Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ko đăng câu hỏi linh tinh bạn nhé
Có rảnh thì đọc lại nội quy dùm mình !
Ở câu 2 theo mình thì khá nhiều đáp án : một là Bành Thanh Bần, hai là Trần Tế Xương, ba là Hồ Xuân Hương
Ở câu 5 thì nhiều truyện đề cao sự thông minh lắm, VD : Em bé thông minh, Anh học trò nghèo thông minh, ....
Với lại câu hỏi của bạn là : Câu chuyện cổ tích nào đề cao sự thông minh? hay Câu truyện cổ tích nào đề cao sự thông minh?
Mình cũng giống như bạn nè , vì không học thêm nên mình có 1 tg bị thua thiệt điểm bạn bè. Nhưng sau khi lên lớp 8 tổng phết Văn của mình đã được 8.9 Thì mình cũng không cho đó là cao lắm, tuy nhiên sau sự cố năm lớp 7 mình đã rèn luyện được một số kỹ năng, không phải là mình bắt bạn phải làm giống mình vì mỗi người mỗi khác, mỗi người một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. nếu như bạn đang gặp khó khăn trong chuyện này, mình sẽ sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm bé nhỏ mà mình đã gặt hái và hoàn thành được các kỳ thi văn lí do đơn giản là mình thấy chính bản thân mình trong quá khứ cũng đang gặp khúc mắc này.
Trước hết bạn phại nhìn nhận khó khăn của mình đang ở mức độ nào ( chỉ cần viết văn được hoặc hoàn thành các kỳ thi được hay là trở thành một học sinh chuyên Văn,...). Khi bạn đã đánh giá và xem xét mức độ, trình độ, năng lực của mình kĩ càng thì bạn sẽ dễ dàng đúc kết được hướng giải quyết cho bản thân. Như kiều đo chiều dài và độ sâu của con sông để có thể xây được một cây cầu vững chắc ấy. Tiếp theo, bạn phải rõ các kiến thức trong sgk trước, điều này là tất nhiên rồi! bạn cần có một cuốc sổ tay Ngữ Văn ( hoặc sách kiến thưc cơ bản) để vừa hiểu bài, vừa trau dồi thêm vốn từ ngữ. hồi đó mình thấy ngữ pháp phần Tiếng Việt rất khó xơi, nên mình quyết định sẽ chép ngắn gọn theo ý hiểu ra một cuốc sổ( phải học thuộc trước đã nhé) rồi gây ấn tượng với trí não bằng các câu VD để nhớ lâu hơn. Các văn bản thì đơn giản rồi, sách tập 1 nhớ các VB trong sách tập một, sách tập hai có những VB nào thì cũng phải nhớ ( không nhất thiết làm việc này. nếu trí nhớ bạn không được tốt thì có thể bỏ qua nhưng các bài thơ là phải thuộc đấy nhé) học tác giả, biết phân tích nghệ thuật ý nghĩa. Đi học thêm ngữ văn thầy cô cũng chỉ hướng chúng ta làm những việc này thôi, còn sáng tạo đến đâu phải phụ thuộc vào mình hết. Cuối cùng là phần quan trọng không kém là phần TLV. Ở phần này cái cơ bản là bạn phải nắm được loại văn mình sử dụng, chức năng của nó( vd như là văn nghị luận thì có nghị luận về đời sống này, NL về Đạo lý, Nl về đoạn thơ bài thơ, ...)để xác địng bố cục và dàn ý cho phù hợp. Ngoài ra còn phải trau dồi từ ngữ và các thông tin, bạn phải đọc báo này đọc sách này... ngoài ra củng phải tham khảo bạn bè của mình. Tiếp nữa là không được làm rối bố cục bài văn, MB ra MB,TB ra TB , KB ra KB, chúng không được lẫn lộn vai trò của nhau. Riêng phần thân bài phải chú ý chia ra thành các đoạn văn, mổi đoạn văn phải mang một nội dung cụ thể và luôn có câu chủ đề. Cuối cùng là bạn phải biết khai thác ý kiến của bản thân. Không thể lấy suy nghĩ của bạn A bạn B làm suy nghĩ, lối văn của mình được. Những ý kiến của bạn phải luôn được làm rõ và có sức thuyết phục. Đồng thời bạn phải biết kết hợp yếu tố biểu cảm pha chút tự sự vào bài văn để lời văn thêm cuốn hút, bạn phải biết nhìn nhận toàn bộ các mặt của vấn ề mà đề bài giao. Việc này sẽ giúp bạn không bị lan man khi viết văn, viết đủ vấn đề và nêu được suy nghĩ của bản thân là bạn có điểm. Một bài văn dài 4,5 trang mà vẫn chưa đủ ý thì làm sao có điểm. Thêm nữa là bạn phải đọc nhiều biết nhiều thì vốn thông tin trong bài vă n sẽ phong phú dễ dàng nổi bật được ý chính, sử dụng từ và nghệ thuật chính xác, tình bài sạch đẹp
====> Mình mong là sẽ giúp ích chút ít cho bạn, mình cảm ơn !!~
mở bài: nêu vấn đề cần nghị luận.
cái này chắc bạn nêu đc chứ?
nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò....giới học trò đa chiêu mà nhiều thứ đáng nói....Việc bắt gặp tình trạng học sinh ngồi nói chuyện riêng trog giờ học quả rất phổ biến...
* thân bài:
- thực trạng:học sinh thường nói chuyện riêng trong giờ
- nguyên nhân:có nhiều nguyên nhận
từ học sinh : lười,ko tập trung, chủ quan vào bài,ham buôn chuyện (từ gia đình cũng có)
từ giÁO viên: cách giảng ko hay dễ tạo cho hs của mình cảm giác chán ngán buồn ngủ
-hậu quả : giáo viên ko buồn dạy,học sinh chả muốn học. Gây khó khăn trog quan hệ giữa thầy và trò.Điểm kém xuất hiện nhiều ,tình trạng cop bài khi kiểm tra trở nên phổ biến=>chất lượng học bị giảm
- biện pháp giải quyết : tăng cường chất lượng dạy và học:
Cải tiến phương pháp: xóa bỏ cách dạy đọc chép lỗi thời thay vào đó là cách dạy dựa trên công ngệ hiện đại
Tăng cường ý thức của học sinh
* kết bài: nêu bài học cho bản thân
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường...thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" hằng ngày của những nhà giáo dục tâm huyết.
Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước. Cho nên, các nhà giáo tâm huyết luôn tích cực tìm ra đủ mọi cách để có thể loại bỏ hiện tượng này nhưng đến bây giờ nó vẫn trở thành một hiện tượng rất đáng quan ngại vì chưa có giải pháp hiệu quả.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.
Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...
Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.
Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.
Một trong những biểu hiện sinh động của đức hạnh nho giáo ở Việt Nam.Hiện nay là việc tiếp tục nêu cao vai trò của giáo dục và học vấn.Suốt trong quá trình tồn tại của mình xã hội phong kiến Việt Nam đề cao những người có học,trọng kẻ làm văn chương tạo ra tâm lí hiếu học,tôn sư trọng đạo.Ngày nay,tuy ít nhiều sự sùng kính bị giảm sút nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy sự ngưỡng mộ của xã hội đối với học vấn cả từ góc độ thành đạt trong công việc và cả góc độ có được danh vọng,uy tín.Đặc biệt, giáo dục vẫn luôn chiếm được một vị trí ưu tiên trong các chủ trương và chish sách của Đảng và nhà nước.Thiết tưởng chỉ riêng những gì vừa nhắc tới cũng đủ để khẳng định ảnh hưởng và uy tín của đạo nho với đời sống vật chất và tinh thần xã hội Việt Nam.
Mấy chữ in nghiêng: là biện pháp tổng hợp.
Mấy chữ in đậm là phân tích.
.