Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Giang: dòng sông. Từ ghép hán việt: Giang sơn, giang hồ
Thiên: trời . Từ ghép Hán Việt: Thiên thời, thiên hạ
b. Điệp từ "xuân" được sử dụng 3 lần trong một câu thơ. Điệp từ đã giúp đoạn thơ tăng tính biểu đạt gây ấn tượng với người đọc. Đồng thời cho thấy không khí mùa xuân đang lan tỏa cả đất trời. Cả không gian đều là không khí ấm áp của mùa xuân đang tới. Qua đó ta thấy được tình yêu sâu đậm gắn bó của Bác dành cho thiên nhiên đất nước khi vào xuân.
2 câu kia chị làm rồi em nhé!
3) Xác định quan hệ từ trong các câu sau:
a. Lắng tai nghe thật kĩ, đâu đây có cái gì rung động như cánh của những con bướm mới ra ràng.
b. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại.
c. Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được.
d. Giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đoá hoa. Khi bà tôi mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, hiền dịu khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui và không bao giờ tắt. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
1. Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt. PTBĐ: Biểu cảm
2. 2 bài thơ: Cảnh khuya, Nam quốc Sơn Hà
3. Câu nào em?
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm sứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Điệp ngữ"xuân" (Dạng điệp ngữ : điệp từ)
--> Tác dụng: Nhấn mạnh không khí mùa xuân đang lan tỏa cả đất trời, đồng thời bộc lộ tinh thần yêu thiên nhiên, sự gắn bó với thiên nhiên của Bác
a) Rằm tháng giêng là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, mang phong vị Đường thi. Bài thơ có nét thơ cổ thể: con thuyền, trăng, sóng, xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng... điệu thơ thanh nhẹ. Trong khung cảnh ấy chất chiến sĩ là trung tâm. Bài thơ như một đoá hoa xuân, tinh hoa kết tụ tâm hồn trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh.
b) Điệp từ "xuân" như những nốt nhấn, trong trẻo khiến sức sống bùng lên tỏa lan đất trời. Đêm trăng huyền diệu tràn ngập sức xuân tươi mới ấy tưởng như ở chốn bồng lai, nhưng thật ra đó là vẻ đẹp trần thế ngay giữa cuộc đời, nơi sông nước Việt Bắc – căn cứ địa cuộc kháng chiến chông Pháp thần thánh của dân tộc ta. Tưởng như thi nhân đang mở rộng cõi lòng để thu lấy sắc xuân của tạo vật, của đất trời trong cái nhìn hân hoan, giao cảm lạc quan với thiên nhiên.
Em tham khảo:
Tuổi thơ em gắn liền với những cánh diều bay cao trong gió, đem những ước mơ bé nhỏ ,đơn sơ nhưng tình cảm theo, gắn liền với những câu truyện cổ tích mà hằng đêm được nghe bà kể, gắn liền với những lúc đợi mẹ đi chợ về, với những đêm trung thu vui đùa cùng lũ bạn, với những hôm trời mưa, rủi nhau tắm mưa, những gốc đa đầu làng - nơi vui chơi của lũ giặc chúng em - nào là bắn bi, ném dép, nhảy dây, ... là những giờ học lý thú, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ, giọng nói dịu dàng của thầy cô, những người bạn sách vở,... Tuổi thơ ai cũng vậy, dù thời gian có trôi qua nhanh thì những kỷ niệm đẹp đẽ đó vẫn không bao giờ phai nhòa.
tham khảo ở : https://hoc24.vn/cau-hoi/viet-doan-van-tu-8-10-cau-neu-cam-nhan-ve-doan-cuoi-cua-bai-tho-tieng-ga-trua-cam-on-truoc.249383397148
TK:
Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.
Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.