Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2)vi trai dat co dang hinh cau,xoay quanh truc theo huong tu tay xang dong nen mat troi chi chieu sang duoc 1 nua. nua duoc chieu sang la ngay, nua bi khuat la dem
3)ta coi bong den la mat troi , ta cam qua cau xoay tu tu , mot ben cua qua cau se sang, ben bi che khat se toi, dieu do cu dien ra lien tiep nhau.nen hien tuong ngay dem ke tiep nhau tren trai dat
1. HỆ QUẢ :
I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12g trưa được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trên TráI Đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm trong vùng nội chí tuyến (23o27’B – 23o27’N), làm cho ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển, nhưng thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động tịnh tiến hàng năm của Mặt Trời.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí tuyến.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), .
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí tuyến.
II. Các mùa trong năm
– Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
– Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mùa ở 2 bán cầu hoàn toàn trái ngược nhau.
– Việc tính mùa ở một số nước có sự khác nhau:
+ Dương lịch: các nước bán cầu Bắc:
– Mùa Xuân : 21/3 (xuân phân) – 22/6 (hạ chí)
– Mùa Hạ : 22/6 (hạ chí) – 23/9 (thu phân)
– Mùa Thu : 23/9 (thu phân) – 22/12 (đông chí)
– Mùa Đông : 22/12 (đông chí) – 21/3 (xuân phân)
+ Âm – dương lịch: nước ta và một số nước châu Á, phân mùa sớm hơn khoảng 45 ngày :
– Mùa Xuân : 4,5/2 (lập phân) – 5,6/5 (lập hạ)
– Mùa Hạ : 5,6/5 (lập hạ) – 7,8/8 (lập thu)
– Mùa Thu : 7,8/8 (lập thu) – 7,8/11 (lập đông)
– Mùa Đông : 7,8/11 (lập đông) – 4,5/2 (lập xuân)
III. Ngày, đêm dài ngắn theo Mùa và theo Vĩ độ
1. Theo mùa
+ Mùa Xuân : Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngăn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21/3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Hạ : Ngày vẫn dài hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Riêng ngày 22/6 thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm.
+ Mùa Thu : Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23/9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12g ở mọi nơi.
+ Mùa Đông : Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Nhưng khi Mặt Trời càng gần chí Xích đạo thì ngày càng dài dần, đêm càng ngắn dần. Riêng ngày 22/12 thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm.
2. Theo vĩ độ
– Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
– Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
– Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.
Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời trục nghiêng của Trái Đất không thay đổi nên có lúc nửa cầu này ngả gần Mặt Trời cũng có lúc chếch xa Mặt Trời và ngày 22/6 thì nửa cầu Bắc ngả gần Mặt Trời sinh ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày ngắn đêm dài khớp với câu "Đem tháng 5 chưa nằm đã sáng" và ngày 22/12 thì nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nhưng sinh ra hiện tượng ngày ngắn đêm dài và nửa cầu Nam thì có hiện tượng ngày dài đêm ngắn khớp với câu "Ngày tháng 10 chưa cười đã tối''
Hí hí kiểm tra tốt nha
Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo luôn nhận được lượng ánh sáng lớn hàng năm và tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc nên ở đây có hiện tượng ngày, đêm dài như nhau quanh năm.
TK :
Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo luôn nhận được lượng ánh sáng lớn hàng năm và tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc nên ở đây có hiện tượng ngày, đêm dài như nhau quanh năm.
Do trái đất có dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu được một nửa. Nửa được chiếu sáng chính là ban ngày. Nửa nằm trong bóng tối chính là ban đêm. Từ đó tạo ra hiện tượng ngày đêm.
Tiếp đó, nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.
1 like nha cậu j ơi
- Vì Trái Đất luôn quay quanh trục ( xoay vòng ) nên khi Trái Đất xoay, 1 nửa sẽ nhận được ánh sáng, nửa còn lại sẽ ở trong tối và ngược lại vì vậy tạo ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở mọi nơi trên Trái Đất.
-Vì Trái Đất quay quanh trục tưởng tượng và quay quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày và đêm
Câu hỏi này các em đều trả lời thiếu nhé:
- Trái Đất có dạng hình cầu, đồng thời các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là các chùm tia song song. Do đó một nửa cầu được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Trái Đất lại tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối.
→ Xảy ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó.
ở xích đạo , ngày và đêm dài bằng nhau quanh năm do trục trái đất và đường phân chia sáng tối luôn gặp nhau ở xích đạo
vào ngày 21/3 và23/9 , mọi nơi trên trái đất có ngày dài bằng đêm vì 2 ngày này đều có số giờ chiếu sáng trong ngày là 12h , vào 2 ngày này , trái đất hướng cả 2 nửa bán cầu về phía mặt trời như nhau, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc vs xích đạo nên mọi nơi trên trái đất có số giờ được chiếu sáng như nhau =12h