K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mn nhạn xét bài này giúp mk với a

(Biểu cảm về 1 muà trong năm-mở bài và ý 1 phàn than bài)

Ô kìa! Lũ về đaau hết rồi? Sao không gian bỗng yên lặng thế nhỉ. Trời cũng chẳng còn gay gắt nưã, thay vào đó là cái nắng nhẹ nhàng. Phượng đã trút bỏ chiếc áo đỏ bắt mắt, nhường chỗ cho những bông cúc vàng rực. Vậy là thu, mùa mà tôi yêu nhất đã đến.

Thu sang, bầu trời như xanh và cao hơn, mây trắng bồng bềnh trôi như hàng ngàn viên kẹo bông mềm mại. Tôi yêu lắm bầu trời ấy, bàu trời cuả bao ước mơ, hi vọng cuả sự bình yên đến vô cùng. Thu may mắn được hưởng baàu không khí mát mẻ bởi sự giao hòa của nắng hạ và gió đông. Thu là muà lãng mạn, vì thiên nhiên khi nào cũng ngaạp tràn sắc vàng đặc trưng. Đó là màu nắng ngọt ngào như giót mạt, là sắc vàng suộm cuả lá thu rơi. Đó còn là chiếc áo vàng mượt mà cánh đồng luá quê tôi khoác lên mỗi tháng 7 uà về. Lúc áy, các "cô gái xuaan xanh" nõn nà tháng 4 bắt đầu trút bỏ cái màu tươi mới, để rồi nặng trĩu những hạt thóc vàng giòn. Giữa cái biển vàng mênh mông kia, nổi bạt lên là bài ca vang lừng báo hiệu một vụ muà bội thu. Không biết chàng ca sĩ nào mà hát hay thế nhỉ. Tiếng hát áy trong sáng, ngọt ngào như đang ca ngợi cái không khí trong xanh cuả đaát trời, cái dịu dàng thanh tao cuả tự nhiên, cái mùi thơm ngai ngái cuả cỏ, cuả caay, cuả những cọng rơm vàng và cả mùi đất ẩm ướt hơi sương. Tát cả hoà quyện vào nhau, tạo cho người ta cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, laãn vào những suy nghĩ mông lung với niềm trào daang hạnh phúc.

1
13 tháng 12 2017

cho mk tham khảo bài làm cuả các bn vs nhahehe

Mk cảm ơn trc

Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau :Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia trái đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ...
Đọc tiếp

Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau :

Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia trái đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thVà hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Còn nữa, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió… Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa đông bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. 
Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố. 
Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình.
Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao! Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi! ôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng bạn chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi.  Lúc bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. 

0
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người...
Đọc tiếp
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy

Biểu cảm về cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

 

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

 

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

 

5
25 tháng 10 2016

Bị j đax

25 tháng 10 2016

dai v

 

 đề bài : lập giàn ý cho bài văn trên Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. Sáng sớm ở quê em rất thanh bình và dịu êm, khi mọi người thức dậy, tiếng gà cất tiếng gáy vang...
Đọc tiếp

 đề bài : lập giàn ý cho bài văn trên 

Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. Sáng sớm ở quê em rất thanh bình và dịu êm, khi mọi người thức dậy, tiếng gà cất tiếng gáy vang xa đến xóm bên cạnh. Bình minh thức dậy sau một giấc ngủ dài. Buổi sáng, cánh đồng lúa còn cúi xuống, nặng trĩu từng bông, lá cũng đã chuyển sang màu vàng nhạt. Khi ánh mặt trời lên cao, cả cánh đồng sẽ khoác một tấm áo màu vàng rực rỡ, trải dài đến muôn nơi. Bình minh, những giọt sương mỏng manh còn e ấp đọng lại trên những lá lúa sắc nhọn. Lúc ánh mặt trời bắt đầu le lói thì những hại tròn bé tý ấy ánh lên màu vàng dịu nhẹ, hắt xuống mặt đường. Khoảnh khắc ấy thật tuyệt đẹp. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc bình minh hé đã bắt đầu gượng thức dậy, đung đưa khi có làn gió mát lành thổi qua. Vì sáng mai nên nắng còn nhẹ, màu vàng của lúa chưa chói chang. Cánh đồng lúa lúc ấy nhìn như một bức tranh chỉ được tô đậm bằng màu vàng, là thứ vàng hanh dịu nhẹ. Thân lúa khi chín trở nên mềm hơn, đỡ cứng cáp hơn khi thì con gái nhưng rất dẻo dai. Vì dẻo dai nó mới có thể chứa được sức nặng của bông lúa khi trĩu xuống. Người dân trong xóm em khi mùa lúa chín thường thức dậy rất sớm để ra đồng đi gặt. Nhiều bác nông dân dắt trâu ra đồng, buộc dây vào chiếc xe kéo và bắt đầu xuống gặt. Tiếng gặt lúa nghe sột soạt, phá tan đi sự yên lặng của sáng sớm. Những chú trâu màu đen dường như điểm xuyết trên nền vàng của cánh đồng lúa, khiến cho bức tranhquê hương thêm sinh động hơn. Cánh đồng lúa quê em buổi sáng mai thật đẹp, một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng ý nghĩa. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín buổi sáng mai như thế này.

4
15 tháng 9 2021

Dàn ý bài văn tả cách đồng lúa quê em

I. Mở bài

Giới thiệu cảnh định tả: Đó là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau, có một dải đất chạy dài dưới hai chân đồi tạo thành một cánh đồng nhỏ hẹp. Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ quốc lộ Một đến tận các chân đồi. Ngắm cánh đồng vào buổi sáng thật là đẹp.

II. Thân bài

  • Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
  • Khi mặt trời lên cao, sương tan dần, cánh đồng hiện lên, màu xanh của lúa đang thì con gái che kín cả mặt ruộng, đẹp như một tấm thảm xanh.
  • Gió xuân từ trên đồi cao tràn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng.
  • Đây đó, xuất hiện bóng người ra thăm ruộng lúc ẩn lúc hiện, làm cho những chú chim bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao.
  • Dọc các chân đồi người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào...
  • Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ quốc lộ.
  • Một đến thị trấn Kim Tân trung tâm của huyện, những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón thúc cho lúa.
  • Dải lụa xanh ấy quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết lúa lại khoai, ngô, sắn, rau màu... Cánh đồng luôn được nhuộm mới những sắc màu của cuộc sống.

III. Kết bài

Nắng đã lên cao mà em vẫn tần ngần ngắm mãi dải lụa xanh này không biết chán. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin hy vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.

Tỉ lệ đúng=tỉ lệ sai(=50%)

15 tháng 9 2021

.

    (Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)

    2. Thân bài:

    a. Tả bao quát

    - Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)

    b. Tả chi tiết

    - Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng

    - Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ

    - Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ

    c. Quang cảnh ngày mùa

    - Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa

    - Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ

    - Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân

    - Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi

    3. Kết bài:

    - Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt

    - Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?

    - Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:a)    Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)b)    Một trong 2 văn bản sau:(1)LÃO NÔNG VÀ CÁC CONHãy lao động cần cù gắng sức,Ấy chân lưng sung túc nhất đời.Phú nông gần đất xa trờiHọp riêng con lại, nói lời thiết thaRằng: “Ruộng đất ông cha để lạiCác con đừng khờ dại bán đi.Kho vàng chôn dưới đất kia,Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng côngTìm khắc...
    Đọc tiếp

    Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của:

    a)    Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

    b)    Một trong 2 văn bản sau:

    (1)

    LÃO NÔNG VÀ CÁC CON

    Hãy lao động cần cù gắng sức,

    Ấy chân lưng sung túc nhất đời.

    Phú nông gần đất xa trời

    Họp riêng con lại, nói lời thiết tha

    Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

    Các con đừng khờ dại bán đi.

    Kho vàng chôn dưới đất kia,

    Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công

    Tìm khắc thấy: cuối cùng sẽ thắng.

    Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa,

    Tay cày, tay cuốc, tay bừa,

    Xới qua xới lại, chẳng chừa chỗ không.”

    Bố chết. Các con cùng gắng gổ

    Lật tung đồng đây đó khắp nơi,

    Kĩ càng công việc xong xuôi,

    Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu.

    Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy,

    Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan,

    Trước khi từ giã trần gian

    Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

    (La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)

     (2)

    Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.

    1
    12 tháng 8 2019

    Chủ đề văn bản Mẹ tôi ( Et-môn-đô A-mi-xi) là tình cảm và sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ

    Mở đầu: Lí do người cha viết thư trách giận con vì thái độ thiếu lễ phép với mẹ

    Tiếp đến: Sự giảng giải, phân tích của người cha cho con hiểu tình cảm và sự hy sinh của mẹ dành cho con, cũng như phê phán con vì đã vô lễ với mẹ.

    Kết thúc: người cha nghiêm khắc yêu cầu đứa con cần có thái độ đúng đắn, người cha cho con thời gian suy nghĩ về hành động của mình

    Chủ đề chung xuyên suốt: Lao động là vàng.

    Người cha dặn dò người con có kho vàng dưới đất, người cha mất đi, các con ở lại đào bới mảnh vườn. Nhờ được làm kĩ đất nên lúa bội thu. Vàng là hình ảnh ẩn dụ thành quả lao động làm được nhờ việc chăm chỉ lao động.

    có 1 vb miêu tả như sau   Mùa đông giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng , những màu vàng rất khác nhau.Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương xa thì bóng tối đã phơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời sáng hơn thường khi . màu lúa chín dưới đồng vàng sụa lại. Nắng nhạt ngx màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống  như những chàng hạt bồ...
    Đọc tiếp

    có 1 vb miêu tả như sau

       Mùa đông giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng , những màu vàng rất khác nhau.Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương xa thì bóng tối đã phơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời sáng hơn thường khi . màu lúa chín dưới đồng vàng sụa lại. Nắng nhạt ngx màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống  như những chàng hạt bồ đề treo lơ lửng . Từng chiếc lá mít vàng ối . Tàu đu đủ chiếc lá sắn  héo lại , mở 5 cánh vàng tơi. Quả chuối  đốm quả chín vàng , nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng  như những vạt áo , đuôi áo nắng vẫy vấy. Bụi mía vàng xọng, đốt màu phấn trắng . dưới sân , rơm và thóc  vàng dòn . Quanh đó con gà con chó cũng vàng mượt . Mái nhà phủ 1 màu rơm vàng mới.  Tất cả được 1 màu vàng trù phú , đầm ấm  lạ lùng .  Không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào đông .

    a) màu sắc giáng vẻ của cảnh vật , bùng lên chàn đầy sức sống nhờ 1 số từ ghép  và từ láy  háy chỉ ra từ gợi tả đó

    b) VB trên đã hình thành từ bố cục 3 phần không? Có sự liên kết của VB không? Tìm hỉu sự mạch lạc của VB

    1
    25 tháng 9 2019

    Sự mạch lạc và liên kết của đoạn văn trên Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng. Các câu sau biểu hiện sự phong phú của sắc vàng. Hai câu cuối nhận xét chung về sắc vàng đó. Các phần tập trung thể hiện chủ đề "sắc vàng làng quê ngày mùa". Vậy đoạn văn có sự liên kết các câu, tạo sự mạch lạc cả nội dung và hình thức.

    Nắng của mùa thu là sắc vàng ngập lối ta đi,là những bông hoa cúc nở xòe bên hiên nhà lặng lẽ.Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng của trái thị,của những cây rạ mẹ phơi...Còn nắng mùa đông hiếm hoi,ngậm ngùi gợi một chút nao nao nuối tiếc....Bất chợt có một chiều đông,vài giọt nắng rớt xuống bên hiên,cô bé ngơ ngác nhìn,đưa tay ra hứng,không biết đó có phải là những giọt nắng mùa...
    Đọc tiếp

    Nắng của mùa thu là sắc vàng ngập lối ta đi,là những bông hoa cúc nở xòe bên hiên nhà lặng lẽ.Nắng mùa thu là mênh mang sắc vàng của trái thị,của những cây rạ mẹ phơi...Còn nắng mùa đông hiếm hoi,ngậm ngùi gợi một chút nao nao nuối tiếc....Bất chợt có một chiều đông,vài giọt nắng rớt xuống bên hiên,cô bé ngơ ngác nhìn,đưa tay ra hứng,không biết đó có phải là những giọt nắng mùa thu vô tình bỏ quên,còn sót lại;hay chúng được chắt chiu,dệt nên từ những bông cải vàng thắm trong khu vườn nhỏ?..Cô bé ngồi lặng lẽ,dõi nhìn về chút nắng yếu ớt hắt lên từ cuối chân trời xa xa .Bất giác cô bé cảm thấy mùa đông thật tội nghiệp và đáng thương,phải dành dụm cho mình từng giọt nắng hiếm hoi,không đủ sức để xua đi gió lạnh lẽo.Thương mùa đông lắm,cô bé đã ngắt ngững bông hoa cải vàng thả xuống dòng sông để góp vào cho mùa đông một chút nắng.Sắc hoa cải vàng dập dềnh,mênh mang dòng nước của một buổi chiều mùa đông.

    Phân tích cái hay của đoạn văn mà em cảm nhận được ;về cách diễn đạt,về nội dung.

    0

    những cơn gió mùa thu se se lạnh

    Bài 1:Tìm các trạng ngữ cs trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng đi được không?tại sao?a,Mùa đông,giữa ngày mùa,làng quê toàn màu vàng-những màu vàng rất khác nhaub,Hôm qua ai trực nhật  -Thưa cô hôm qua,em trực nhật ạc,Chiều chiều,khi mặt trời gần lặn,chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sânBài 2:Tìm các trạng ngữ có tác dung liên kết trong các phần trích saua,Rồi...
    Đọc tiếp

    Bài 1:Tìm các trạng ngữ cs trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng đi được không?tại sao?

    a,Mùa đông,giữa ngày mùa,làng quê toàn màu vàng-những màu vàng rất khác nhau

    b,Hôm qua ai trực nhật

      -Thưa cô hôm qua,em trực nhật ạ

    c,Chiều chiều,khi mặt trời gần lặn,chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân

    Bài 2:Tìm các trạng ngữ có tác dung liên kết trong các phần trích sau

    a,Rồi mười lăm năm trời ko thấy hứ hoa đớnã,bởi 1 lẽ dễ hiểu là tôi ra thành thị.Thường năm,tết đến tôi mua những tấm hình chụp hoặc vẽ nhưng kì hoa dị thả của tây phương.Rồi cách đây 1 năm,cuối mùa thu vào chơi làng Chiều Khúc ở Hà Đông với 1 vài người bạn ở giữa 1 cái ao nhỏ gần 1 quán nước đầu làng,tôi mới lại được trông thấy 1 bông hoa sung đương lúc vừa vặn nở...

       Rồi năm nay cách ngày ấy 1 năm,trên 1 con đường gập ghềnh,ngồi trên xe đạp,tôi lại trông thấy hoa súng lần thứ 3

    b,Buổi sáng,ánh nắng dịu dàng,ngột màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà in hình hoa lá trên mặt bàn,nền gạch hoa.Còn về đêm trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây lúc thì như chiếc đèn lông thả ánh sáng xuống đầy sân

    Bài 3:Tìm các trạng ngữ đc tách thành các câu riêng trong các phần trích sau và cho biết giá trị của chúng

    a,Dự định mà còn biết bao ngập ngừng,cả cô Quyên và bà tôi đều im lặng,nghĩ đến các trắc trở ngoài sức cố gắng của mk.Cho đến lúc ngoài sân nhà cô Đại Bàng có hai đứa con gái.Đó là con Vàng Anh và con Vành Khuyên

    b,Hoa cúc xanh,có hay là không có?/Trong đầm lầy  tuổi nhỏ của ta xưa

     CÁC BẠN ƠI GIÚP MK VS MK CẦN RẤT GẤP AI NHANH MK TICK CHO!!!!!!!!!!

    6
    28 tháng 1 2019

    Bài 1 : 

    a ) mùa đông, giữa  ngày mưa : ko thể lược bỏ vì trạng ngữ ở đây bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau 

    b) hôm qua:câu bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau ,và trong câu t2 của ý b là nói cuyện vs người lớn lên cang ko thể lược bỏ 

    c) chiều chiều,khi mặt trời lặn : bổ sung về thời gian ko thể lược bỏ vì nếu lược bỏ câu trở nên thiếu nghĩa

    28 tháng 1 2019

    bn cs thể giúp mk mấy bài sau đc ko

    4 tháng 7 2018

    so sánh .Chúc bạn học tốt nha 

    4 tháng 7 2018

    so sánh