Mối quan hệ của các loài sinh vật trong một quần xã được mô tả như sau: Lá cây là thức ăn của chuột...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2017

Chọn B

Nội dung I sai. Có 4 chuỗi thức ăn có 5 mắt xích.

Nội dung II đúng. Dê là thức ăn của hổ. Mặt khác cả hổ và đại bàng đều ăn cầy. Khi số lượng dê giảm, hổ lúc này chỉ ăn cầy, làm cho đại bàng và hổ cạnh tranh gay gắt hơn về thức ăn.

Nội dung III, IV đúng.

Vậy có 3 nội dung đúng.

Lưới thức ăn trong một quần xã sinh vật gồm các loài: cây gỗ lớn, cây bụi, cây cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hổ. Trong đó đại bàng và hổ ăn thú nhỏ; bọ ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá; hổ có thể bắt hươu làm thức ăn; cây gỗ, cây bụi, cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng về lưới thức ăn được mô tả? I. Hươu và...
Đọc tiếp

Lưới thức ăn trong một quần xã sinh vật gồm các loài: cây gỗ lớn, cây bụi, cây cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hổ. Trong đó đại bàng và hổ ăn thú nhỏ; bọ ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá; hổ có thể bắt hươu làm thức ăn; cây gỗ, cây bụi, cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng về lưới thức ăn được mô tả?

I. Hươu và sâu ăn lá cây dều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1

II. Thú nhỏ, bọ ngựa và hổ là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

III. Nếu số lượng sâu giảm thì kéo theo sự giảm số lượng của bọ ngựa và thú nhỏ

IV. Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ ban đầu sẽ tăng nhưng sau đó giảm dần và về mức cân bằng.

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

1
14 tháng 7 2019

Chọn đáp án C.

Phát biểu số II, IV đúng.

Lưới thức ăn được mô tả đơn giản như sau:

- I sai: hươu và sâu ăn lá cây là sinh vật tiêu thụ bậc 1, thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2

- II đúng: thú nhỏ, bọ ngựa và hổ là sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

- III sai: nếu số lượng sâu giảm thì chỉ làm giảm số lượng thú nhỏ, bọ ngựa có thể dùng cỏ làm thức ăn nên không bị giảm số lượng.

- IV đúng: nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì thú nhỏ không còn loài cạnh tranh về thức ăn, nên số lượng thú nhỏ ban đầu sẽ tăng lên do thức ăn dồi dào. Nhưng khi đạt số lượng quá đông thì số lượng sâu lại giảm xuống dẫn đến giảm số lượng thú nhỏ, quần thể điều chỉnh về mức cân bằng.

8 tháng 3 2018

Chọn C

(1 ) đúng, chuỗi thức ăn dài nhất là cây gỗ, cỏ, cây bụi → sâu  → thú thỏ  → đại bàng / hổ

(2) đúng

(3) sai, quan hệ giữa đại bang và hổ là cạnh tranh vì có cùng thức ăn là thú nhỏ.

(4) đúng, vì không còn cạnh tranh thức ăn với thú nhỏ

(5) sai, vì sâu là thức ăn trực tiếp của bọ ngựa thú nhỏ nên sự tăng giảm lượng hổ không ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng sâu.

9 tháng 6 2017

Đáp án C

(1). Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích. à đúng

(2). Hươu và sâu là những loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1. à đúng

(3). Quan hệ giữa đại bàng và hổ là quan hệ hợp tác. à sai

(4). Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ sẽ tăng lên. à đúng

(5). Nếu giảm số lượng hổ thì sẽ làm tăng số lượng sâu. à sai

9 tháng 2 2017

Đáp án C

(1) đúng, chuỗi thức ăn dài nhất là cây gỗ, cỏ, cây bụi →  sâu →  thú nhỏ →  đại bàng/ hổ

(2) đúng

(3) sai, quan hệ giữa đại bàng và hổ là cạnh tranh vì có cùng thức ăn là thú nhỏ

(4) đúng, vì không còn cạnh tranh thức ăn với thú nhỏ

(5) sai, vì sâu là thức ăn trực tiếp của bọ ngựa và thứ nhỏ nên sự tăng giảm lượng hổ không ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng sâu

Trong một quần xã sinh vật gồm các loài sau: Cây gỗ lớn, cây bụi, câycỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hồ. Đại bàng và hổ ăn thú nhỏ, bọngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá, hổ có thể bắt hươu làm thức ăn, cây gỗ, cây bụi,cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Trong các nhận xét sau đây, có baonhiêu nhận xét đúng? (1)   Hươu và sâu ăn lá cây đều thuộc sinh vật...
Đọc tiếp

Trong một quần xã sinh vật gồm các loài sau: Cây gỗ lớn, cây bụi, cây
cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hồ. Đại bàng và hổ ăn thú nhỏ, bọ
ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá, hổ có thể bắt hươu làm thức ăn, cây gỗ, cây bụi,
cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Trong các nhận xét sau đây, có bao
nhiêu nhận xét đúng?

(1)   Hươu và sâu ăn lá cây đều thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1.

(2)   Thú nhỏ, bọ ngựa và hổ đều là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

(3)   Nếu sâu bị chết hết thì thú nhỏ và bọ ngựa sẽ bị thiếu thức ăn, không có thức ăn thay thế.

(4)   Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ sẽ tăng nhưng sau đó sẽ giảm về mức cân bằng.

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

1
22 tháng 9 2017

Phải vẽ lưới thức ăn của quần xã trên, sau đó dựa vào lưới thức ăn để đánh giá tính đúng sai của mỗi nhận xét.

Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn, ta thấy phát biểu (3) sai. Các phát biểu (1), (2), (4) đều đúng

          -> Đáp án B

19 tháng 8 2018

Chọn A

Nội dung I sai. Chuột và sâu đều tham gia vào 8 chuỗi thức ăn khác nhau.

Nội dung II sai. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

Nội dung III đúng. Sinh khối của sinh vật sản xuất trên cạn lớn hơn tổng sinh khổi của các loài còn lại.

Nội dung IV sai. Nếu đại bàng bị tuyệt diệt thì số lượng cầy tăng lên do đại bàng dùng cầy làm thức ăn.

Vậy có 1 nội dung đúng.

5 tháng 11 2019

Chọn A

Nội dung I đúng.

Nội dung II sai. Chim ăn hạt giảm, chim ăn thịt sẽ tăng ăn động vật ăn rễ cây dẫn đến làm giảm động vật ăn rễ cây.

Nội dung III sai. Cả 2 loài này đều tham gia vào 3 chuỗi thức ăn.

Nội dung IV sai. Loại bỏ động vật ăn rễ cây thì rắn không thể tồn tại.

Vậy có 1 nội dung đúng.

Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ được mô tả như sau: Cỏ là thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ và cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, chấu chấu, giun đất và dế đều là thức ăn của gà. Chuột đồng và gà là thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột và gà làm thức ăn. Cừu là loài động vật...
Đọc tiếp

Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ được mô tả như sau: Cỏ là thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ và cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, chấu chấu, giun đất và dế đều là thức ăn của gà. Chuột đồng và gà là thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột và gà làm thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ, không bị loài khác ăn thịt. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở hệ sinh thái này có tối đa 10 chuỗi thức ăn.

II. Châu chấu, dế là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

III. Giun đất là sinh vật phân giải.

IV. Nếu số lượng gà tăng thì số lượng cừu cũng có thể tăng lên.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

1
2 tháng 7 2017

Đáp án C

I sai, có 12 chuỗi thức ăn.Trong đó có 4 chuỗi là từ gà => đại bàng và có 4 chuỗi là gà → rắn → đại bàng

II đúng. Do chúng ăn sinh vật sản xuất (cỏ)

III đúng

IV đúng, Gà ăn  cào cào, châu chấu và dế → hạn chế sự phát triển của cào cào, châu chấu và dế → giảm bớt loài cạnh tranh với loài cừu ăn cỏ

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú...
Đọc tiếp

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau:

Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn.

Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

I. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

II. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

III. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

IV. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

Số phương án đúng là

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

1
11 tháng 10 2018

Đáp án B

 Nội dung 1 sai. Chim ăn thịt cỡ lớn ngoài nguồn thức ăn là động vật ăn rễ cây ra nó còn ăn chim sâu và chim ăn hạt, còn rắn và thú ăn thịt chỉ ăn động vật ăn rễ cây nên khi động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh, chim ăn thịt có thể có nguồn thức ăn khác trong khi rắn và thú ăn thịt không có, vì vậy giữa rắn và thú ăn thịt sẽ cạnh tranh gay gắt hơn so với giữa chim ăn thịt và rắn.

Nội dung 2 sai. Ổ sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài. Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về các nhân tố sinh thái khác nhau nên không có loài nào có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

Nội dung 3 đúng. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích đó là: Cây => côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây => chim sâu => chim ăn thịt cỡ lớn.

Nội dung 4 sai. Chim ăn thịt không ăn cây nên không thể là bậc dinh dưỡng cấp 2