Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Nguyễn Trãi là một nhà quân sự, nhà chính trị, anh hùng dân tộc, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc của dân tộc. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi cũng hướng về lợi ích của nhân dân, của đất nước. Ông cũng là một người có lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Trong khoảng thời gian bị nghi kị phải lui về ở ẩn ở Côn Sơn, ông dường như đắm chìm, vui vầy với thiên nhiên cây cỏ. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nguyễn trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” ta sẽ thấy rõ điều đó.
Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam di sản vô giá. Nếu với “Bình Ngô đại cáo”, ông thể hiện sự đanh thép trong bản tuyên ngôn độc lập thứ hai (sau Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt) hướng đến nhân dân, dân tộc; thì ở “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi lại hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn qua tình yêu dành cho cảnh sắc thiên nhiên.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” như một bức tranh thiên nhiên sống động được Nguyễn Trãi khắc họa bằng ngôn từ, với đầy đủ hương thơm, sắc màu, âm thanh. Nhưng ẩn sâu cái bức tranh ấy là tâm hồn đẹp đẽ của người thi nhân giữa cuộc sống thôn quê bình dị.
Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi thể hiện ở ngay đầu bài thơ với tư thế của nhân vật trữ tình trong câu thơ:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Câu thơ có một nhịp thơ thật lạ lùng: 1/5. Nhưng chính nhịp thơ này lại mang đến cảm giác một ngày thư thái, rỗi rãi. Người thi nhân lúc này dù ngồi trước hiên nhà hóng mát, dù chìm đắm vào thiên nhiên cũng không thể quên hết việc đời. Nên cảm xúc của nhà thơ thực sự không phải thanh thản, nhẹ nhõm gì. Điều này thể hiện ở từ “ngày trường”, nghĩa là một ngày rất dài, gợi cho thấy sự buồn chán, vô vị.
Hầu hết các nhà thơ thường được trao nhiều cảm hứng bởi mùa thu xao xuyến hay mùa xuân tươi mới, nhưng với Nguyễn Trãi thì lại là mùa hè. Vốn là một người yêu thiên nhiên tha thiết, hồn thơ lại khoáng đạt và cảm xúc tinh tế, Nguyễn Trãi đã vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh mùa hạ tuyệt đẹp với đủ sắc hương:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Nhắc đến mùa hè, thì cây hòe là một trong những hình ảnh rất đặc trưng. Những tán lá hòe “đùn đùn” trải rộng, che mát một khoảng sân. Từ láy “đùn đùn” mang một sức gợi hình mạnh mẽ, người đọc như thấy nhựa sống của cây đang căng tràn trong từng cành lá. Còn bên hiên nhà, hoa lựu đỏ rực và tỏa hương thơm. Cái màu đỏ của hoa lựu khiến không gian dường như có sự chuyển động, có sự bừng sáng hòa cùng đám lá xanh của cây hòe. Như ta cũng từng bắt gặp hình ảnh hoa lựu rực rỡ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: “Dưới trăng quyên đã gọi hè/Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”.
Sắc đỏ của hoa lựu được nhà thơ quan sát và đưa vào không chỉ bởi nó là đặc trưng của mùa hè, mà dường như còn muốn làm nổi bật lên sức sống của mùa hè. Cùng với hoa lựu, sen dưới ao nhà cũng đang tận hưởng mùa hè bằng sắc hồng và hương thơm quyến rũ. Đến đây ta thấy, nếu như câu thơ đầu thể hiện tâm sự nhàn rỗi chán chường của nhà thơ, thì lúc này, trước hương sắc và sức sống của mùa hè, trước thiên nhiên rực rỡ; tâm hồn thi nhân đã trở nên tươi vui và say mê thưởng thức. Bởi thế mà nhà thơ mới gợi ra được sự sinh động của thiên nhiên trong từng màu sắc, đường nét.
Và bức tranh ấy, còn thi vị hơn nữa, đầy say mê hơn nữa khi không chỉ có sắc, có hương mà còn có sự hòa quyện của âm thanh cuộc sống thôn quê bình dị:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
“Lao xao” là âm thanh nghe đâu đó xa xa vọng lại, chẳng rõ ràng nhưng vẫn văng vẳng âm vang. Một chữ “lao xao” đã đủ tái hiện âm thanh cuộc sống thường nhật của làng chài. Đọc câu thơ này, người đọc có thể hình dung thấy cảnh chợ cá thân quen, bận rộn với cảnh kẻ bán người mua.
Mùa hè còn có tiếng kêu inh ỏi của đám ve. Tiếng ve là tiếng gọi hè, cũng như thúc giục nhưng hoa những sắc màu của mùa hè bừng nở, tỏa rực. Và tiếng ve cũng làm đầy không gian tĩnh lặng của căn lầu giữa buổi chiều buông.
Như vậy, qua bài thơ “Cảnh ngày hè” có thể thấy, Nguyễn Trãi cảm nhận bức tranh thiên nhiên với vả thị giác, khứu giác và thính giác. Vì vậy, cảnh ngày hè trong thơ hiện lên thật rộn rã và căng tràn sức sống. Có lẽ chính tính yêu thiên nhiên say đắm, sự tinh tế trong cảm nhận đã giúp người thi nhân quan sát, miêu tả và tận hưởng thiên nhiên ngày hè thật tỉ mỉ và đặc sắc như thế.
Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, và cũng bởi vậy mà qua thiên nhiên ông muốn nói lên tâm sự, tâm tình ẩn sâu trong lòng. Và mặc dù ông đang vui với thiên nhiên, có vẻ như đang hòa hợp với đời sống thôn quê, nhưng cái tình chủ đạo của bài thơ vẫn là tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi, là nỗi niềm trăn trở của ông về đất nước. Chính cái khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống bình dị thường nhật những ngày hè ở thôn dã đã mở ra ước vọng tha thiết trong lòng nhà thơ:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Hai câu thơ cuối này, dường như là sự kết đọng bao suy tư, trăn trở của người thi nhân. Người ta vẫn nói, “tức cảnh sinh tình”, quả không sai. Cái tình ở đây của Nguyễn Trãi là ông ước có trong tay cây đàn của vua Thuấn để tấu lên một khúc “Nam phong” – khúc nhạc mang ước vọng cầu cho nhân dân muôn nơi được sống ấm no, hạnh phúc. Câu thơ mang nặng nỗi lo cho dân, cho nước, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của một người dành suốt cuộc đời đấu tranh cho lợi ích dân tộc.
Tâm tình này của Nguyễn Trãi không khỏi làm ta liên tưởng tới tấm lòng khao khát vì dân của Đỗ Phủ trong bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:
“Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững đứng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”
Qua đó ta thấy, Nguyễn Trãi và Đỗ Phủ có sự tương giao trong tư tưởng, nhận thức của như nỗi niềm thời đại. Ta còn thấy rõ hơn, Nguyễn Trãi bấy lâu dù có lui về ở ẩn, dù có vẻ như vui vầy với gió mây cây cỏ, thì trong tâm vẫn nặng trĩu nỗi lo nước, thương đời. Suốt cuộc đời, mọi việc ông làm đều hướng đến một khát vọng, khi có giặc thì trừ giặc, hết giặc thì lo ấm no, hạnh phúc cho dân. Tình yêu nước, thương dân này của ông đã vang danh bao đời và còn vang danh ngàn đời. Điều này chính là cốt cách, tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.
Qua phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nguyễn trãi, ta có thể cảm nhận được biết cao tình cảm, bao nhiêu suy tư, trăn trở của Nguyễn Trãi. “Cảnh ngày hè” không chỉ vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, nhiều sắc màu và tràn đầy sức sống; mà hơn thế còn cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi, chân dung tinh thần của người anh hùng dân tộc, cũng là người nghệ sĩ hết mực tại hoa.
Bên cạnh nội dung, tình cảm đáng trân trọng, bài thơ “Cảnh ngày hè” còn thể hiện cái tài của Nguyễn Trãi trong nghệ thuật văn chương. Với tác phẩm này, ông dùng thể thơ thất ngôn xen với lục ngôn và dùng chữ Nôm làm ngôn ngữ nghệ thuật có sức biểu cảm, biểu nghĩa tuyệt vời. Các hình cảnh của thôn dã được ông đưa vào thơ gợi sự gần gũi, bình dị và mang đậm “chất” Việt Nam. Nếu văn chương cổ bài xích hình ảnh dân dã như “chợ cá” hay âm thanh của đời thường, thì Nguyễn Trãi lại yêu thích và đưa vào thơ, tạo sự gần gũi, bình dị và mang đậm “chất” Việt Nam”.
Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo: Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.
* Bài viết mẫu tham khảo:
Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949).
Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Đoạn mở đầu bài thơ là một bức tranh thu Hà Nội trong những ngày tác giả rời thủ đô đi chiến đấu và hình ảnh người ra đi:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
…
Sau lưng thềm lá… đầy
Bài thơ Đất nước không viết về mùa thu nhưng khởi nguồn cảm hứng cho nhà thơ nghĩ về đất nước là một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc mang đậm đặc trưng thu của Việt Nam với bầu trời trong xanh, làn gió mát thổi nhẹ hoà lẫn với hương cốm ngạt ngào. Là một nghệ sĩ – chiến sĩ của thời đại cách mạng, Nguyễn Đình Thi cảm nhận mùa thu bằng hương cốm mới. Các nghệ sĩ đặc biệt yêu món ăn Việt Nam đều ca ngợi vẻ đặc sắc, độc đáo của cốm. Chỉ với hình ảnh “hương cốm mới”, Nguyễn Đình Thi vừa gợi được thời gian, không gian thu, vừa bộc lộ được tấm lòng yêu nước thật bình dị mà không kém phần sâu lắng thiết tha của mình.
Từ buổi sáng mùa thu ấy, nhà thơ bồi hồi nhớ lại “mùa thu đã xa”. Đó là mùa thu phải từ biệt quê hương ra đi vì nghĩa lớn. “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, câu thơ đã đưa lại cho bức tranh thu một nét vẽ thật cụ thể. Từ “chớm” và cụm từ “chớm lạnh” đã gợi rất đúng một ngày mới chớm vào thu của Hà Nội.
Dường như trong cái buổi sáng chớm lạnh ấy, chỉ có gió thổi trong những phố dài, làm cho phố như dài thêm ra vì vắng lặng. Từ nhạc điệu đến từ ngữ, câu thơ gợi cho ta cảm giác chưa thật phải là gió. Vì không phải là “heo may” mà là “hơi may”. Từ “xao xác” là một từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm. Ở đây tác giả sử dụng thủ pháp đảo ngữ đã tạo nên một hiệu quả biểu đạt khá cao. Hình như nghe “xao xác” rồi mới nhận ra “hơi may”. Một câu thơ chứa đầy tâm trạng: tâm trạng của những người thiết tha gắn bó với quê hương Hà Nội mà phải rời quê hương ra đi vì nghĩa lớn, lòng không thể thanh thản dửng dưng, trái lại luôn luôn trĩu nặng một nỗi yêu thương, bâng khuâng lưu luyến, mong nhớ lặng buồn:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về hình ảnh người ra đi trong hai câu thơ trên. Câu thơ này cũng có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Nguyễn Đình Thi đã có lần phát biểu về ý thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp của mùa thu là vẻ đẹp giản dị sâu lắng. Câu thơ gợi lên một khung cảnh rất đẹp nhưng có cái gì đó tĩnh lặng, hoang vắng, man mác buồn. Đó là tâm trạng buồn rất thực của những người rời Hà Nội vì mục đích, lẽ sống cao cả.
Nổi lên trên bức tranh thu Hà Nội với những hình khối, màu sắc và ánh sáng đầy ấn tượng vẫn là hình ảnh người chiến sĩ vừa hiên ngang kiên nghị, vừa có nét hào hoa tinh tế, gắn bó thiết tha với quê hương. Hình ảnh này làm ta nhớ đến hình ảnh tráng sĩ một thuở kiên quyết lên đường vì đại nghĩa với tâm hồn lãng mạn mộng mơ có sức hấp dẫn mạnh mẽ được diễn tả khá sinh động và đẹp đẽ trong những vần thơ của Thâm Tâm, Quang Dũng.
Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động.
Đoạn thơ chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu. Đằng sau bức tranh thu nên thơ nên họa là tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương đất nước và niềm ngưỡng vọng của thi nhân đối với vẻ đẹp của những con người lên đường theo tiếng gọi của non sông.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.
- Chú ý những chi tiết nói về nhân vật Thanh để lập dàn ý và thực hành viết theo yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
a) Tìm ý và lập dàn ý:
- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:
+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.
+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.
+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.
+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.
2. Thân bài
- Khái quát về tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.
- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:
+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.
3. Kết luận
b) Viết đoạn văn mở bài và đầu thân bài
- Mở bài:
Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.
- Đoạn văn thân bài:
Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.
a) Tìm ý và lập dàn ý:
- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:
+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.
+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.
+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.
+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.
2. Thân bài
- Khái quát về tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.
- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:
+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.
3. Kết luận
Mẫu 1
- Mở bài:
Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.
- Đoạn văn thân bài:
Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.
Mẫu 2
- Mở bài:
Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người.
- Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của Thanh khi vừa trở về nhà.
Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.
Mẫu 3
Đoạn văn mở bài: Dưới bóng hoàng lan là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Thanh - nhân vật chính trong truyện ngắn là một con người hết sức nhạy cảm. Anh có những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và có những tình cảm chân thành, nhẹ nhàng, giản dị với những người quanh mình. Tâm trạng nhân vật Thanh là một vấn đề thú vị khiến tôi phải quan tâm.
- Một đoạn văn thuộc phần thân bài: Khi phải lên tỉnh, Thanh có tâm trạng vừa buồn vừa vui. Buồn là vì lại phải chia xa chốn thôn quê, xa nơi lưu giữ biết bao nhiêu kí ức. Ở nơi đó có bà anh, có người con gái mà anh thương mến và vẫn đang chờ đợi anh. Anh lên tỉnh nghĩa là lại phải xa họ. Nhưng Thanh cũng cảm thấy vui vì biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc ở tỉnh. Đó là nơi luôn sẵn sàng thương yêu và chăm sóc anh. Đặc biệt, anh vui vì biết rằng Nga vẫn luôn chờ anh. Tâm trạng vừa buồn vừa vui của Thanh là một tâm trạng rất người, rất thật đã cho thấy sự tinh tế trong việc thể hiện tâm lí nhân vật của Thạch Lam.
- Hoàn cảnh nhân vật
- Tính cách nhân vật
+ Với quê hương
+ Với bà
+ Với Nga
- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm
- Đánh giá, nhận xét về nhân vật
b. Viết đoạn
Nhắc đến Thạch Lam, bạn đọc thường nhớ đến những “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Trong đó, nhân vật Thanh đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm nhận sâu sắc.
Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết.
Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.
a) Tìm ý và lập dàn ý:
- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:
+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.
+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.
+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.
+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.
2. Thân bài
- Khái quát về tác phẩm.
- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.
- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:
+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.
+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.
3. Kết luận
- Mở bài:
Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.
- Đoạn văn thân bài:
Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.