Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I . Trắc nghiệm
Ok bro , dù hơi dài
Câu 1 : D
Câu 2 : C
Câu 3 : A
Câu 4 : C
Câu 5 : A
Câu 6 : B
Câu 7 : C
Câu 8 : B
II Tự luận
Câu 1 :
a) Ở trong sách nha bro
b) Phương thức biểu đạt tự sự
c) Bài thơ diễn ra trong hoàn cảnh thời chiến tranh
Câu 2 :
a) Quan hệ từ : với
b) ) Là cụm danh từ và quan hệ sở hữu . Bác Hồ đến nhà chơi để dạy những điều tốt
Câu 3 :
iết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ – lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyến đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiếu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp… những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý – tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết:
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Câu 4 :
Xung quanh nơi em sinh sống luôn tràn ngập sắc xanh của các loại cây. Sống ở một vùng quê yên bình, cây xanh luôn hiện diện bên mỗi con đường làng ngõ xóm, trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với bất kì người con nào của quê hương. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất là cây nhãn – loài cây đã gắn bó với em trong suốt những năm tháng ấu thơ.
Nhà em có trồng một cây nhãn ở vườn, phần để lấy bóng mát, phần để thưởng thức hương vị ngọt lành của trái nhãn lúc vào mùa. Nhìn từ xa, cây như một dũng sĩ đứng hiên ngang như đang canh giữ cho vùng đất. Cũng chẳng biết cây nhãn này được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em lớn lên thì cây nhãn cũng đã lớn lắm rồi. Bà em nói cây nhãn ấy đã gắn bó với gia đình em suốt cả một khoảng thời gian đã lâu lâu lắm. Thân cây to ngang phải 2 người ôm mới hết, từ ấy vươn ra những cành cây xum xuê, tán lá mở rộng như một chiếc dù khổng lồ dưới bầu trời cao rộng. Rễ cây lớn, nổi lên trên mặt đất như những con rắn đang uốn mình. Thân cây xù xì,đầy những mảng rêu phong vì bụi màu của thời gian. Từ thân cây ấy bong tróc ra những lớp vỏ cũ kĩ, nâu sồng mà lại rất cứng. Đó phải chăng chính là dấu vết của thời gian in lên trên thân gỗ, để ta có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc? Những cánh tay nhãn vươn lên vững chắc như muốn nâng đỡ cả đất trời. Tán cây xanh mươn mướt, nhất là sau những trận mưa lớn, tán cây lại khoác lên mình một màu xanh mướt như được phết lên một lớp dầu bóng. Lá nhãn thuôn dài, mượt mà như một nét mi. Lá dày nhưng không có chút gì của sự mềm mỏng. Ngay cả những cái lá non mới nhú cũng cho thấy sức sống của một loài cây khỏe. Chúng cứ mơn mởn trổ lá như thể đang phô diễn hết thảy cái sức sống mãnh liệt trời ban cho mình.
Mỗi dịp đầu hè là mùa hoa nhãn nở. Từng chùm, từng lớp thi nhau trổ ra làm vàng ươm cả một góc vườn. Hoa nhãn nhỏ li ti, kết lại thành từng chùm nom đẹp như những chùm sao. Nó báo hiệu cho một mùa nhãn được mùa. Khi cái nắng hè báo hiệu một mùa hè oi ả sắp đến, khi những tán cây đã dập dìu tiếng kêu văng vẳng của loài ve cũng chính là lúc nhãn kết trái ngọt. Khi cơn mưa hè dữ dội gột rửa sach những cái lá, khi chút nắng vàng ươm của mùa hè làm cho thịt vỏ săn lại, quả nhãn cứ to dần, to dần lên rồi chẳng mấy chốc mà thành quả ngọt chốn vườn. Trảy một vài chùm nhãn xuống, lắng nghe cái vị ngọt đang ứa ra trong từng lớp thịt, âu cũng đã là một sự thú vị rồi. Cùi nhãn dày, trắng đục nom đẹp như những viên ngọc trai. Hạt nhãn đen lay láy như ánh mắt của một người thiếu nữ đang độ xuân thì. Ăn một quả nhãn, cái vị ngọt ấy như chứa chan hết thảy cái nắng, cái gió của một mùa hè. Người ta nói, mùa nhãn tức là mùa hè đã chín quả là không sai.
Còn nhớ hồi em còn nhỏ, cây nhãn đã trải qua cùng gia đình em một trận bão lớn chưa từng có. Sáng ra khi cơn bão đã qua đi, cây nhãn đứng đó, trơ trụi lá, những cành to cũng rạp hết xuống gốc. Trông nó thảm hại và đáng thương biết bao, cứ tưởng sẽ chẳng qua nổi. Thế mà chỉ độ vài ngày sau, nhãn đã lấy lại cho mình sức sống thuở nào. Nó vươn lên đầy mạnh mẽ để rồi cho đến bây giờ vẫn luôn hoàn thành trọng trách của một kẻ gác vườn.
Cây nhãn đã gắn bó với em từ những ngày còn thơ bé đến khi đã trưởng thành. Vị ngọt của nhãn, sắc xanh ngọc tuyệt đẹp của loài cây ấy sẽ mãi mãi chiếm một phần trong trái tim em.
QUA ĐÈO NGANG
Bà Huyện Thanh Quan
I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1. Tác giả
Bà Huyện Thanh Quan (? - ?), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Bình ngày nay), do đó có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một nữ sĩ vào loại tài danh hiếm có thời phong kiến. Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ trong đó có bài Qua Đèo Ngang nổi tiếng.
2. Thể loại
Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 - 4, 5 - 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7).
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ, về cách gieo vần và về phép đối.
Dựa vào phần giới thuyết thể thơ ở trên, tự kiểm tra về số câu, số chữ, cách gieo vần và phép đối của bài thơ.
2. Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.
3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.
5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê.
6. Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.
Như thế nào mới được gọi là tình bạn thật sự? Như thế nào mới cảm nhận được hết người bạn của mình quan tâm mình như thế nào?
Trong buổi gặp gỡ đầy thú vị với các anh chị lớn tại trường học, em đã được nghe một câu chuyện tình bạn vô cùng cảm động. Đó là một tình bạn chân thành và đáng quý của một chị học sinh lớp 6.Chị kể mở đầu câu chuyện bằng một giọng nói nghẹn ngào đầy cảm xúc. Em cũng không hiểu sao chị lại khóc. Điều đó làm em không sao rời mắt khỏi chị. Chị kể nói rằng:
– Chào các em chị là Phương. Các em à trong cuộc sống của chúng ta ngoài tình cảm gia đình thì tình bạn cũng vô cùng quan trọng. Và hôm nay chị sẽ chia sẻ cho các em về tình bạn của chị một tình bạn mà chị luôn cảm thấy hạnh phúc khi nhắc về nó.
Chị ấy có người bạn tên là Hoa hai người thân nhau lắm, hai người thường xuyên đi học cùng nhau,ngồi cùng bàn với nhau có gì cũng chia sẻ cho nhau. Câu chuyện tình bạn ấy tưởng chừng sẽ mãi đẹp nhưng không nhưng hiểu lầm mâu thuẫn bất đầu xảy ra khi hai chị lên lớp 6. Hai chị không còn học chung lớp với nhau nữa thế nhưng hai chị vẫn đèo nhau đi học và đợi nhau về. Tuy nhiên tình bạn của hai chị không được như xưa nữa khi chị Phương có thêm những người bạn mới. Nhà chị Phương giàu hơn nhà chị Hoa vì thế chị Phương có nhiều tiền tiêu vặt hơn và hay đi ăn uống hơn. Chị Phương hay đi với những người bạn mới hơn và ít quan tâm chị Hoa. Chị Hoa tủi thân lắm mặc dù vẫn đi học cùng nhau nhưng hai chị đã ít nói chuyện hơn. Mấy chị bạn của chị Phương lại đặt điều nói xấu chị Hoa. Sau đó khoảng thời gian sau hai chị không liên lạc với nhau nữa. Chị Hoa nhắn tin cho chị Phương nhưng không thấy chị đáp lại. Một tin hai tin rồi ba tin, một ngày rồi hai ngày đến một tháng hai chị không còn nói chuyện với nhau nữa.
Đến một ngày kia chị Phương cùng những người bạn của mình đi chơi về muộn. Các chị đi qua một đoạn đường vắng, bất chợt một gã thanh niên xông tới để trả thù bố chị Phương vì đã bắt em trai hắn vì tội giết người. Bạn của chị Phương chạy hết còn chị Phương thì bị gã túm gọn. Chị hoảng sợ chống cự và bị gã tát liên tiếp tát vào mặt. Chị Hoa vẫn luôn dõi theo người bạn của mình. Chị lấy hết can đảm chạy ra, còn gã đang lăm le khúc gỗ trong tay định quật vào người chị Phương. Chị Hoa không do dự lấy thân mình nhỏ bé đỡ cho chị Phương. Chị đau đớn rồi ngất đi. May thay lúc đó có người đi qua nên gã kia chạy mất và chị Hoa được đưa đi viện. Chị bị gãy chân và phải bó bột lúc tỉnh dậy người đầu tiên chị nhắc đến là chị Phương. Chị phương vừa nói vừa khóc chị nói: “suýt nữa thì chị đã mất đi một tình bạn tuyệt vời!”. Kết thúc buổi nói chuyện chị còn cho em xem ảnh của chị Hoa nữa. Ngay sau khi về lớp em ôm chầm lấy con bạn thân mặc cho mặt nó ngơ ngác không hiểu gì.
Tình bạn thật sự là thế đấy các bạn ạ, bạn thân là dù cho ai có nói gì thì cũng phải hỏi người bạn của mình đầu tiên, hãy biết trân trọng kẻo mất đi một người bạn tuyệt vời nhe.
Bạn tham khảo nha! Chúc bn hx tốt!
Hà nhìn theo mãi màu áo của Mai và nói thầm trong bụng: “Mai ơi! Thế là từ đây chúng ta mãi mãi xa nhau rồi”. Hà bước trên con đường làng quen thuộc. Hai bên đường hàng phi lao đang rì rào ca hát. Trời hôm nay thật là đẹp. Trời xanh ngắt không gợn mây. Ánh nắng vàng rải nhẹ xuống con đường quanh co như một dải lụa khiến Hà nhớ đến Mai biết bao.
Người bạn đó không phải học cùng trường, cũng không phải học cùng lớp mà Hà quen trong một trường hợp đặc biệt.
Cứ vào mỗi buổi chiều đi học, Thu Hà thường trông thấy một cô bé áo quần rách rưới đi bán bỏng ngô. Và như vậy chiều nào Hà cũng gặp. Một hôm trời mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thây cô bé bán bỏng áo quần ướt sũng, Hà liền đi sát lại kéo áo mưa của mình che cho bạn và cũng từ giờ phút đó hai người quen nhau. Hôm ấy vừa đi, Hà vừa hỏi:
- Bạn tên gì? Sao hôm nào bạn cũng đi bán bỏng ngô như vậy?
Bạn kia rưng rưng nước mắt trả lời:
- Mình tên là Mai. Vì nhà quá nghèo và đông anh em, mình phải đi bán bỏng để kiếm tiền mua Sắm quần áo và đồ dùng học tập.
Thực tình nhà Hà cũng chẳng hơn gì nhà Mai. Hà chợt nhớ đến mình có một chiếc áo ông nội mới tặng. Không nghĩ gì nữa, tối hôm ấy, Hà đưa ý kiến nói với bố. Bố Hà đồng ý ngay. Hôm sau, Hà ngỏ lời muôn tặng áo cho Mai nhưng Mai đã từ chối.
- Cảm ơn bạn nhưng mình muốn tự tay làm việc để mua Sắm áo mới và đồ dừng học tập.
Cũng từ hôm ấy không hiểu sao Hà không còn thấy Mai đi bán bỏng ở con đường này nữa. Hà cứ mong sao gặp được lại Mai một lần nhưng... quả là khó. Mãi thời gian sau này, Hà mới bất ngờ được gặp lại Mai trong kì đi thi học sinh giỏi thành phố. Hà thấy Mai ăn mặc tinh tươm đang chạy tung tăng trên sân trường. Hà vui sướng chạy lại ôm chầm lấy Mai. Đôi bên ôm riết lấy nhau tưởng chừng như không thể rời nhau ra được. Họ chạy ù vào phòng để chuẩn bị cuộc thi. Hà ngồi sau Mai hai hàng ghế. Phần đầu của bài thi Hà làm được rồi, nhưng đến một bài toán khó Hà suy nghĩ mãi không được. Trán Hà lấm tấm mồ hôi. Hà nhìn lên thấy Mai viết lia lịa.
- Ban nãy thấy bạn lúng túng mình muôn giúp bạn. Nhưng bây giờ nghĩ lại, mình thật sự hối hận. Tốt hơn hết là chúng ta hãy tự đi bằng đôi bàn chân và trí óc của mình.
Hai bạn sánh bước bên nhau. Trời như xanh và trong hơn.
\(\overline{abcd}+\overline{abc}+\overline{ab}+a=4433\Rightarrow a\le4\)
Ta có
\(b\le9;c\le9\Rightarrow\overline{abcd}\ge4433-499-49-4=3881\Rightarrow a\ge3\)
\(\Rightarrow3\le a\le4\)
\(10.\overline{abc}+d+\overline{abc}+10.a+b+a=4433\)
\(11.\overline{abc}+11.a+b+d=11.403\)(1)
\(\Rightarrow11.\overline{abc}+11.a< 11.403\)
\(\Rightarrow\overline{abc}+a< 403\)(2)
Nếu \(a=4\Rightarrow\overline{abc}+a=400+\overline{bc}+4=404+\overline{bc}>403\) => (2) không đúng \(\Rightarrow a=3\)
Ta có \(11.403⋮11\Rightarrow11.\overline{abc}+11.a+\left(b+d\right)⋮11\)
Mà \(11.\overline{abc}+11.a⋮11\Rightarrow\left(b+d\right)⋮11\Rightarrow\left(b+d\right)=\left\{0;11\right\}\)
+ Nếu \(b+d=0\)
\(\left(1\right)\Leftrightarrow11.\overline{abc}+11.a=11.403\)
\(\Leftrightarrow\overline{abc}+a=403\)
\(\Rightarrow\overline{3bc}+3=403\)
\(\Rightarrow300+\overline{bc}+3=403\Rightarrow\overline{bc}=100\) (trường hợp này loại)
+ Nếu \(b+d=11\)
\(\left(1\right)\Leftrightarrow11.\overline{abc}+11.a+11=11.403\)
\(\Leftrightarrow11.\overline{abc}+11.a=11.402\Rightarrow\overline{abc}+a=402\)
\(\Rightarrow\overline{3bc}+3=402\)
\(\Rightarrow300+\overline{bc}+3=402\Rightarrow\overline{bc}=99\Rightarrow b=9\Rightarrow d=2\)
Thử
\(3992+399+39+3=4433\)