Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: T/p Ca huế trên sông Hương, t/g Hà Ánh Minh
Câu 2: Phép tu từ là liệt kê. Tác dụng: diễn tả
đầy đủ sâu sắc những khía cạnh của thực tế,
hay tư tưởng, tình cảm
Câu 3: Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng bởi các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, mà còn nổi tiếng với các điệu hò đa dạng và phong phú. Học xong bài "Ca Huế trên sông Hương", em đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp đặc sắc của các điệu hò, điệu lí cùng những bản dân ca đã nổi tiếng từ bao đời nay. Và độc đáo nhất có lẽ là cách thưởng thức ca Huế. Người nghe được ngồi trên thuyền rồng đi dọc bờ sông Hương dưới ánh trăng dìu diu và những cơn gió mơn man nhè nhẹ. Những làn điệu dân ca ngày càng trở nên tha thiết và sâu lắng biết nhường nào bởi ánh đèn điện lung linh. Được ngồi dưới khung cảnh như vậy, được nghe những bản dân ca đậm đà với các dàn nhạc phong phú và đa dạng thì còn gì bằng! Ca Huế thật tao nhã, thật giản dị nhưng cũng thật sâu lắng và để lại cho người nghe một cảm xúc khó quên. Tuy chưa được nghe ca Huế lần nào nhưng qua bài "Ca Huế trên sông Hương" em đã hiểu được nét đẹp mộc mạc nhưng rất đỗi trữ tình trong dân ca Huế cũng như trong cách thưởng thức ca Huế và thật sự ấn tượng với nó. Đó là nét đẹp văn hoá của xứ Huế mộng mơ và đó cũng thật sự là sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
Những làn điệu dân ca/ ngày
càng trở nên tha thiết và sâu lắng biết nhường nào /bởi ánh đèn điện /lung linh
II.
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
#nguồn: #loigiaihay.com :-*
Đề 2: Dài, đéo chép âu
Mất công tìm rùi, tích đi
I.Văn
Câu 1: Nêu gtri nội dung và nghệ thuật văn bản"Sống chết mặc bay"Tác giả Phạm dUY tỐN.
* Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực: Phản ảnh chân thực sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân trong xã hội cũ (cơ cực, thê thảm) và cuộc sống của bọn quan lại (ăn chơi, hưởng lạc, vô trách nhiệm).
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện lòng thương cảm chân thành trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân trước hoạ do “tại trời ách nước”. Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ, vô trách nhiệmvới tính mệnh dân thường.
* Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ, nhất là đối thoại.
- Kết hợp nhuẫn nhuyễn 2 phép tương phản và tăng cấp để khắc hoạ nhân vật làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm .
- Ngôn ngữ sinh động, miêu tả cụ thể, nhất là khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật.
b.Qua văn bản em hiểu đc điều j về cc sống người dân l1uc bấy giờ?
Cảnh hàng trăm nghìn con người hốt hoảng, lo lắng, tất bật... tìm mọi cách để giữ cho con đê không bị vỡ trước sức tấn công khủng khiếp của nước lũ được tác giả miêu tả bằng ngòi bút hiện thực thấm đẫm cảm xúc xót thương:... kẻ thì thuỗng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bóm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thê thảm.
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt >
Câu đặc biệt là lọai câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, có khi không có chủ ngữ-vị ngữ.
Xác định câu đặc biệt trog đoạn trích :Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
Câu đặc biệt : Một hồi còi
Tác dụng : Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật.
II TLV
ĐỀ:Ít lâu nay một số bn trong lớp có phần lơ là học tập .Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bn:nếu khi còn trẻ mà không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm đc việc gì có ích!
BÀI LÀM:
Lê - Nin có câu : '' Học , học nữa , học mãi '' . Sự văn minh của con người bắt nguồn từ thuở sơ khai , trải qua các thời kì , con người dần tìm ra cái mới , cái hiện đại . Muốn được vậy , điều duy nhất và cũng là điều cơ bản nhất là phải tìm tòi học tập . Chỉ có việc học tập mới đem lại sự thành công . Kiến thức của loài người là vô tận , vì thế phải học ko ngừng nghĩ , học một cách miệt mài . Tuy nhiên , xã hội ngày càng hiện đại , con người mất đi quan niệm sự quan trọng của việc học tập . Vì thế : '' Nếu khi còn trẻ chúng ta ko chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được gì có ích '' .
Học tập gắn liền với mỗi đa chúng ta , là quá trình tìm tòi , nghiên cứu khai thác những điều mới mẽ để từ đó tích lũy kiến thức cho bản thân và sau này giúp đỡ cho xã hội . Đời người được ví như những trang giấy trắng , trải qua quá trình học tập những trang giấy ấy sẽ toàn là chữ là những điều vô cùng bổ ích . Con người sinh ra đều có quyền được học tập , vậy thì tại sao chúng ta ko thực hiền điều đó từ lúc nhỏ ?
Cuộc đời con người nói ngắn ko ngắn , nói dài ko dài , vì vậy hãy sống thật có ích cho xã hội . Muốn làm được điều đó , điều kiện cần và đủ là phải học . Học từ lúc còn trẻ cho đến khi già . Xã hội ngày càng phát triển , những nghiên cứu khoa học , những phát minh mới phục vụ cho xã hội ngày càng nhiều , tất cả đều phải trải qua quá trình học tập lâu dài .
Bác Hồ đã từng nói : '' Có tài mà ko có đức là người vô dụng . Có đức mà ko có tài thì làm việc gì cũng khó '' . Tài ở đây là tài năng , là phải học tập thật nhiều để trở thành hiền tài , một người có ích cho đất nước . '' Nếu khi còn trẻ , ta ko chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được gì có ích '' . Xã hội ngày càng văn minh , phát triển càng kéo theo những cám dỗ , những điều ko tốt cho giới trẻ hiện nay. Việc học tập ngày càng bị xem nhẹ do sự ỷ lại vào gia đình đi theo những cám dỗ xấu xa . Nhận định trên hoàn toàn hợp lí , 2 vế có mối quan hệ với nhau , bổ sung cho nhau đề cao vai trò to lớn của học tập .
Cuộc sống như một đại dương mênh mông mà con người cứ trôi dạt ở đại dương ấy , nếu ai có kiến thức , biết học tập sẽ tự tạo ra cho mình một chiếc phao , cho dù sóng to lớn như thế nào cũng ko nhấn chìm được họ . Ngược lại , nếu một kẻ dốt nát sẽ ko có cách nào để mà vượt qua . Cuộc sống là thế , ai có kiến thức sẽ làm chủ được mọi thứ . Các loại máy móc hiện đại , cũng do đầu óc con người mà chế tạo ra . Vì thế , hãy nhận định thật đúng đắn học tập ngay khi còn trẻ . Là những thế hệ trẻ của đất nước , là những người làm chủ đất nước sau này , càng phải nhắc nhở bản thân việc học tập là vô cùng quan trọng .
Ngày nay , vai trò của giáo dục luôn chiếm vai trò hết sức quan trọng để việc sự phát triển của mọi cá nhân tập thể . Trong bối cảnh hiện nay , nhân loại đang dốc sức xây dựng một nền văn minh mới - văn minh tri thức . Học để tự khẳng định mình , học để biết học để làm . Nguồn năng lượng lớn nhất để đến học tập là sự đam mê , hãy rèn luyện sự đam mê ấy cho bản thân từ lúc còn trẻ . Có một số bộ phận giới trẻ chưa nhận thức rõ điều đó , hay do cha mẹ ép buộc gây nên tâm lý chán chường trong việc học tập . Học mà ko có mục đích thì như người mà để trong đêm tối vậy ! mãi mãi ko có đường ra .
Trong xã hội , có rất nhiều tấm gương về việc học tập đáng kể .Trong đó có thể kể đến nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký . Lên 4 tuổi , ông bị liệt 2 tay , ko thể viếc được , thế trong số phận ko làm khó được ông , ông đã vượt lên và dùng chính đôi chân mình để mà viết chữ ,. Nghị lực của ông thật đáng khâm phục .
Là học sing còn ngồi trên ghế nhà trường , em càng ý thức rõ vai trò của việc học tập và ra sức rèn luyện để trở thành 1 người có ích cho xã hội .
Con đường đi đến thành công rất dài và gian nan , vì vậy học tập thật tốt ngay từ lúc còn trẻ , tích lũy được nhiều kiến thức cho bản thân . Tri thức loài người mênh mông như biển cả , dẫu ta có miệt mài học cả đời chỉ là 1 phần rất nhỏ . Điều Lê - Nin nói như 1 chân lí , để hòa nhập với 1 xã hội hiện nay .
Mình có up đề văn 7 bạn nhé, cả toán, lý nữa. Nếu rảnh bạn vô trang của mình kéo xuống tìm nhoe. gần gần thôi -))
I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII?
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?
Câu 3: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)
b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)
c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)
d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm)
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”
II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.