại bỏ ưu thế ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên. Từ đó giúp điều chỉnh độ dài của thân, tập trung chất dinh dưỡng để cây lên chồi mới, các cành cho nhiều hoa và quả hơn, năng suất cao hơn.
Đáp án là A
Nhóm vi sinh vật cố định nito có 2 nhóm: sống tự do và cộng sinh trong cây họ đậu => có thể bổ sung đạm cho đất
Tham khảo!
- Cơ sở khoa học của việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng: Các hạt giống đang ở trạng thái ngủ nghỉ (quá trình hô hấp bị ức chế). Việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng giúp cung cấp đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để kích thích quá trình hô hấp ở hạt. Khi cường độ hô hấp ở hạt tăng, sẽ tạo ra vật chất và năng lượng phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, từ đó, kích thích hạt nảy mầm.
Biện pháp | Cơ sở khoa học của biện pháp |
Vun gốc | Biện pháp này dựa vào tính hướng đất: Việc vun gốc sẽ giúp có đủ đất lấp kín phần rễ, từ đó, bộ rễ của cây phát triển khỏe mạnh, tránh rửa trôi chất dinh dưỡng để cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. |
Làm giàn | Biện pháp này dựa vào tính hướng tiếp xúc của cây: Việc làm giàn cho cây thân leo giúp cây có đủ không gian và nguồn ánh sáng thích hợp để thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. |
Bón phân ở gốc | Biện pháp này dựa vào tính hướng hóa của cây: Việc bón phân ở gốc sẽ giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó, cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. Khi bón phân ở gốc cần phối hợp các đặc điểm của cây: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc. |
Làm rãnh tưới nước | Biện pháp này dựa vào tính hướng nước của cây: Việc làm rãnh tưới nước sẽ giúp kích thích bộ rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó, cây hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng. Đồng thời, việc làm rãnh tưới nước cũng giúp giữ kết cấu đất, không bào mòn đất và không gây rửa trôi chất dinh dưỡng,… |
Tỉa thưa cây | Biện pháp này dựa vào tính hướng sáng của cây: Việc tỉa thưa cây đảm bảo duy trì mật độ cây thích hợp để giúp cây phát triển tán nhằm hấp thu tối đa được nguồn ánh sáng cho quang hợp. Đồng thời, biện pháp này cũng đảm bảo các điều kiện khác như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng khoáng,… phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Kết quả là cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn. |
- Vì cây họ đậu hình thành mối quan hệ cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm. Mà molybdenum tham gia cấu tạo enzyme nitrogenase – loại enzyme xúc tác cho phản ứng cố định đạm của các vi khuẩn cố định đạm.
- Do đó việc thường xuyên bổ sung molybdenum cho cây họ đậu sẽ giúp các vi sinh vật cố định đạm phát triển, tăng hiệu quả cố định đạm để cung cấp đạm cho cây trồng, nhờ đó, giúp tăng năng suất của các cây họ đậu.