K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Hoạt động của hệ thống vắt sữa tự động:

- Khởi động hệ thống bơm chân không để tạo ra luồng khi chân không kích hoạt quá trình hút sữa.

- Đưa bò vào nhà vắt sữa. Mỗi con bò có một chíp cảm biến ở cổ giúp hệ thống nhận diện và thu thập thông tin cá nhân. Bò sữa được vệ sinh bầu vú trước khi vắt sữa.

- Gắn các đầu núm hút sữa vào vú bò. Sữa sau khi vắt sẽ được thu gom qua hệ thống ống dẫn vào các bồn chứa lạnh để bảo quản. Sữa từ bồn chứa lạnh sẽ được bơm vào các xe bồn lạnh và được vận chuyển tới nhà máy chế biến.

B1: trứng từ các lồng đẻ sẽ tự động lăn đến vành đai

B2: sau khi lăn đến vành đai, trứng thu gom từ vành đai theo băng tải đến khu xử lí.

B3: Và sau khi xử lý xong, trứng sẽ được chuyền đến khu phân loại, xếp khay

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Trứng từ các lồng đẻ tự động lăn đến vành đai => Trứng thu gom từ vành đai theo băng tải đến khu xử lí => Trứng sau khi được chuyền đến khu phân loại, xếp khay

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Cấu tạo:
Bể điều áp
Khu chứa khí
Phần váng
Phần sinh khí
Chất lơ lửng
Chất lắng cặn
Hoạt động của hệ thống biogas: Chất thải chăn nuôi được đưa vào bể phân hủy để phân hủy bởi vi sinh vật trong điều kiện thiếu ôxy.
Quá trình phân hủy sinh ra khí methane và các khí khác như carbon dioxide, nitrogen, hydrogen sulfide và hơi nước. Biogas chứa khoảng 60-70% khí methane, là nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Biogas được thu thập bằng hệ thống ống dẫn và lưu trữ trong hệ thống lưu trữ.
Biogas có thể được sử dụng để nấu ăn, làm nóng nước, phát điện hoặc đốt nhiên liệu trong lò sưởi, giúp giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm khí thải ra môi trường.
Phần còn lại của chất thải sau khi phân hủy có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ cho nông nghiệp

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
B1: Nhập nguyên liêu: sữa tươi, sữa bột
B2: Lọc bỏ tạp chất, váng sữa
B3: Đồng hóa: phân tán mỡ trong sữa, hòa tan sữa bột
B4: Khử trùng Pasteur: 90 - 95 độ C/3 - 5 phút => làm nguội 38 - 42 độ C
B5: Bổ sung giống vi khuẩn lactic => lên men
B6: Làm lạnh 15 - 20 độ C, kết thúc lên men
B7: Bổ sung phụ gia sau đó chuyển đến bồn rót
B8: Đóng hộp, bao gói

Bước 1: Nhập nguyên liệu: sữa tươi, sữa bột

Bước 2: Lọc bỏ tạp chất, váng sữa

Bước 3: Đồng hóa: phân tán mỡ trong sữa, hòa tan sữa bột

Bước 4: Khử trùng Pasteur trong khoảng từ 90-95 độ C trong khỏag từ 3 đến 5 phút

=>Sau đó làm nguội từ 38 đến 42 độ C

Bước 5: Bổ sung giống vi khuẩn lactic để từ đó sẽ lên men

Bước 6: Làm lạnh từ 15 đến 20 độ C, và sau đó sẽ kết thúc lên men

Bước 7: Bổ sung phụ gia sau đó chuyển đến bồn rót

Bước 8: Đóng hộp, bao gói

25 tháng 8 2023

Mô hình chăn nuôi gà đẻ thu trứng tự động: trứng gà đẻ ra được tự động vận chuyển theo băng chuyền về khu vực tập kết. Tại đây, các robot tách trứng dập, trứng vỡ, trứng bẩn, trứng không bình thường ra khỏi hệ thống. Trứng đạt yêu cầu được diệt khuẩn, phân thành nhóm in thông tin ngày gà đẻ, hạn dùng lên vỏ trứng, đóng hộp, chuyển về kho và đưa đi tiêu thụ.

Vai trò: nhằm tránh lãng phí thức ăn, giúp sử dụng thức ăn hiệu quả, tiết kiệm công lao động

Nguyên lí hoạt động:

-Thức ăn được bảo quản trong silo. Các silo được kết nối với hệ thống cân điện tử với mục đích giám sát lượng thức ăn cấp vào và lấy ra hằng ngày cũng như lượng thức ăn tồn trong silo.

-Thức ăn từ silo theo hệ thống đường truyền vit tải, xích tải đến hộp định lượng thức ăn ở cuối đường truyền. Hộp nhận thức ăn sẽ được gắn cảm biến để giúp định lượng thức ăn

-Thức ăn sẽ  được cấp từ hộp định lượng xuống máng ăn.

20 tháng 8 2023

Hình

Công nghệ áp dụng

a

Công nghệ cho ăn thông minh

b

Công nghệ tắm chải tự động cho bò

c

Công nghệ thu gom trứng gà tự động

d

Công nghệ vắt sữa bò tự động

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

*Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến:

+ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng:

- Chuồng nuôi: làm ở vị trí yên tĩnh và có thêm ổ đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng; ổ đẻ bố trí chắc chắn, thu trứng thuận lợi, số lượng phù hợp.

- Mật độ: từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng.

- Thức ăn: đầy đủ thành phần dinh dưỡng.

- Cho ăn: 2 lần/ngày; bổ sung bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến; uống nước sạch theo nhu cầu.

- Chăm sóc:

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Nhiệt độ: 18oC đến 25oC, độ ẩm: 65% đến 80%.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

+ Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày.

++ Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt:

- Chuồng nuôi: làm nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.

- Thức ăn: phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Cho ăn: Theo 2 cách:

+ Tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể.

+ Đổ đầy cám vào máng ăn tự động, hết lại đổ tiếp.

- Chăm sóc:

+ Đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.

+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.

* Liên hệ thực tế quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa:

- Chuồng nuôi: thông thoáng tự nhiên

+ Bán công nghiệp

+ Công nghiệp

- Thức ăn: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung.

- Cho ăn: trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô.

- Chăm sóc:

+ Chống nóng cho bò sữa

+ Chiếu sáng hợp lí

+ Giảm thiểu tối đa các stress

+ Vệ sinh và quản lí sức khỏe

+ Khai thác sữa

25 tháng 8 2023

Mô tả mô hình xử lí chất thải trong chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Chất thải rắn được thu gom hằng ngày và xử lí triệt để trước khi đưa ra ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ, không gây ô nhiễm môi trường.

- Chất thải lòng được thu gom bằng đường riêng đến khu xử lí (dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lí bằng đường thoát nước riếng và được xử lí bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lí sinh học phù hợp trước khi thải ra môi trường). Nước thải sau khi xử lí phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

- Hầm biogas: Nước thải chăn nuôi bò sữa được chảy vào hầm biogas để xử lý các chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh. Hầm biogas còn giúp giảm lượng khí độc sinh ra và cung cấp khí đốt để sử dụng.

- Khu vực tập trung chất thải để xử lí phải đặt ở cuối trại, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước và được xử lí theo quy trình phù hợp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Các bước sản xuất sữa lên men:

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: sữa tươi, sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng, men giống.

- Bước 2: Phối trộn: sữa/men giống = 9/1.

- Bước 3: Chiết rót vào hộp đã chuẩn bị.

- Bước 4: Đóng nắp.

- Bước 5: Ủ.

- Bước 6: Bảo quản và sử dụng.