Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Phan Bội Châu (1867 1 1940) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỷ XX. Năm 1913, cụ đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, một ngày cuối năm, tổng đốc Quảng Đông đã bắt giam cụ vào khám từ hình, âm mưu trao trả nhà cách mạng Việt Nam cho thực dân Pháp.Tại nhà ngục, ngay đêm đầu tiên, cụ viết bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật để an ủi, động viên mình. Nhan đề bài thơ là Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!.
Đang bị gông cùm trong nhà ngục tử tù, là nguy hiểm. Nay mai phải bước ra pháp trường, là nguy hiểm… Bao nhiêu nguy hiểm máu chảy đầu rơi, thịt nát xương tan, nhưng đối với Phan Bội Châu thì sợ gì đâu. Trước vòng nguy hiểm vẫn hiên ngang thách thức, vẫn bất khuất, kiên cường: Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! Phan Bội Châu đã thể hiện một tâm thế uy vũ bất khuất của nhà cách mạng chân chính.
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại: giàu lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, lạc quan trong tù đày nguy hiểm. Bài thơ có ngôn từ trang trọng, giọng điệu mạnh mẽ hùng hồn làm hiện lên bức chân dung tinh thần tự họa của bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng như Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi.
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là viên ngọc quý trong thơ văn Phan Bội Châu, một khúc tráng ca anh hùng.
Tham khảo
Trong lịch sử Đông Dương, Việt Nam đã từng là một trong những thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Pháp. Việc xâm lược và chiếm đóng Việt Nam đã đem lại nhiều lợi ích cho Pháp, đồng thời cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đất nước và con người Việt Nam. Trước khi Pháp xâm lược, đất nước này đã trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ được sự độc lập và tự chủ trong chính sách ngoại giao của mình. Việc xâm lược của Pháp đã phá vỡ sự độc lập này và đưa Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp. Vai trò của Việt Nam đối với thực dân Pháp là rất quan trọng. Việt Nam là một trong những nơi có nhiều tài nguyên quý giá như đất đai, khoáng sản, nước ngọt và rừng phong phú. Việt Nam cũng là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của Pháp. Việc chiếm đóng Việt Nam đã giúp Pháp mở rộng lãnh thổ và tăng cường sức mạnh kinh tế của mình. Tuy nhiên, việc xâm lược và chiếm đóng Việt Nam cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đất nước và con người Việt Nam. Việc bóc lột tài nguyên và khai thác lao động đã làm suy yếu nền kinh tế và gây ra nhiều khó khăn cho người dân Việt Nam. Ngoài ra, chính sách đô hộ của Pháp cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ phía người dân Việt Nam. Trong giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương từ năm 1919 đến 1929, Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với Pháp. Việt Nam vẫn là một trong những nơi có nhiều tài nguyên quý giá và là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của Pháp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Pháp đã tập trung vào việc xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế, đồng thời cũng đã thực hiện một số chính sách cải cách nhằm giảm bớt sự bất bình của người dân Việt Nam. Tóm lại, Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng đối với thực dân Pháp trong quá trình xâm lược và chiếm đóng Đông Dương. Việc chiếm đóng Việt Nam đã giúp Pháp mở rộng lãnh thổ và tăng cường sức mạnh kinh tế của mình. Tuy nhiên, việc xâm lược và chiếm đóng Việt Nam cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đất nước và con người Việt Nam. Việc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ phía người dân Việt Nam.
Tham khảo :
Trong giai đoạn chiến tranh, em biết rằng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng chiến đấu của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ ...
Tham Khảo
Trong giai đoạn chiến tranh, em biết rằng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng chiến đấu của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ ...
Chế độ thực dân Pháp đã để lại nhiều ảnh hưởng đáng kể đối với kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong suốt 80 năm cai trị. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính:
1. Ảnh hưởng về kinh tế: - Chế độ thực dân Pháp đã khai thác tài nguyên và lao động của Việt Nam để phục vụ cho lợi ích của Pháp. Việt Nam trở thành một nền kinh tế thuần nông, chủ yếu sản xuất các mặt hàng nông nghiệp và nguyên liệu cho công nghiệp Pháp. - Hệ thống thuế và chính sách kinh tế của Pháp đã gây ra sự chênh lệch giàu nghèo và tạo ra sự bất công trong phân phối tài nguyên và cơ hội kinh doanh. - Pháp đã xây dựng hạ tầng kinh tế như hệ thống đường sắt, cảng biển và các cơ sở hạ tầng khác, nhưng chủ yếu là để phục vụ cho lợi ích của Pháp và không đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của Việt Nam.
2. Ảnh hưởng về chính trị: - Chế độ thực dân Pháp đã thiết lập một chính quyền đô hộ, không cho phép dân chủ và tự do chính trị. Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp và bị kiểm soát chặt chẽ bởi quân đội Pháp. - Chế độ thực dân đã đàn áp các phong trào đấu tranh độc lập và tự do của người dân Việt Nam, dẫn đến sự bất mãn và phản kháng từ phía dân chúng.
3. Ảnh hưởng về xã hội: - Chế độ thực dân đã gây ra sự chia rẽ trong xã hội Việt Nam, tạo ra sự phân cấp và bất bình đẳng. Người Pháp và người Việt Nam được đối xử khác biệt và có các quyền lợi và đặc quyền khác nhau. - Chế độ thực dân đã đàn áp và cấm các hoạt động xã hội của người dân, gây ra sự suy thoái về văn hóa và giáo dục.
4. Ảnh hưởng về văn hóa: - Chế độ thực dân đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam. Văn hóa truyền thống và giá trị của người Việt bị đe dọa và suy thoái dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp.
- Ngôn ngữ Pháp được đưa vào giáo dục và hành chính, gây ra sự mất mát và suy thoái của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam truyền thống.
Tóm lại, chế độ thực dân Pháp đã để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Việt Nam trong suốt 80 năm cai trị.
Tham khảo:
Trải qua hơn 400 năm, chủ nghĩa tư bản đã bước lên những nấc thang phát triển khác nhau mà mỗi nấc thang ấy đều được đánh dấu bằng sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp. Động lực cho sự phát triển được tạo ra từ khả năng sáng tạo vô hạn của con người. Bằng trí tuệ và khát vọng chinh phục, giai cấp tư sản đã ghi dấu ấn vào lịch sử và tạo dựng nên những giá trị văn minh vô cùng rực rỡ. Tuy nhiên, sự tiến bộ quá nhanh của khoa học - công nghệ cũng tạo ra những mặt trái, thách thức chủ nghĩa tư bản trong thời kì mới.
Tham khảo nha!
Hơn 45 năm chiến tranh đã qua đi, nhưng những vết thương, cái chết do bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh đã trở thành nỗi ám ảnh của mỗi người dân. Theo số liệu thống kê, từ năm 1975 đến nay, cả nước có hơn 104 nghìn người chết, bị thương do tai nạn bom, mìn, vật nổ. Trong đó, tai nạn do đùa nghịch và không hiểu biết của trẻ em, gây nổ chiếm 38%. Số vụ do người dân pháthiện bom mìn, vật nổ rồi đem cưa, đục để lấy phế liệu, thuốc nổ chiếm 30%. Số vụ docuốc, đập, dẫm phải vật nổ gây ra chiếm 18%. Số còn lại do nguyên nhân ngẫu nhiên chiếm 10%. Những nơi phải hứng chịu nhiều bom đạn, vật nổ trong chiến tranh nhưNghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định…, có tới 22.800 người dân vô tội tiếp tục chịu hậu quả từ bom, mìn, trong đó hơn 10 nghìn người chết và12 nghìn người bị thương tật suốt đời. Bình Định là một trong những tỉnh bị ô nhiễmbom, mìn, vật nổ cao nhất ở Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích nghi ô nhiễm bom, mìn, vật nổ cần được rà phá lên tới 246.843 ha, chiếm 40,96% diện tích tự nhiên(602.580 ha) toàn tỉnh. Riêng ở Hoài Nhơn, số khu vực có bom mìn là 43, số vị trí bommìn là 124, diện tích ô nhiễm bom mìn là 27. 162 ha, nạn nhân bị chết là 12 người, bịthương là 24 người.Tai nạn bom mìn để lại hậu quả vô cùng ghê gớm. Đối với bản nhân người bị nạn: chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thểchất và tinh thần cho nạn nhân. - Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình. Đối với xã hội: mất đi nhân lực lao động, gánh nặng cho xã hội. Từ khi chiến tranh kết thúc đến nay, để mang lại sự an toàn cho nhân dân, cả nướcđã có hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và bị thương khi làm nhiệm vụ rà phá bom, mìn. Khó có thể bù đắp hết những mất mát của các gia đình bị bom, mìn cướp đi người thân hay vì bom mìn mà tàn phế. Bởi vậy chúng ta phải học cách ứng xử và cảm thông vói người khuyết tật , giúp đỡ người khuyết tật , hành động của thế hệ mai sau . Ko nên ghét bỏ và khinh thường họ , thay vào đó hãy làm những việc giúp để giúp đỡ họ , tùy vào khả năng của mình . Người lớn thì có thể quyên góp tiền giúp đỡ người khuyết tật . Trẻ con thì có thể khi nhìn thấy người khuyết tật đang gặp khó khăn thì hãy giúp đỡ họ . Hãy cùng đồng tâm hiệp lực giúp đỡ những người khuyết tật , để trái đất này đc lấp đầy bởi một màu yêu thương .
Tham Khảo
Hơn bảy mươi năm trôi qua kể từ khi Mĩ thả hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki, tấn thảm kịch ấy vẫn đau đáu trong trái tim những con người yêu chuộng hòa bình khắp thế giới, đòi hỏi các tổ chức quốc tế phải hành động mạnh mẽ hơn để chống lại loại vũ khí hủy diệt này. Chắc hẳn ai cũng hơn một lần nghe những lời tự thuật của những nạn nhân đáng thương ấy. Luồng nhiệt bỏng rát từ vụ nổ khiến cho da thịt họ tan chảy, nỗi đau mất đi người thân tước của họ niềm vui và hi vọng, để lại những ám ảnh tâm lí mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Đâu dừng lại ở đó, bức xạ phơi nhiễm từ vụ nổ tiếp tục ngấm vào đất đai và cả con người, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, khiến cho nỗi đau hạt nhân cứ mãi dày vò những con người vô tội. Đáng lên án như vậy nhưng bom nguyên tử vẫn trở thành mục tiêu trọng điểm trong chiến lược quốc phòng của không ít quốc gia. Đặc biệt, gần đây, những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khiến cho mối lo hạt nhân lên đến mức cao nhất khi mà chỉ một hành động thiếu bình tĩnh cũng có thể đẩy tính mạng của hàng triệu người vào vòng nguy hiểm. Giải pháp duy nhất cho vấn đề này là kiến tạo một thế giới thật sự hòa bình, công bằng, bác ái, nơi mọi bất đồng đều có thể giải quyết trên bàn đàm phán – công việc đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng quốc tế. Hãy để tình yêu thương lan tỏa và không có thêm một nạn nhân của chiến tranh nói chung vũ khí hạt nhân nói riêng nào nữa.