Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Trong bài “Đường đến ngày vinh quang” của cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập đã có những lời ca thật ý nghĩa “ Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai, Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”. “Chặng đường” ở đây không phải hình ảnh tả thực mà nó là ẩn dụ cho con đường đời, là đích đến của những mục tiêu, nơi con người sẽ chinh phục con đường đó. “Mũi gai” là những khó khăn, thử thách mà con người sẽ phải trải qua nếu như muốn hoàn thiện hành trình đến đích thành công của mình. “Đường vinh quang” là con đường vẻ vang, ý nghĩa nhất mà sau khi vượt qua trăm ngàn sóng gió. “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió”, là những lời ca đầy ý nghĩa về những cố gắng, những nỗ lực của con người trên hành trình chinh phục những đỉnh cao. Có lẽ cũng bởi những ý nghĩa, triết lí vô sâu sắc ấy mà bài hát Đường đến đỉnh vinh quang của cố nhạc sĩ Trần Lập đã vực dậy tinh thần cho hàng ngàn trái tim khán giả trước khi đứng trước khó khăn của cuộc đời. Trên mỗi chặng đường, để đi được đến đích, như một lẽ tất yếu của tự nhiên, con người phải trải qua muôn vàn những khó khăn “bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai”. Đó là những thử thách cực độ, là những khó khăn tưởng chừng có thể làm chúng ta gục ngã, không thể vượt qua. Nhưng nếu có nghị lực, ý chí và niềm tin con người sẽ có thể vượt qua tất cả, những cố gắng ấy sẽ rút ngắn con đường đi đến vinh quang, mang đến những bài học ý nghĩa, nhờ vậy mà chúng ta trưởng thành, mạnh mẽ và bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Đỉnh vinh quang là phần thưởng xứng đáng cho những ai biết nỗ lực, cố gắng. Nó không dành cho những người thiếu nỗ lực, những kẻ bỏ cuộc, cái giá của vinh quang rất đắt vì phải trải qua “muôn ngàn sóng gió” nhưng ý nghĩa mà nó mang lại cũng thật to lớn, vẻ vang.
Bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" là một cô bé có tính cách mạnh mẽ, bướng bỉnh.Bé không nhận cha vì cha đã bỏ rơi mẹ con bé khi bé còn nhỏ.Khi gặp lại cha, bé Thu không gọi cha mà gọi là "người ta".Bé còn hất miếng trứng cá mà cha gắp cho bé.Tuy nhiên, khi nghe bà ngoại kể về những ngày cha bé đi kháng chiến, bé Thu đã thay đổi thái độ.Bé ôm chặt lấy cha và khóc.
Bé Đan trong truyện "Người con gái Nam Xương" là một cô bé có tính cách dịu dàng, hiền lành.Bé rất yêu thương cha mẹ.Khi cha mẹ mất, bé Đan đã sống một cuộc sống nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp.
Nếu bé Thu và bé Đan gặp nhau, chắc chắn hai bé sẽ trở thành bạn bè.Bé Thu sẽ học được từ bé Đan sự dịu dàng, hiền lành.Bé Đan sẽ học được từ bé Thu sự mạnh mẽ, bướng bỉnh.Hai bé sẽ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về gia đình và cuộc sống.
Bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" là một cô bé có tính cách mạnh mẽ, bướng bỉnh.Bé không nhận cha vì cha đã bỏ rơi mẹ con bé khi bé còn nhỏ.Khi gặp lại cha, bé Thu không gọi cha mà gọi là "người ta".Bé còn hất miếng trứng cá mà cha gắp cho bé.Tuy nhiên, khi nghe bà ngoại kể về những ngày cha bé đi kháng chiến, bé Thu đã thay đổi thái độ.Bé ôm chặt lấy cha và khóc.
Bé Đan trong truyện "Người con gái Nam Xương" là một cô bé có tính cách dịu dàng, hiền lành.Bé rất yêu thương cha mẹ.Khi cha mẹ mất, bé Đan đã sống một cuộc sống nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp.
Nếu bé Thu và bé Đan gặp nhau, chắc chắn hai bé sẽ trở thành bạn bè.Bé Thu sẽ học được từ bé Đan sự dịu dàng, hiền lành.Bé Đan sẽ học được từ bé Thu sự mạnh mẽ, bướng bỉnh.Hai bé sẽ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về gia đình và cuộc sống.
Bài kiểm tra em nên tự làm nha, viết dù hay hay không cũng là bài của em, em phải viết thì mới biết mình viết được đến đâu được em ạ!
Nhắc đến nhà thơ Viễn Phương là nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ nhẹ nhàng, man mác, bâng khuâng. Thơ ông lay động lòng người bởi sự tinh tế trong cách diễn đạt cảm xúc, hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài thơ như thế, bằng tình cảm chân thành bình dị của một người con miền Nam, Viễn Phương đã viết nên những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác.
" Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát"
Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính. Sau bao khát khao mong ước, hôm nay người con ấy có cơ hội được viếng lăng Bác, nỗi xúc động, nghẹn ngào thốt lên thành tiếng như thoả lòng mong mỏi gặp Bác bấy lâu. Nơi miền Nam xa xôi, người con ấy mang cả trái tim của hàng triệu đồng bào miền Nam đang dõi theo người, ấm áp biết bao. Đứng trước lăng là hàng tre xanh bát ngát trong sương mai buổi sớm, hàng tre ấy vẫn hiên ngang, đứng bên người, chở che cho người.
" Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
Từ cảm xúc khi đứng trước lăng, tác giả bồi hồi nghĩ về con dân đất Việt, những con người Việt Nam anh dũng, kiên trung, cây tre là biểu tượng là hồn cốt của dân tộc Việt. Người Việt Nam vẫn luôn sáng ngời bởi sự gắn bó bền chặt, ý chí kiên cường, dẫu bão táp mưa sa, dẫu đất cằn sỏi đá vẫn hiên ngang, ngạy thẳng, thủy chung. Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc. Theo dòng người, vào viếng lăng Bác, tác giả lại càng thương nhớ xúc động hơn bao giờ hết.
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Nếu ánh mặt trời của thiên nhiên ngày ngày vẫn miệt mài " đi "bên Bác, vẫn dõi theo người, ánh mặt trời ấy mang sự sống, mang nguồn ánh sáng rực rỡ cho muôn loài trên thế gian. Thì Bác cũng như ánh mặt trời ấy, diệu kì và đẹp đẽ biết bao, Bác mang nguồn sáng của cách mạng soi rọi con đường giải phóng của dân tộc, là ánh sáng ấm áp trong mỗi trái tim chúng con. Đó là một hình ảnh rất đẹp, rất thơ, chứa chan niềm tôn kính của nhà thơ tới Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
" Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".
Bác vẫn ở đấy thôi, chúng con từ khắp mọi miền đến bên người. Ngày ngày những dòng người vào thăm Bác trong niềm xúc động, nhớ thương khôn nguôi. Niềm yêu thương ấy kết thành những tràng hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất dâng lên người. Cuộc đời dân tộc nở hoa dưới nhân cách và công lao vĩ đại của Người. Bác đã hiến trọn bảy mươi chín mùa xuân đẹp đẽ nhất cho dân tộc cho cách mạng, Bác đã làm nên mùa xuân mới cho đất nước, cho muôn dân.
Càng vào trong lăng, nỗi nghẹn ngào lại càng khó tả, càng mãnh liệt khôn nguôi khi bắt gặp hình ảnh người:
" Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
……
Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Bác đang yên nghỉ giấc ngủ ngàn thu giữa một vầng trăng hiền dịu, ánh trăng như Bác vậy, luôn ấm áp và dịu dàng, là kẻ tri âm tri kỉ với Người. Ánh trăng sáng trong ấy như nhân cách vĩ đại của người, cao đẹp, gần gũi mà thân thương. Dẫu biết rằng Bác như bầu trời xanh kia vậy, luôn mãi mãi trường tồn, khắc sâu trong trái tim của muôn người, nhưng thực tại cũng khiến tác giả không khỏi đau lòng được. Không buồn sao được, không thổn thức, tiếc thương sao được khi bầu trời xanh của dân tộc đã ra đi mãi mãi. Tiếng thơ cất lên sao mà nhói lòng, mà thổn thức đến vậy. Càng bên Bác, tình cảm lại càng dạt dào, càng bứt rứt, quyến luyến chẳng muốn rời xa. Từng phút giây thiêng liêng được bên Người là khoảnh khắc quý báu và đáng trân trọng nhất, khi nghĩ đến việc phải xa Người lại không thể ngăn được những dòng nước mắt nuối tiếc, bịn rịn.
" Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Ước nguyện giản dị nhưng chất chứa tình cảm lớn lao của người con gửi đến Người. Từ " muốn làm" lặp đi lặp lại như diễn tả nỗi khát khao khôn nguôi được ở lại với Người, được bên Người thật lâu. Là con chim cất cao tiếng hót giữa bầu trời thanh bình, là đoá hoa toả hương ngào ngạt, là cây tre trung hiếu canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Mong ước ấy đâu chỉ riêng của Viễn Phương mà còn là tiếng lòng, là khát khao, ước nguyện của tất cả mọi người còn trên đất nước này gửi đến Bác.
"Bác Hồ - người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại", hình ảnh Bác luôn mãi sắt son và trường tồn theo thời gian. Bài thơ thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu bởi những cảm xúc tự tận đáy lòng được viết ra của tác giả. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy, phô trương. “Viếng lăng Bác” kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc một cách tự nhiên như thế.