loading...
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2023

Hệ thống ròng rọc.

-------------

Chúng ta đã từng nghe về câu chuyện bó đũa, một chiếc đũa đơn lẻ sẽ rất dễ bị bẻ làm đôi, nhưng với cả một bó thì dường như không thể bị bẻ gãy được. Chúng nó lên sức mạnh của sự đoàn kết, tuy nhiên câu chuyện hôm nay được đặt trong một hoàn cảnh khác, với từng chiếc đũa trong bó chỉ dài ~23cm.

Nhưng phải bắt qua một khu vực sâu có bề ngang ~40cm mà không được dùng thêm bất kỳ vật liệu nào khác. Trước tiên chúng ta sẽ lấy ra vài chiếc đũa cắt chúng làm hai thành một số đỏ có kích thước bằng nhau sau đó dùng mười chiếc đũa khác cắt lõm hình chữ U ở cả hai đầu trên cùng một bên. Và tạo thêm một lõm ở giữa. Bên phía đối diện với hai lỗ đã cắt lúc nãy. Làm tương tự với 9 chiếc khác. Khi đã làm xong chúng ta được hai phần đũa khác nhau có khắc những chi tiết lõm. Bây giờ ta sẽ ghép hai chiếc đũa dài song song với nhau để một chiếc ngắn ngang lên ở giữa, đặt thêm hai đoạn dài vào với một đầu gác lên trên thanh nằm ngang, sau đó nâng hai đầu bên dưới này lên, rồi chèn vào một cây ngắn khác, khớp ngay tại vị trí của chữ U, chúng ta sẽ tiếp tục làm tương tự như thế, đặt hai cây vào dở đầu bên dưới lên, chèn thanh ngang lại. Khi đã làm xong hết 10 chiếc đũa dài, chúng ta có được một cấu trúc năm bậc, có dạng như một chiếc cầu bắc qua sông. Những cây đũa đã tự kết nối với nhau mà không cần dùng thêm bất kỳ vật liệu nào khác và độ dài từ chân bên này qua bên kia là ~60cm, gần gấp 3 lần so với độ dài của từng chiếc đũa. Đủ để ta có thể bắt qua một vực sâu có bề ngang 40cm như thử thách ban đầu. Nếu bạn muốn kéo một vật gì đó lên cao, thông thường, chúng ta sẽ dùng dây buộc trực tiếp vào nó rồi kéo lên. Đây là cách đơn giản nhất nhưng lực kéo cũng sẽ nặng tương đương với trọng lượng của vật. Tuy nhiên nếu bạn dùng thêm một ròng rọc móc vào vật nặng sau đó xỏ dây qua bánh lăng của ròng rọc và buộc đầu dây vào chốt phía trên lúc này bạn sẽ cảm thấy nhẹ hơn khi kéo và sức nặng chỉ còn khoảng một nửa so với trọng lượng khu vực ban đầu. Trong hệ thống ròng rọc động này, khi ta treo vật nặng theo cách như thế, trọng lượng của vật đã được chia đều cho cả hai bên dây. Do đó khi bạn kéo dây ở một bên, đồng nghĩa với việc chúng ta chỉ kéo một nửa sức nặng của vật.

18 tháng 6 2023

- Nước là chất lỏng duy nhất tồn tại trong ba trạng thái: rắn, trượt và khí, trong điều kiện tự nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự sống trên Trái Đất.

- Nước có khả năng hấp thụ nhiệt nhanh và giữ nhiệt lâu. Điều này giúp nước duy trì nhiệt độ ổn định trên Trái Đất và tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự tồn tại và phát triển của các sinh vật.

- Nước có khả năng cấu hình thành cấu hình trên các bề mặt không hạn chế. Điều này được gọi là hiện tượng "hiện đại của nước" và giải thích tại sao nước có thể tạo thành thân, hình cầu trên các bề mặt không giới hạn.

- Nước là một dung môi phân cực tuyệt vời. Điều này có nghĩa là nước có khả năng hòa tan một loạt các chất, bao gồm các chất phân cực như muối và đường, giúp chúng phân tách thành các phân tử riêng lẻ và tạo thành các giao dịch.

- Nước có mật độ lớn nhất ở nhiệt độ 4°C. Điều này có nghĩa là khi nước được làm lạnh từ nhiệt độ cao xuống 4°C, nó sẽ co lại và mật độ tăng lên. Tuy nhiên, khi nước tiếp tục làm lạnh dưới 4°C, nó sẽ mở rộng và trở nên nhẹ hơn, tạo ra lớp băng trên mặt nước.

- Nước là một phần quan trọng của chu kỳ nước trên Trái Đất. Thông qua quá trình sự hấp thụ và bay hơi, nước từ đại dương, hồ và sông chuyển đổi thành hơi nước trong không khí, tạo ra mây và sau đó rơi xuống dưới dạng mưa, tuyết hoặc sương mù, giữ cho chu kỳ này diễn viên tiếp theo.

- Nước có khả năng hòa tan nhiều khí, bao gồm khí oxi cần thiết cho sự sống của các sinh vật nước. Sự kiện hòa tan khí quan trọng này diễn ra trong hồ, sông và đại dương, tạo ra môi trường sống phong phú cho sinh vật thủy sinh.

 1.Bản kiểm điểmKính gửi cô giáo chủ nhiệm. Hôm qua, trong giờ ra chơi, bạn Hiếu ngồi cạnh em loay hoay phẫu thuật cái bút mực. Dù bạn không cố ý song lực quán tính vẫn khiến mực rơi vào áo em. Bạn ấy không hề xin lỗi cũng như không chịu chấm dứt ngay việc giải phẫu vật đáng ra nên đưa vào viện bảo tàng từ lâu rồi.Máu dồn vào tim khiến em đã dùng xấp xỉ 400N tác dụng lên người...
Đọc tiếp
 
1.Bản kiểm điểm

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm. Hôm qua, trong giờ ra chơi, bạn Hiếu ngồi cạnh em loay hoay phẫu thuật cái bút mực. Dù bạn không cố ý song lực quán tính vẫn khiến mực rơi vào áo em. Bạn ấy không hề xin lỗi cũng như không chịu chấm dứt ngay việc giải phẫu vật đáng ra nên đưa vào viện bảo tàng từ lâu rồi.



Máu dồn vào tim khiến em đã dùng xấp xỉ 400N tác dụng lên người bạn ấy trong khoảng thời gian xấp xỉ 0,5s. Vì xung của lực bằng độ biến thiên động lượng nên đáng ra bạn ấy phải chuyển động lùi nhưng thật tiếc, bạn ấy béo quá, phản lực tác động lên tay em còn lớn hơn cả 400N kia.



Theo phản xạ tự vệ, bạn ấy lao vào em với vận tốc khá lớn, không một chút do dự. Kết quả là em bị bắn vào tường, mà tường lại nặng hơn em rất nhiều. Tuân theo định luật III Newton, tường đứng yên, em bật ngược trở lại.



Tuy có hơi đau nhưng do cay cú, em liền áp dụng ngay định luật “Húc”. Chỉ tại tội thừa mỡ nên va chạm giữa đầu em và bụng bạn ấy là… va chạm dẻo, lực của em bị triệt tiêu. Liên tiếp sau đó là một chuỗi quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải khiến em bị dao động với tần số lớn.



Đến lúc này, em không còn đủ sức chiến đấu nữa vì theo một vế của định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng không tự nhiên sinh ra, trong khi bữa sáng của em lại có hạn. Biết thân biết phận, em đã dựa vào Định luật bảo toàn tính mạng mà tự rút lui ôm hận về nhà.



Hôm nay, em viết bản kiểm điểm này để mong cô tha thứ. Em hứa lần sau nếu có đánh nhau, em sẽ chuẩn bị bữa sáng chu đáo hơn hay ít ra, cũng chọn đứa gầy hơn em làm đối thủ.
-------Bài văn gồm lí,hóa,văn----------------------
9
20 tháng 6 2016

C1 : dùng động cơ điện và máy phát điện để thực hiện việc chuyển hóa năng lượng thường có hiệu suất lớn hơn so với các máy khác nên tiết kiệm hơn.

20 tháng 6 2016

C2 :

*điên năng chuyển hóa thành nhiệt năng: bàn là, nồi cơm điện...

*điện năng chuyển hóa thành cơ năng: quạt điện, máy bơm nước..

*điện năng chuyển hóa thành quang năng: bút thử điện, đèn Led...

19 tháng 10 2021

Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau
A. Hợp tử có bộ NST lưỡng bội                       
B. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội
C. Giao tử có bộ NST lưỡng bội (đơn bội ms đúng)
D. Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n)

1 tháng 11 2021

Nhiệt năng

27 tháng 1 2016

bạn ơi giải thích cho mình cái S xung quanh với S đáy bình là thế nào với.mình k hiểu lắm..cả chỗ V3=2V2=4V1 lại suy ra S3=2S2=3S1

còn chỗ công suất hao phí bằng công suất tỏa ra nữa mình cũng k hiểu lắm.cảm ơn bạn nhahihi

Hình 16.1 mô tả thí nghiệm xác định điện năng sử dụng và nhiệt lượng tỏa ra. Khối lượng nước m1 = 200g được đựng trong bình bằng nhôm có khối lượng m2 = 78g và được đun nóng bằng một dây điện trở. Điều chỉnh biến trở để ampe kế chỉ I = 2,4A và kết hợp với chỉ số của vôn kế biết được điện trở của dây là R = 5Ω. Sau thời gian t = 300s, nhiệt kế cho biết nhiệt...
Đọc tiếp

Hình 16.1 mô tả thí nghiệm xác định điện năng sử dụng và nhiệt lượng tỏa ra. Khối lượng nước m1 = 200g được đựng trong bình bằng nhôm có khối lượng m2 = 78g và được đun nóng bằng một dây điện trở. Điều chỉnh biến trở để ampe kế chỉ I = 2,4A và kết hợp với chỉ số của vôn kế biết được điện trở của dây là R = 5Ω. Sau thời gian t = 300s, nhiệt kế cho biết nhiệt độ tăng Δt = 9,5oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/kg.K và của nhôm là c2 = 880J/Kg.K

C1 - Hãy tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên.

C2 - Hãy tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó.

C3 - Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh.

 

1

C1: Hãy tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên.

Trả lời:

+ Điện năng A = I2Rt = (2,4)2.5.300 = 8640 J.

C2: Hãy tính nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được trong thời gian đó.

Trả lời:

+ Nhiệt lượng Q mà nước và bình nhôm nhận được: Q = Q1 + Q2 ; trong đó

Nhiệt lượng nước nhận được Q1 = c1m1 ∆to = 4200.0,2.9,5 = 7980 J.

Nhiệt lượng bình nhôm nhận được Q2 = c2m2 ∆to = 880.0,078.9,5 = 652 J.

Vậy Q = 7980 + 652 = 8632 J.

C3: Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh.

Trả lời:

+ So sánh: ta thấy A lớn hơn Q một chú. Điện năng tiêu thụ đã có một ít biến thành nhiệt lượng được truyền ra môi trường xung quanh.



19 tháng 5 2023

*Bảo vệ sức khoẻ 

Khi sử dụng điều hòa, người dùng phải đóng kín phòng để tăng hiệu quả làm lạnh và giúp máy vận hành tốt nhất. Sau khi tắt điều hòa, người dùng nên mở cửa phòng để không khí được lưu thông và trao đổi đổi với môi trường bên ngoài. Thói quen này giúp việc sử dụng máy điều hòa trở nên hữu ích và có lợi cho sức khỏe hơn.

*Tiết kiệm điện:

-Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

-Bật tắt máy hợp lí: Bật máy lạnh đúng cách ; Không lên bật tát máy nhiều trong ngày;không nên để máy hoạt động 24/24;hẹn giờ tắt máy vào khuya;sử dụng chế độ ngủ đêm.

-Luôn bảo dưỡng điều hoà định kỳ\

-Để chế độ quạt gió tự động

-Sử dụng điều hoà kết hợp với quạt điện 

-Thường xuyên vệ sinh bộ lọc ở dàn lạnh

-Đón kín các của phòng

18 tháng 5 2023

Đúng vậy, việc sử dụng điều hòa không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng chi phí điện năng. Để sử dụng điều hòa hiệu quả chứng ta cần lưu ý:

+ Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Nên đặt nhiệt độ trong khoảng 24-26 độ C để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm điện.

+ Vệ sinh  điều hòa thường xuyên: Vệ sinh bộ lọc và bề mặt điều hòa để đảm bảo không khí trong lành và máy hoạt động tốt.

+ Không để cửa và cửa sổ mở khi sử dụng điều hòa: Việc này sẽ làm cho máy phải hoạt động nhiều hơn để làm mát không khí, dẫn đến tăng chi phí điện năng.

+ Tắt điều hòa khi không sử dụng: Khi không có người ở trong phòng, nên tắt điều hòa để tiết kiệm điện năng.

+ Sử dụng quạt trần kết hợp với điều hòa: Sử dụng quạt trần để giảm nhiệt độ phòng, sau đó sử dụng điều hòa để duy trì nhiệt độ ổn định.

+.....

19 tháng 5 2017

+ Thiết bị A: (1) cơ năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.

+ Thiết bị B: (1) điện năng thành cơ năng, (2)động năng của khí thành cơ năng của cánh quạt.

+ Thiết bị C: (1) hóa năng thành nhiệt năng, (2) nhiệt năng thành cơ năng.

+Thiết bị D: (1) hóa năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.

+ Thiết bị E: (1) đổi hướng truyền quang năng, (2) quang năng thành nhiệt năng.

O
ongtho
Giáo viên
10 tháng 1 2016

1) Khi tắt bóng đèn, dòng điện qua bóng giảm đột ngột, bóng đèn là đèn sợi tóc giống như cuộn dây, nên theo hiện tượng cảm ứng điện từ thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong thời gian ngắn làm bóng lóe sáng hơn bình thường.

2) Khi bật tắt liên tục các thiết bị điện, do dòng điện cảm ứng sinh ra làm cho dòng điện lớn hơn dòng điện định mức của các thiết bị điện nên làm cho các thiết bị điện nhanh bị hư.

3) Khi quạt quay, gió do quạt sinh ra làm mát quạt, mặt khác điện năng chuyển thành cơ năng làm quay cánh quạt nên điện năng hao phí do sự tỏa nhiệt trên điện trở sẽ giảm đi. Khi cánh quạt không quay, toàn bộ điện năng tiêu thụ sẽ chuyển thành nhiệt tỏa ra trên điện trở nên quạt sẽ nóng hơn.