K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2023

- Đầu tiên, em hãy ước lượng khối lượng hộp bút của em, ví dụ khối lượng hộp bút của em là 50 g.

- Sau đó, em dùng cân để đo khối lượng của hộp đựng bút, em thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Ước lượng khối lượng hộp bút.

+ Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

+ Bước 3: Hiệu chỉnh cân về mức 0.

+ Bước 4: Đặt hộp bút lên cân hoặc treo hộp bút vào móc cân.

+ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

- Cuối cùng, em so sánh với kết quả ước lượng ban đầu. Ví dụ, em dùng cân đo được khối lượng hộp bút là 48g. Vậy, kết quả đo nhỏ hơn kết quả đã ước lượng ban đầu.

 
10 tháng 2 2023

Cụ thể, khi đo chiều dài của lớp học bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Ước lượng chiều dài của lớp học.

– Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

– Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.

– Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của lớp học.

– Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

20 tháng 11 2023

Cách đo chiều cao của hai bạn trong lớp:

+ Bước 1: Ước lượng chiều cao của 2 bạn (khoảng 150 cm)

+ Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp

(chọn thước GHĐ: 2m; ĐCNN: 0,1cm)

+ Bước 3: Đặt thước đo dọc theo chiều cao của người, chân của người trùng với vạch số 0.

+ Bước 4: Đặt mắt vuông góc với cạnh thước (mặt số của thước), đọc giá trị chiều cao của 2 bạn theo giá trị của vạch chia gần nhất so với đầu kia.

+ Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo (Bạn 1: 155cm, Bạn 2: 153cm)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

Em hoàn thành bảng như sau:

Lần đo

Khối lượng (m)

Trọng lượng (P)

1

100 g

0,98 N

2

200 g

1,96 N

3

500 g

4,9 N

Từ kết quả đo trên, ta thấy trọng lượng P (đơn vị N) gần bằng 10 lần khối lượng m (đơn vị kg).

18 tháng 11 2023

Mẫu báo cáo thực hành

1. Ước lượng chiều dài, độ dày của sách.

2. Chọn dụng cụ đo.

Tên dụng cụ đo: thước thẳng

GHĐ: 30 cm

ĐCNN: 0,1 cm

3. Thực hiện đo và ghi kết quả đo theo mẫu bảng 5.1.

Kết quả đo

Lần đo 1

Lần đo 2

Lần đo 3

Giá trị trung bình

Chiều dài

l1 = 26,1 cm

 l2 =26,5 cm

l3 = 26,3 cm

26,3 cm

Độ dày

d1 = 0,6 cm

d2 = 0,7 cm

d3 = 0,5 cm

0,6 cm

19 tháng 12 2021

Chọn A

10 tháng 2 2023

Cách đo nhiệt độ cơ thể:

Khi đo nhiệt độ của cơ thể, ta cần thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể.

– Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.

– Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

– Bước 4: Thực hiện phép đo.

– Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Học sinh thực hành đo nhiệt độ của cơ thể và ghi nhận kết quả.

Câu 13. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:(1) Đặt mắt nhìn đúng cách(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định(5) Thực hiện phép đo thời gianThứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:A. (1), (2), (3), (4), (5)                          B. (3), (2), (5),...
Đọc tiếp

Câu 13. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

(5) Thực hiện phép đo thời gian

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

A. (1), (2), (3), (4), (5)                          B. (3), (2), (5), (4), (1)

C. (2), (3), (1), (5), (4)                          D. (2), (1), (3), (5), (4)

Câu 14. Trường hợp nào sau đây đều là chất?

A. Đường mía, muối ăn, con dao         B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm

C. Nhôm, muối ăn, đường mía            D. Con dao, đôi đũa, muối ăn

Câu 15. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Ngưng tụ                               B. Hoá hơi

C. Sôi                                         D. Bay hơi

Câu 16. Tính chất nào sau đây không là tính chất hóa học của khí oxygen?

A. Chất khí, không màu             B. Không mùi, không vị

C. Tan rất ít trong nước             D. Làm đục dung dịch nước vôi trong

Câu 17. Quá trình nào sau đây không cần oxygen?

A. Hô hấp                                   B. Quang hợp

C. Hoà tan                                  D. Đốt cháy

Câu 18. Để phân biệt tính chất hóa học của một chất ta thường dựa vào dấu hiệu nào sau đây?

A. Không có sự tạo thành chất             B. Có chất khí tạo ra

C. Có chất rắn tạo ra                             D. Có sự tạo thành chất mới.

Câu 19. Sự sôi là:

A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng.

B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

C. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 20. Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện

A. Chất dễ nén được                             B. Chất dễ nóng chảy.

C. Chất dễ hóa hơi                                D. Chất không chảy được.

Câu 21. Oxygen có tính chất nào sau đây?

A. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy.

B. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

C. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.

D. Ở điều kiện thường, oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống

Câu 22. Thành phẩn nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. Oxygen                                            B. Hidrogen.

C. Carbon dioxide                                D. Nitrogen.

Câu 23. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây?

A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.

B. Ngửi mùi của 2 khí đó.

C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.

Câu 24. Vật liệu nào dưới đây dẫn điện?

A. Kim loại                                B. Nhựa

C. Gốm sứ                                  D. Cao su

Câu 25. Các cây thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây?

A. Quặng bauxite                                 B. Quặng đồng

C. Quặng chứa phosphorus                  D. Quặng sắt

Câu 26. Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm?

A. Điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất

B. Đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi

C. Dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy.

D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp.

Câu 27: Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực?

A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn

B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt

C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp

D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp.

Câu 28. Hỗn hợp là

A. Dây đồng                                         B. Dây nhôm.

C. Nước biển                                        D. Vòng bạc.

Câu 29. Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là

A. Dung dịch                                        B. Chất tan.

C. Nhũ tương                                       D. Huyền phù.

Câu 30. Để tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây?

A. Cô cạn                                             B. Chiết.

C. Chưng cất                                        D. Lọc.

Câu 31. Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc?

A. Muối ăn và cát                                 B. Đường và bột mì

C. Muối ăn và đường                           D. Cát và mạt sắt.

Câu 32. Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hóa học của chất?

A. Cơm để lâu trong không khí bị ôi, thiu.

B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ.

C. Nước để lâu trong không khí bị biến mất.

D. Đun nóng đường trên chảo quá nóng sinh ra chất có màu đen.

Câu 33. Chọn dãy cụm từ đúng trong các dãy cụm từ sau chỉ các vật thể:

A. Cây bút, con bò, cây hoa lan                      B. Cái bàn gỗ, sắt, nhôm.

C. Kẽm, muối ăn, sắt                                      D. Muối ăn, sắt, cái bàn.

Câu 34. Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể hữu sinh (vật sống)?

A. Cây mía, con bò                               B. Cái bàn, lọ hoa.

C. Con mèo, xe đạp                              D. Máy quạt, cây hoa hồng.

Câu 35. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

A. Thuỷ tinh                                         B. Gốm.

C. Kim loại                                           D. Cao su.

Câu 36. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

A. Thuỷ tỉnh                                         B. Thép xây dựng.

C. Nhựa composite                               D. Xi măng.

Câu 37. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Lúa gạo                                            B. Ngô.

C. Mía                                                   D. lúa mì.

Câu 38. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

A. Gỗ                                                    B. Bông.

C. Dầu thô                                            D. Nông sản.

Câu 39. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là

A. Vật liệu                                            B. Nhiên liệu.

C. Nguyên liệu                                     D. Vật liệu hoặc nguyên liệu

Câu 40. Để duy trì một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì?

A. Kiên trì chạy bộ.

B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng.

C. Ăn đủ, đa dạng.

D. Tập trung vào việc học nhiều hơn.

Câu 41. Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”

A. Vì tế bào rất nhỏ bé.

B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết.

C. Vì tế bào không có khả năng sinh sản.

D. Vì tế bào rất vững chắc.

Câu 42. Loại tế bào nào sau đây phải dùng kính hiển vi điện tử mới quan sát được?

A. Tế bào da người                               B. Tế bào trứng cá.

C. Tế bào virut                                     D. Tế bào tép bưởi.

Câu 43. Vì sao tế bào thường có hình dạng khác nhau?

A. Vì các sinh vật có hình dạng khác nhau.

B. Để tạo nên sự đa dạng cho tế bào.

C. Vì chúng thực hiện các chức năng khác nhau.

D. Vì chúng có kích thước khác nhau.

Câu 44. Từ một tế bào ban đầu, sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra

A. 4 tế bào con                                     B. 16 tế bào con.

C. 8 tế bào con                                      D. 32 tế bào con

Câu 45. Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ                                       B. Kính lúp.

C. Kính hiển vi                                     D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

 
 Quan sát hình 25.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ - Giải sách chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên 6 - Tech12h


Câu 46. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên chi tiết số 3 đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

 

A. Màng tế bào.                                    B. Chất tế bào.

 C. Nhân tế bào                                     D. Vùng nhân.

Câu 47. Tế bào nào sau đây quan sát bằng mắt thường.

A. Tế bào trứng cá                                B. Tế bào vi khuẩn.

C. Tế bào động vật                               D. Tế bào thực vật.

Câu 48. Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ loại cây nào.

A. Cây sồi                                             B. Câu táo.

C. Cây đậu                                            D. Cây lúa.

Câu 49. Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm.

A. 10 – 20 ngày.                                   B. 15 ngày – 30 ngày.

C. 1 – 2 năm                                         D. Không phân chia nữa.

Câu 50. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

A. Xe ô tô                                             B. Cây cầu.

C. Cây bạch đàn                                   D. Ngôi nhà.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1.  Tại sao khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rữa sạch tay bằng xà phòng?

Câu 2.  Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy:

a) Chất rắn không chảy được

b) Chất lỏng khó bị nén

c) Chất khí dễ bị nén

Câu 3.  Em hãy trình bày cách sử dụng nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình (đun nấu, nhiên liệu chạy xe) an toàn và tiết kiệm?

Câu 4.  Trình bày cách tách muối lẫn sạn không tan trong nước?

Câu 5.  Vẽ tế bào vảy hành: chú thích rõ màng tế bà

3
20 tháng 12 2021

ối dồi ôi

20 tháng 12 2021

sao dị má