Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu sau đây là đúng hay sai? hãy giải thích ngắn gọn
a/ củ khoai lang là rễ.- Đúng vì củ khoai chính là phần rễ phình ra của cây.
b/ xương người lớn dễ gãy hơn so với xương trẻ em - Sai vì sương trẻ em còn nhỏ và chưa được đầy đặn như người lớn .
c/ động vật có cơ quan hô hấp là phổi đều sống ở trên cạn - Sai vì nhiều loài động vật đều có phổi vẫn sống dưới nước.
d/ Thân cây cũng có khả năng quang hợp - Sai vì khá ít cây có thể quang hợp ở thân .
e/ Phản xạ có điều kiện mang tính bẩm sinh - Sai vì phản sạ có điều kiện phải qua quá trình học tập mới biết.
g/ Cặp NST giới tính ở người là 2 chiếc. - Đúng cặp NST ở nam là XY còn ở nữ là XX.
-cây điều có hạt nằm trong quả:
giải thích : Sau khi thụ phấn, phần cuống và hoa sẽ phát triển thành quả điều (giả) còn phần nhân và hạt thì mới chính là quả thật.
-để tập trung chất dinh dưỡng cho trái bắp phát triển người ra thường cắt hết lá bắp đi: Sai
giải thích :
ngta chỉ dùng 3 - 4 ngày tỉa bỏ một lần để cây tập trung dinh dưỡng nuôi bắp chính chứ không cắt hết lá. -Từ một củ khoai tây có thể làm giống đủ trồng cho 40 ha đất trồng :Đúng giải thích:- trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha.-các bảo quan chỉ có ở tế bào TV là: lục lạp, không bào lớn và trung thể :Đúng giải thích : lục lạp, không bào lớn và trung thể không có ở động vậtAND có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các nuclêôtit, do cách sắp xếp khác nhau của bốn loại nuclêôtit.
Tham khảo!
ADN có tính đa dạng và đặc thù vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. ... Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng và thành phần các nuclêôtit.
- Vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại (A, T, G, X). Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng và thành phần các nuclêôtit.
(Tham khảo)
Câu 1:
* Giống nhau:
- Đều có sự tự nhân đôi của NST.
- Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
- Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
- NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
- Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
* Khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. - Chỉ 1 lần phân bào. - Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit. - Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc. - Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. | - Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín. - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. - Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit. - Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc. - Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. |
Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào. | Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc. |
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST). | - Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép. - Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n. |
Ý nghĩa: - Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau. - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể. | Ý nghĩa: - Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau. - Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài. - Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới. |
Câu 2:
Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
1. Quan hệ đối địch là mối quan hệ giữa các loài sinh vật mà trong đó một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.
2.
- Sau một thời gian ngọn cây hướng về phía có nguồn sáng vì cây có tính hướng sáng, ngọn cây sẽ hướng về phía có ánh sáng tác động.
- Thực vật có một số đặc điểm chung như sau:
+ Tự tổng hợp các chất hữu cơ .
+ Phần lớn không có khả năng di chuyển.
+ Phản ứng chậm với các kich thích của môi trường.
3. Nhân tố sinh thái là những nhân tố ở môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sống của sinh vật.
Nhân tố sinh thái bao gồm các nhân tố vô sinh, hữu sinh, con người có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. b) Các nhóm: + Nhóm nhân tố vô sinh. + Nhóm nhân tố hữu sinh (kể cả con người và hoạt động của họ)
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do prôtêin cấu trúc theo nguyên tắc đa phản với 20 loại axit amin và do các cấu trúc không gian.
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do prôtêin cấu trúc theo nguyên tắc đa phản với 20 loại axit amin và do các cấu trúc không gian.
Tham khảo:
1.
Củ khoai tây là những ngọn của thân đi ngang dưới đất. Thân đi ngang này lớn đến một lúc nào đó, ngọn sẽ nở to ra, hình thành củ khoai, vì hình dáng nó bự dầy, thường thường mắt người dễ phân biệt.
Củ khoai lang:vì xung quanh củ có các rễ phụ nên củ khoai lang là rễ
2.
Đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng:
- Màu sắc lá: lá đỏ, lá xanh,…
- Kiểu sắp xếp lá trên thân: mọc cách, mọc vòng, mọc đối
- Kiểu gân lá: hình mạng, hình cung, song song.
- Hình dạng: hình trứng, hình chân vịt, hình tim, hình lưỡi mác,…, kích thước của phiến lá rất khác nhau.
- Loại lá: lá đơn và lá kép.
TK:
1,Củ khoai lang do những rễ bên của dây khoai lang đâm xuống đất,lúc đầu nhỏ sau to dần do tích lũy tinh bột mà thành. Củ khoai tây có những cành ở gần gốc khi bị vùi xuống đất,cành sẽ phát triển thành củ. Nếu củ khoai tây bị lộ ra trên mặt đất chúng sẽ có màu màu xanh do có chất diệp lục như cành và thân cây.
2,đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng:
- Màu sắc lá: lá đỏ, lá xanh,…
- Kiểu sắp xếp lá trên thân: mọc cách, mọc vòng, mọc đối.
- Kiểu gân lá: hình mạng, hình cung, song song.
- Hình dạng: hình trứng, hình chân vịt, hình tim, hình lưỡi mác,…, kích thước của phiến lá rất khác nhau.
- Loại lá: lá đơn và lá kép.