Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Mỗi nguồn sóng tạo ra các vòng tròn đồng tâm. Các vòng tròn của 2 nguồn sóng đến gặp nhau và tạo ra hiện tượng giao thoa sóng. Tại đó có những điểm dao động với biên độ cực đại và có những điểm dao động yếu hoặc không dao động.
Tham khảo:
Khi sử dụng nguồn ánh sáng trắng thì trên màn quan sát ta sẽ thấy được ở vân chính giữa là vân sáng màu trắng, trải dài về hai phía là các dải màu biến thiên liên tục từ tím đến đỏ (tím gần vân sáng trung tâm hơn, đỏ xa vân sáng trung tâm hơn).
a. Từ
Đặt:
b. Căn cứ các giá trị của R và I trong phương án 1, ta tính các giá trị tương ứng của x và y.
c. Vẽ đồ thị y = f (x) biểu diễn gián tiếp mối liên hệ giữa I và R.
d. Xác định tọa độ của xm và y0 là các điểm mà đồ thị trên cắt trục hoành và trục tung.
Vẽ mạch điện:
Thực hiện đo các giá trị U và I tương ứng khi thay đổi R. Vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ đó, tức U = f(I). Áp dụng phương pháp xử lí kết quả đo được bằng đồ thị, ta vẽ được đường biểu diễn. Ở đây dự đoán là một đường thẳng có dạng y = ax + b. Đường thẳng này sẽ cắt trục tung tại U0 và cắt trục hoành tại Im. Xác định giá trị của U0 và Im trên các trục. Đồ thị vẽ được có dạng như hình sau:
Theo phương trình đồ thị, dựa vào công thức của định luật ôm cho toàn mạch
ta có: U = E – I.(R0 + r)
Khi I = 0 ⇒ U0 = E
Khi
Từ đó ta tính được E và
Những con lắc khác cũng dao động do hiện tượng cộng hưởng, mỗi con lắc dao động với tần số khác nhau.
Con lắc dao động mạnh nhất là con lắc có chu kì gần nhất với chu kì dao động của con lắc, mặc khác chu kì dao động của các con lắc đơn lại tỉ lệ với chiều dài → con lắc có chiều dài gần nhất với chiều dài của con lắc do đó sẽ dao động với biên độ lớn nhất.
Sóng dừng được hình thành bởi sự giao thoa của 2 sóng ngược chiều, là sóng phản xạ và sóng tới trên cùng 1 phương truyền.
- Mô tả thí nghiệm : Căng một dây dẫn dọc theo một kim nam châm quay tự do , chẳng hạn kim la bàn , sau đó cho dòng điện chạy qua dây dẫn ta thấy kim nam châm bị quay đi.
- Ý nghĩa :
+ Thí nghiệm Ersted chứng tỏ dòng điện cũng gây ra lực từ lên nam châm.
+ Thí nghiệm chứng tỏ các hiện tượng điện và từ có liên quan nhau.
Khi bật tivi thì thành thuỷ tinh ở màn hình bị nhiễm điện nên nó sẽ hút sợi tóc.
+ Ở hình 23.4a) thí nghiệm Fa-ra-đây gồm có:
- Một ống dây (1) có điện kế G tạo thành mạch kín.
- 1 ống dây (2) nối với nguồn điện và khóa K.
∗ Mô tả thí nghiệm
- Khi K ngắt, kim điện kế G không bị lệch.
- Khi đóng khóa K, kim điện kế G bị lệch chứng tỏ trong ống dây (1) có dòng điện.∗ Giải thích hiện tượng
- Khi K ngắt, ống dây (2) không có dòng điện chạy qua. Không có sự biến thiên từ thông qua ống dây (1) nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Kim điện kế không lệch.
- Khi đóng khóa K, ống dây (2) có dòng điện chạy qua trở thành một nam châm điện gây ra một từ trường xuyên qua ống dây (1). Từ thông qua ống dây (1) tăng (từ giá trị không khi K mở) làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong ống dây (1) để chống lại sự biến thiên từ thông qua nó. Kim điện kế lệch.
+ Ở hình 23.4b) thí nghiệm Fa-ra-đây gồm có:
- 1 ống dây (1) có điện kế G tạo thành một mạch kín.
- 1 ống dây (2) nối với nguồn điện và một biến trở và trở thành một nam châm điện.
∗ Mô tả thí nghiệm:
- Khi chưa dịch chuyển con chạy của biến trở, kim điện kế G không bị lệch.
- Dịch chuyển con chạy của biến trở, kim điện kế G bị lệch chứng tỏ trong ống dây (1) có dòng điện.
∗ Giải thích hiện tượng
- Khi chưa dịch chuyển con chạy, cường độ dòng điện trong ống dây không đổi nên từ thông qua ống dây (1) không đổi nên không xuất hiện dòng điện cảm ứng. Kim điện kế không lệch.
- Khi bắt đầu dịch chuyển con chạy trên biến trở, điện trở biến trở thay đổi làm cường độ dòng điện qua ống dây (2) biến đổi, làm cho từ trường của nam châm điện này thay đổi dẫn đến từ thông xuyên qua ống dây (1) để chống lại sự biến thiên từ thông này. Kim điện kế lệch.