Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghiện mạng xã hội là một vấn đề đang trở nên ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo một số nghiên cứu, khoảng 10% dân số trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi nghiện mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Việc nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực không chỉ đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.
Thứ nhất, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều dẫn đến sự thiếu ngủ, đau đầu, mỏi mắt và căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn có xu hướng tăng cân và có rủi ro cao hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý.
Thứ hai, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân. Nếu sử dụng mạng xã hội quá nhiều, người dùng sẽ dành quá ít thời gian cho các hoạt động khác như học tập, làm việc và giao tiếp trực tiếp với người thân. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cá nhân.
Thứ ba, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến xã hội. Nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực đến xã hội bao gồm trầm cảm, ảnh hưởng đến học tập, tăng nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến và gây ra rủi ro về an ninh mạng. Việc sử dụng mạng xã hội cũng dẫn đến sự lan truyền thông tin sai lệch và thông tin giả, gây ảnh hưởng đến quan điểm và hành động của người dùng.
Vì vậy, để ngăn chặn nghiện mạng xã hội, chúng ta cần có các biện pháp như tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dùng
Đó bạn :))
thuốc lá, rượu bia, ma tuý, cờ bạc
Bạo lực gđ, học đường, dâm ô...
anh chị suy nghĩ gì về câu nói "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"
Đề này đâu khó. Kiếm sẵn nguyên 1 bài làm gì. Bạn động não đi ! Mình chỉ phân tích cho bạn dễ hiểu. Bài này bạn không nói nó thuộc dạng văn gì? Nghị luận xã hội hay văn học. Nếu xã hội thì nêu dẫn chứng các nhà khoa học, bác học thành công trên thế giới. Còn văn học thì trích những câu nói của Bác Hồ về việc học, kiếm thêm những danh ngôn thế giới nói về kiến thức con người.
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghi luận:
- Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia).
- Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.
B. Thân bài
a. Giải thích khái niệm
* Giải thích thuật ngữ "hạt giống":Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.
- Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng "học tập là hạt giống của kiến thức":
- Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.
* Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức
- Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội...
- Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.
- DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp...
- Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.
- Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.
- DC: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.
* Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:
- Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.
- Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.
- Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.
- DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.
= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình - kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.
b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:
- Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.
- Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.
- Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.
C. Kết bài
- Khẳng định lại vai trò của học tập.
- Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.
Bài làm
Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".
Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ý nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.
Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với nhận thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.
Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.
Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc sống, nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài ngoài, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất.
Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.
Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.
Đồng cảm và sẻ chia nó có mối liên hệ với nhau, có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh và con người của đối phương, thì từ đó chúng ta mới có những sẻ chia sâu sắc và có ý nghĩa nhất, đó là niềm vui được sống là chính mình, được sống trong một xã hội ngập tràn tình yêu thương. Đúng như trong ngạn ngữ đã từng viết: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương, quả đúng là như vậy, tình yêu thương là một niềm vui, là một căn cước để xây dựng nên hạnh phúc của mỗi cá nhân. Luôn biết yêu thương và đồng cảm với mọi người xung quanh, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt lành và hạnh phúc nhất.
Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển nhiều người chỉ chạy theo đồng tiền, mà dường như quên đi các mối quan hệ từ cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với con người, để từ đó họ có những suy nghĩ lệch so với cuộc sống, họ có những suy nghĩ sai lầm về sự yêu thương và trân trọng đối với mọi người xung quanh, niềm vui đó mà họ đang nghĩ đến chỉ là những đồng tiền mà họ đang chạy đua với nó, đây là một thái độ rất đáng báo động, chúng ta cần phải thay đổi tư tưởng sống ngày càng đắn hơn.
Không nên chạy đua theo lợi nhuận và nhu cầu của xã hội, để mà quên đi những cái quan trọng đó là tình cảm, sự chân thành da diết, sự yêu thương đối với mọi người xung quanh, luôn luôn biết yêu thương và thể hiện nỗi niềm da diết nhất trong cuộc sống của mỗi người. Sự đồng cảm còn giúp cho chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống, đó là những hoàn cảnh sống đang cần sự giúp đỡ, đó là những mảnh đời bất hạnh, cô đơn không chút neo đậu, mỗi chúng ta cần phải có thái độ mạnh mẽ để rèn luyện bản thân một cách tự giác nhất.
Tình yêu thương giữa con người với con người từ xưa đến nay vẫn luôn luôn được coi trọng, nó không chỉ là truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là một phẩm chất vô cùng đáng quý mà mỗi người cần phải có. Như trong ca dao, dân ca Việt Nam đã phản ánh một cách chân thực được những hiện tượng đó, con người cần phải biết sống đúng đắn, luôn biết yêu thương và thể hiện sự da diết trong cảm xúc và nỗi lòng của mỗi con người trong cuộc sống của mình, tình yêu thương đó đang ngày càng được thể hiện mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống của dân tộc: “ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hay là “ lá lành đùm lá rách” đây đều là những truyền thống tốt đẹp mà cuộc sống này dành tặng cho cuộc đời của mỗi chúng ta, luôn luôn biết sống và cải thiện bản thân mỗi ngày.
Cần xây dựng cho mình những thói quen và những phẩm chất tốt, bởi đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý báu mà dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn chú trọng và phát huy nó một cách hiệu quả nhất. Nhưng bên cạnh những người luôn ý thức được tầm quan trọng, cũng như vai trò của đồng cảm, và sẻ chia, lại có những người có những thái độ lạnh nhạt thờ ơ, trước những hoàn cảnh trong cuộc sống, những hành động đó cần bị phê phán sâu sắc.
Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh để từ đó có được tình cảm chân thành và da diết nhất mà mọi người dành cho mình.
#Châu's ngốc
Nỗi sợ hãi và lo lắng về vi-rút corona là có thật. Nhưng đó không phải lý do để kỳ thị toàn bộ các nhóm người. Mặc dù nguồn gốc lây lan của đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ nước ngoài, nhưng căn bệnh này không liên quan đến bất kỳ chủng tộc hay dân tộc nào.
Hành động kỳ thị mọi người vì họ đến từ nơi bắt nguồn đại dịch là hành vi sai trái và không giúp quý vị được an toàn hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm vi-rút corona. Các nhóm người bị kỳ thị phải chịu những tác động về sức khỏe thể chất và tinh thần khi chúng ta để sự sợ hãi, thù hận, kỳ thị và thông tin xấu tác động đến các hành động của chúng ta. Chúng ta phải thận trọng với ngôn ngữ xấu và tránh dùng trong khi phát ngôn.
Giữ vững sự kiên cường cho cộng đồng của chúng ta trong suốt giai đoạn khó khăn này. Loại bỏ sự kỳ thị
Nỗi sợ hãi và lo lắng về vi-rút corona là có thật. Nhưng đó không phải lý do để kỳ thị toàn bộ các nhóm người. Mặc dù nguồn gốc lây lan của đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ nước ngoài, nhưng căn bệnh này không liên quan đến bất kỳ chủng tộc hay dân tộc nào.
Hành động kỳ thị mọi người vì họ đến từ nơi bắt nguồn đại dịch là hành vi sai trái và không giúp quý vị được an toàn hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm vi-rút corona. Các nhóm người bị kỳ thị phải chịu những tác động về sức khỏe thể chất và tinh thần khi chúng ta để sự sợ hãi, thù hận, kỳ thị và thông tin xấu tác động đến các hành động của chúng ta. Chúng ta phải thận trọng với ngôn ngữ xấu và tránh dùng trong khi phát ngôn.
Giữ vững sự kiên cường cho cộng đồng của chúng ta trong suốt giai đoạn khó khăn này. Loại bỏ sự kỳ thị trong những lời nói và hành động của quý vị.
Không ai có lỗi khi đại dịch COVID-19 bùng phát và tất cả chúng ta phải cùng nhau đoàn kết để chấm dứt đại dịch này. Đây là thời điểm thích hợp để nhắc nhở lẫn nhau làm thế nào để trở thành những người hàng xóm tử tế:
Hãy lên tiếng khi quý vị thấy người khác bị đối xử không tốt.những lời nói và hành động của quý vị.
Không ai có lỗi khi đại dịch COVID-19 bùng phát và tất cả chúng ta phải cùng nhau đoàn kết để chấm dứt đại dịch này. Đây là thời điểm thích hợp để nhắc nhở lẫn nhau làm thế nào để trở thành những người hàng xóm tử tế:
Hãy lên tiếng khi quý vị thấy người khác bị đối xử không tốt.
#)Trả lời :
Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc :
1. Mở Bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Cờ bạc là một tệ nạn vô cùng nguy hiểm đối với đời sống xã hội
2. Thân Bài
- Giải thích: Cờ bạc là một loại hình giải trí không lành mạnh, kiếm tiền dựa vào sự may rủi, đỏ đen
- Thực trạng: Cờ bạc diễn ra dưới nhiều hình thức: Đánh lô, xổ số, cá cược, cá độ... Với sự phát triển, xuất hiện thêm hình thức đánh bạc qua Internet...
- Nguyên nhân: Con người tìm sai hình thức giải trí cho bản thân, ham tiền, muốn kiếm tiền không dựa vào may mắn, không muốn lao động. Do bị người xấu xúi giục...
- Hậu quả: Bản thân người tham gia cờ bạc có thể bị đi tù, ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân đó và cho toàn xã hội
- Biện pháp khắc phục: Nhà nước, pháp luật, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát, rà soát kỹ lưỡng, ngăn chặn cờ bạc. Tuyên truyền với người dân, nâng cao ý thức của dân về hiện tượng này để ngăn chặn nó lại.
3. Kết Bài
Liên hệ, mở rộng vấn đề: Tránh xa tệ nạn cờ bạc này và chung tay phòng chống tệ nạn này.
#~Will~be~Pens~#