K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2021

#tk:

Ngoại trừ một số con sông nhỏ ở phía tây nam, hầu hết các con sông và hệ thống sông tại Campuchia đều đổ vào Tonle Sap hay sông Mê Kông. Phnom Kravanh và dãy núi Damrei tạo thành một đường phân nước. Ở phía đông, các công sông đổ nước vào Tonle Sap, trong khi các con sông ở sườn tây chảy ra vịnh Thái Lan. Tuy vậy, ở phía cực nam của dãy Damrei, do ảnh hưởng của địa hình, một số con sông nhỏ chảy về phía nam và lệch sang phía đông của đường phân nước.

Từ biên giới Campuchia-Lào, sông Mê Kông chảy theo hướng nam đến điểm dưới thành phố Kratie, tại đây, sông chảy 50 km về phía tây và sau đó theo hướng tây nam đến thủ đô Phnom Penh. Ở phía trên Kratie, dòng sông có nhiều thác ghềnh, còn từ Kampong Cham, dòng sông khá hiền hòa, và khu vực hai bên bờ sông thường bị ngập lụt vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Tại Phnôm Pênh, bốn dòng nước gặp nhau ở một điểm gọi là Chattomukh (Bốn mặt). Sông Mê Kông chảy từ hướng đông bắc xuống và sông Tonle Sap nối với Tonle Sap ở tây bắc. Chúng hợp lưu rồi phân ngay thành 2 dòng nước là sông Mê Kông (tức sông Tiền) và sông Basak (sông Hậu), và chảy độc lập với nhau qua vùng đồng bằng châu thổ tại Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông.

Lưu lượng nước vào Tonle Sap là tùy thuộc theo mùa. Vào tháng 9 hay tháng 10, dòng chảy của sông Mê Kông, được cấp thêm từ các trận mưa do gió mùa, tăng lên đến điểm mà các dòng chảy qua đồng bằng không thể chứa được nữa. Lúc này, dòng nước bị đẩy về phía bắc theo sông Tonle Sap và đổ vào the Tonle Sap, do đó làm tăng kích thước của hồ từ khoảng 2.590 km² đến khoảng 24.605 km² vào cao điểm mùa lũ. Sau khi nước sông Mê Kông lên đến đỉnh và các dòng chảy phía hạ du có thể chứa được dung tích nước, dòng sông đảo ngược và chảy từ hồ ra sông.

30 tháng 4 2019

Toàn vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với hai mùa rõ rệt hè , đông . Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam . Nhiệt độ trung bình tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam và có khí hậu giao hòa , là đặc trưng của khu vực đồng bằng bắc Bộ và ven biển

30 tháng 4 2019

cam on nha

4 tháng 3 2019

- Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 được tổ chức ở Ba-li, In-đô-nê-xi-a ngày 7 và 8 tháng 10 năm 2003, Lãnh đạo các thành viên ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II) thống nhất mục tiêu của ASEAN đến năm 2020 là xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh được hợp thành bởi ba trụ cột là Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Hiện nay, xây dựng Cộng đồng ASEAN là mục tiêu chủ đạo cao nhất của ASEAN, được triển khai trong mọi lĩnh vực hợp tác của ASEAN

- Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) có mục tiêu là tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp của các đối tác bên ngoài. Cộng đồng An ninh ASEAN không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung, không hướng tới một liên minh quân sự, không đe dọa ai.
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất ở khu vực, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động lưu chuyển tự do; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo sự hấp dẫn với các nhà đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài.

- Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) với mục tiêu tổng quát là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung vào các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao bản sắc văn hóa khu vực, bảo vệ môi trường, ứng phó với tác động của toàn cầu hóa, thúc đẩy phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống...

26 tháng 10 2023