K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2019

- Thân củ: Vd: Củ khoai tây, su hào, củ năng, củ dền, củ từ.

- Thân rễ: Vd: Củ dong ta, củ gừng, củ nghệ, củ giềng,

- Thân mọng nước: Vd: Xương rồng, cành giao, sen đá, thanh long, nha đam

3 tháng 12 2019

Thanks bạn nha! Mai mình phải nộp đề cương Sinh rồi. Bạn là cứu tinh của mình. Cảm ơn bạn nhiều nha.

8 tháng 11 2016

C1:Đặc điểm chung của thực vật là

- Tự tổng hợp được Chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ có diệp lục và ánh sáng.

- Có đời sống Cố định.

- Phản ứng chậm với các Kích thích. từ bên ngoài.

11 tháng 11 2016

4/

  • Một số loại rễ biến dạng của chúng ( cho ví dụ từng loại )

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

  • Tại sao cần phải thu hoạch loại cây có rễ củ trước chúng ra hoa ?

Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
 

 
1 tháng 5 2021

Những ngành thực vật đã học:

  *Thực vật bậc thấp (các ngành tảo)  -Tảo xoắn: Cơ thể đa bào, có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.  -Rong mơ: cơ thể đa bào, có màu nâu, dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).    -Thực vật bậc cao (rễ giả, rễ thật, nghành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín).-Ngành rêu: đã có rễ giả, lá nhỏ, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử và sống ở những nơi ẩm ướt.   -Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống nhiều nơi.  -Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài giữa trục nõn và vẩy noãn.  -Ngành hạt kín: là ngành thực vật tiến hóa nhất, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đều phát triển đa dạng, sinh sản bằng hoa - quả - hạt.
1 tháng 5 2021
Ngành rêu: đã có rễ giả, lá nhỏ, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử và sống ở những nơi ẩm ướt.Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống nhiều nơi.Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài giữa trục nõn và vẩy noãn.Ngành hạt kín: là ngành thực vật tiến hóa nhất, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đều phát triển đa dạng, sinh sản bằng hoa - quả - hạt.
10 tháng 11 2016

1.Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành , chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách có 2 loại : chồi lá và chồi hoa.

 

10 tháng 11 2016

2.Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia làm 3 loại:
-Thân đứng :
+Thân gỗ : Cứng,cao,có cành
+Thân cột : Cứng,cao,không cành
+Thân cỏ : Mềm,yếu,thấp
- Thân leo:
+Tua quấn
+Thân quấn
-Thân bò: Mềm,yếu,bò sát mặt đât

24 tháng 8 2016

Cây Ngũ Gia Bì hay còn được gọi với tên cây Ngũ Gia Bì Chân Chim, Sâm Non, Sâm Nam, là một loại cây quý, thường được trồng trang trí nội thất, đại sảnh, phòng khách,hành lang, sân vườn...

Cây Ngũ Gia Bì thuộc loài thân gỗ nhỏ, có nhiều cành nhánh, lá kép xòe  hình chân vịt. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm tán. Cây Ngũ Gia Bì có 2 loại phổ biến là: Ngũ Gia Bì xanh và Ngũ Gia Bì vàng

Cây ngũ gia bì

Cây cảnh ngũ gia bì

Cây Ngũ Gia Bì  là loại thường xanh quanh năm, có tác dụng chữa  nhiều bệnh, Ngũ Gia Bì mang ý nghĩa động viên tinh thần

Cây mọc hoang dại ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và dãy Nam Trường Sơn. Gần đây, ngũ gia bì chân chim rất được ưa thích, được xếp vào loại là cây cảnh đẹp, cao cấp, đắt tiền.

Cây Ngũ Gia Bì giúp không gian trở nên tươi tắn, tạo cảm giác thư thái, minh mẫn cho chủ nhân. Ngoài tác dụng làm cảnh, làm thuốc cây còn có tác dụng  giúp đuổi muỗi trong không gian sống.

Cây cảnh ngũ gia bì

Cây văn phòng ngũ gia bì

Kĩ thuật chăm sóc và trông cây Ngũ Gia Bì:

Cây ưa sáng nhưng có khả năng chịu bóng tốt, dễ trồng,dễ chăm sóc, chịu lạnh khá tốt, nhu cầu nước trung bình, nên tưới cây 2 lần 1 tuần

Phòng ngừa sâu bệnh

Rầy nâu:  Xuất hiện và phá hoại khi cây bắt đầu ra lá non, chúng tập trung vào đỉnh sinh trưởng của cây, làm cho lá non bị hư hại nghiêm trọng, mất thẩm mỹ, khiến cây sinh trưởng chậm lại. 

Biện pháp phòng rầy:

Trước khi cây Ngũ Gia Bì bắt đầu ra lá non, cần tiến hành vệ sinh khu vực trưng bày chậu cây thật kỹ càng,  sạch sẽ, nên để cây chỗ cao ráo và thoáng mát, làm vậy sẽ hạn chế sự xuất hiện của Rầy.  Cần thường xuyên theo dõi, phát hiện mầm bệnh,để tiêu diệt kịp thời, tránh để lây lan với diện rộn. Vào giai đoạn ra lá non không nên bón phân vô cơ cho cây.  Có thể kích thích sinh trưởng cho cây bằng Chitosan kết hợp phân bón lá đầu trâu

Trừ bệnh:

Khi cây xuất hiện Rầy cần tiến hành phun thuốc Diazan trừ rầy, theo nồng độ ghi trên bao với chu kỳ 3 ngày một lần. Nếu cây bị Rầy làm hư hạinhiều cần tiến hành cắt bỏ các lá bị hỏng mang đi thiêu hủy và xịt lại bằng  thuốc nêu trên.

22 tháng 10 2016

Bài 1: *)Tế bào thực vật gôm nhưng thành phần chủ yếu là: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và ngoài ra còn có không bào.

*) Chức năng của nhưng thành phần là:

- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định

- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),….
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào,
- Không bào: chức dịch tế bào.

Bài 2: Chúng ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa là do nếu thu hoạch chậm thì đã có 1 phần chất hữu cơ từ củ chuyển lên hoa để tạo ra các bộ phận của hoa => Chất lượng của củ sẽ bị giảm đi.

Bài 3: *) Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa để cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá đẻ chúng phát triển.

*) Người ta thường bấm ngọn cho những cây ăn quả và không bấm ngọn cho những cây lấy gỗ, lấy sợi.

Bài 4:​ Các loại rễ biến dạng:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

Bài 5: Trong làm nhà thì người ta thường chọn phần ròng của thân cây vì phần này gồm những tế bào chết, có vách dày và rắn chắc, có khả năng nâng đỡ và chịu lực tốt.

 

22 tháng 10 2016

1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của những thành phần đó.

=>Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần:

* Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa nhiều các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: Thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.

2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?

=> Tại vì:

- Chất dự trữ trong củ được dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả.

- Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ bị giảm.

3. Tại sao người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa? Người ta thường bấm ngọn những cây gì? Còn những cây nào không nên bấm ngọn?

=>- Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa vì làm như vậy để cây không cao lên được nữa, do đó chất dinh dưỡng sẽ dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển làm tăng năng suất thu hoạch.

- Những cây người ta hay bấm ngọn là: Cây bông, mướp, bầu, bí.......

- Những cây người ta không nên bấm ngọn là: Cây lúa, đay, gai, bắp, cây lấy gỗ.....

4. Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng, nêu đặc điểm và chức năng của chúng đối với cây?

=> Các loại rễ biến dạng là:

* Rễ củ: Rễ phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây.

VD: Cây sắn, cà rốt, khoai lang................

* Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên.

VD: Cây trầu không, hồ tiêu..............

* Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp không khí.

VD: Cây bầm, mắm, bụt mọc.......................

* Giác mút: Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.

VD: Cây tầm gửi, cây tơ hồng..................

6. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?

=> Người ta thường chọn phần ròng của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt.

- Tại vì phần ròng rắn chắc hơn phần dác, nằm ở phía bên trong, gồm các tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ.

****************************Chúc bạn học tốt***************************

 

 

6 tháng 5 2016

Bạn xem câu trả lời của mình nhé:

Trả lời:

Có 2 cách xác định hạt nhãn, hạt mít là hạt cây Hai lá mầm. Đó là

-   Bóc tách hạt tìm bộ phận phôi của hạt để quan sát được 2 lá mầm của phôi.

-   Gieo cho hạt nảy mầm để có thể quan sát được số lá mầm ở cây mầm.

Chúc bạn học tốt!



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/bai-1-2-3-trang-109-sgk-sinh-6-c65a17633.html#ixzz47sHL6OWo

6 tháng 5 2016

Chẽ làm đôi xem bên trong phôi có mấy chiếc lá nhỏ(lá mầm) nếu 1 thì hạt 1 lá mầm còn 2 thì hạt 2 lá mầm.

13 tháng 12 2016

câu 2

*Trình bày thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ trong thân

- Lấy một cành cây trong vườn.

- dùng dao bóc một khoang vỏ có cả mạch rây.

- để một thời gian sau quan sát thấy mép vỏ phía trên phình to.

- do khi bóc vỏ cây là đã bóc luôn cả mạch rây nên chất hữu cơ do lá tổng hợp được ở phần trên không thể vận chuyển xuống dưới được nên bi ứ đọng lại ổ mép trên.

- vậy mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.

- nhân dân ta thường ứng dụng hiện tượng này để nhân giống cây bằng phương pháp chiết cành.

*Cần phải bảo vệ cây cối như sau

-Phải biết chăm sóc cây cối xung quanh

-Phải tưới cây, cắt bớt lá hay tỉa cành cho cây hoặc bón phân cho cây

- Phải biết nhắc mọi người không được trèo hái lung tung, dẫn đến bị gãy cành và cây không thể phát triển.

-Không nên đốt cháy rừng, chặt cây để lấy gỗ

-Không nên phá hoại môi trường vì cây quang hợp và tạo ra không khí cho chúng ta

-nên có những hoạt động trồng cây vì môi trường do trường hoặc các xã phát động

- chúng ta nên tham gia để có thể góp một phần nào đó cho môi trường.

 

13 tháng 12 2016

Câu 1: Trả lời:

Rễ thường:

- Rễ chùm: rễ hành,lúa, dừa,...

- Rễ cọc: cây bàng, cây ổi,...

Các loại rễ biến dạng:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

Câu 4: Trả lời:

Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh (tầng phát sinh - tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ).

Tầng sinh vỏ hằng năm sinh ra một lớp vỏ ở phía ngoài và một lớp vỏ ở phía trong.

Tầng sinh trụ (nằm giữa mạch rây và mạch gỗ) hằng năm sinh ra ở phía ngoài một lớp mạch rây. ở phía trong một lớp mạch gỗ.


 

1 tháng 3 2021

cảm ơn😍😍😍😘😘😘😘