K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2022

Về thăm nhà Bác
Về thăm nhà Bác, Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có hàng ổi chín vàng ong sắc trời
Ngôi nhà thuở bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè
Làng Sen như mọi làng quê
Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng trònVề thăm nhà Bác
Về thăm nhà Bác, Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có hàng ổi chín vàng ong sắc trời
Ngôi nhà thuở bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè
Làng Sen như mọi làng quê
Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn

21 tháng 2 2022

cảm ơn 

26 tháng 11 2017

bạn ơi !!

Những bài thơ chế vui hay nhất

26 tháng 11 2017

Mình có bài hát thôi hà

20 tháng 2 2018

Uk.

Tk nha.

Thanks.

20 tháng 2 2018

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở các thành phố lớn mà nhiều vùng nông thôn cũng đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải còn nhiều bất cập, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng, khai thác cát trái phép…làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải ở nhiều địa phương, nhất là ở các xã nơi dân cư thưa thớt còn nhiều khó khăn, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Thăng Bình có chị Nguyễn Thị Ba trú tại thôn 6, xã Bình Dương đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm sạch môi trường nông thôn cho thôn 6- thôn có số dân đông và diện tích rộng nhất xã Bình Dương.           
     Dưới cái nắng hè gay gắt, mồ hôi rỏ xuống hai bên gò má ướt đẫm, chị Ba vừa thu gom rác thải vừa vui vẻ, tươi cười khi chia sẻ cùng chúng tôi những niềm vui cũng như khó khăn của công việc này. Mặc dù đã ở tuổi 50, nhưng chị vẫn rất năng nổ, nhiệt tình với công việc để đem lại bầu không khí trong lành cho miền quê. Là Chi Hội trưởng phụ nữ thôn chị Ba luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của địa phương. Tuy mới gắn bó với công tác vệ sinh môi trường 02 năm nay nhưng sự chăm chỉ và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của chị đã được nhiều người dân trong thôn ủng hộ và hưởng ứng. Trong từng đường làng, ngõ xóm đều in dấu chân của chị. Chị đã tham gia làm công việc mà bấy lâu nay, việc thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn vẫn được thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, người dân vô tư vứt rác bừa bãi, chỗ nào có đất trống là mang đến đổ, phổ biến nhất là tình trạng xả rác thải như xác gia cầm, gia súc, vỏ thuốc bảo vệ thực vật,… vứt ra ven đường, xuống kênh, mương, thậm chí xung quanh các khu dân cư đang sinh sống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mất mỹ quan thôn, xóm. Với việc làm thiết thực, chị đã phần nào làm thay đổi những thói quen của người dân trong việc bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện môi trường tại địa phương. Mặc dù khối lượng rác thải hằng tuần được thải ra là rất lớn nhưng chị vẫn kiên trì, vào mỗi buổi sáng sớm thứ hai hằng tuần chị đều đặn đi khắp thôn để thu gom các loại rác thải, và cứ thế chị thu gom cho đến khi nào hết rác mới trở về nhà. Chị không quản ngại khó nhọc, dù mưa hay nắng vẫn rong ruổi trên các nẻo đường trong thôn để thu nhặt rác. Với số tiền bồi dưỡng ít ỏi, mỗi tháng chỉ được 450.000 đồng nhưng chị vẫn âm thầm, lặng lẽ thu gom các loại rác thải mà không đòi hỏi gì về quyền lợi cho bản thân. Chị chỉ mong có xe môi trường đi thường xuyên và đúng ngày vào mỗi tuần, để thu gom và giải quyết những bãi rác ở nơi tập trung, để không gây ô nhiễm môi trường.Lúc đầu, khi đến với công việc này chị cũng gặp không ít những khó khăn như: thiếu phương tiện thu gom, xử lý rác thải và ngay cả quần áo bảo hộ lao động cũng không có; cùng với đó là cả những lời nói khen, chê của nhiều người, nhưng không ngần ngại khó khăn, chị vẫn rất nhiệt tình và hăng say làm việc. Có thể nói mô hình “Dân vận khéo” về “thu gom rác thải” ở thôn 6 nói riêng và trên địa bàn xã Bình Dương nói chung mang lại hiệu quả thiết thực là nhờ sự đóng góp hết sức lớn lao của những người phụ nữ thầm lặng như chị Ba.
     Khi chúng tôi hỏi về những khó nhọc trong công tác vệ sinh môi trường mà chị phải hằng tuần vất vả làm việc, chị cười bảo: “Tuy vất vả và độc hại, nhưng nhìn  thấy môi trường ngày càng bị ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm, gặp không ít khó khăn trong công việc, tôi cũng cố gắng vượt qua, để góp một phần nhỏ công sức của mình làm cho cuộc sống xung quanh được xanh, sạch, đẹp, đấy cũng là niềm vui không nhỏ đối với bản thân tôi”. Có lẽ, đối với những người làm công tác vệ sinh môi trường như chị Ba, thì niềm tự hào lớn nhất là khi đã đem lại không khí trong lành cho bà con trong thôn xóm.
     Anh Trương Công Thông – Phó Khối Dân vận Bình Dương cho biết: “Chị Ba là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang; đối với công việc thu gom rác thải khó nhọc vậy mà chị vẫn làm một cách nhiệt tình. Trong tương lai, để mô hình“Dân vận khéo” về “Thu gom rác thải” ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân rộng, thiết nghĩ cần có những đức hi sinh thầm lặng và ý nghĩa như chị Ba…”.
     Xuất phát từ tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức bảo vệ môi trường và tình cảm yêu thương dành cho mọi người, chị Ba đã để lại ấn tượng cũng như tình cảm đối với người dân nơi đây. Tấm gương của chị đã có sức lan tỏa rất lớn ở địa phương. Chị không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ vệ sinh môi trường và nhiều công việc của một Chi Hội trưởng phụ nữ thôn mà còn đảm đang việc nhà, một tay chị chăm lo cho các em trưởng thành. Để động viên và khen thưởng cho những tấm gương phụ nữ điển hình, tiên tiến trong việc thực hiện các phong trào thi đua của địa phương như chị Ba, UBND huyện Thăng Bình và xã Bình Dương cũng đã có giấy khen dành tặng chị - một người phụ nữ sống hết mình vì mọi người và vì một môi trường trong lành, sạch đẹp.

7 tháng 6 2018

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, thấm nhuần đạo lý ấy, Đoàn Thanh niên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tham gia cùng Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội chương trình “Hành trình tri ân” nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2017).

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng máu đào của các anh hùng liệt sĩ vẫn luôn thắm đỏ, sự mất mát của các thương binh, bệnh binh, sự đau thương của thân nhân liệt sĩ, những người ảnh hưởng di chứng chiến tranh vẫn chưa thể nguôi ngoai, vẫn còn biết bao vết thương vẫn chưa lành trên dải đất hình chữ S. Hành trình này là chuyến đi vô cùng ý nghĩa, đây là hành trình tri ân và cũng chính là hành trình để chúng tôi tìm về với nguồn cội.

 Nơi đầu tiên đoàn chúng tôi đặt chân chính là phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình). Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là đại biểu cho những con người đáng kính hy sinh thân mình cống hiến cho Tổ quốc. Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với đồng đội của mình đã kiên cường, anh dũng chiến đấu để đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Mảnh đất Quảng Bình, khúc ruột miền Trung có hình ảnh hùng vĩ của những dãy núi trùng điệp, màu xanh thẳm của đại ngàn và mang vị mặn của biển, nơi Đại tướng đã sinh ra, lớn lên và về an nghỉ khi qua đời. Di nguyện của Đại tướng là được về với biển trong giấc ngủ ngàn thu sau khi trải qua những năm tháng hào hùng cống hiến cho non sông, đất nước. Nơi Đại tướng lựa chọn an nghỉ là địa danh Vũng Chùa - Đảo Yến dưới chân Đèo Ngang, con đèo "đệ nhất hùng quan", địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, có phong cảnh hữu tình, thơ mộng và kì vĩ. Đến Vũng Chùa chúng tôi  bị chinh phục bởi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, thanh bình, hài hòa giữa núi, rừng, biển xanh, cát  trắng. Quan trọng hơn, nơi đây có mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là động lực chính để khách đến viếng, thắp hương không chỉ vào các dịp lễ, Tết mà quanh năm, bất kể ngày mưa, tháng nắng. Đoàn dâng hương Đại tướng kéo dài như vô tận. Từng đoàn, từng đoàn nối đuôi nhau ngay ngắn, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đại tướng. Đó là tấm lòng thành của hàng triệu người dân Việt Nam. Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam và cả bạn bè thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là “vĩ tướng của mọi thời đại”. Sự ra đi của Đại tướng  khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam thổn thức. Nhưng sự ra đi ấy không phải là dấu chấm hết cho hình ảnh một vị tướng anh hùng mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Đại tướng mãi mãi ở lại. Bác Giáp ở lại như một sự hiện diện để xem những bàn tay tuổi trẻ đổi mới đất nước. Bác ở lại để nhân dân ta hiểu Bác vẫn luôn là người Việt Nam, không bao giờ rời xa mảnh đất thân thương này.

 Đoàn viếng thăm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 Tạm biệt mảnh đất Quảng Bình thân thương đoàn chúng tôi di chuyển tới Quảng Trị. Đầu tháng 7, Quảng Trị đón chúng tôi với cái nóng oi nồng, gay gắt. Trời miền Trung trong vắt không một gợn mây. Chẳng biết có phải thiên nhiên muốn bù đắp cho vùng đất vốn chịu nhiều đau thương bởi mưa bom bão đạn triền miên của kẻ thù mà Quảng Trị hôm nay xanh mướt mát bóng cây. Dọc hai bên đường vào Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn ngút ngàn những rặng cao su, hồ tiêu bên những nếp nhà bình dị đến nao lòng. Nơi an nghỉ của 10.333 người con ưu tú khắp mọi miền Tổ quốc đã anh dũng hy sinh trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh. Tới nơi đây, chúng tôi thật sự ấn tượng và lặng người trước màu đỏ đến nhức nhối như cứa vào tâm can của những chùm hoa phượng kề cận với khu Đài tưởng niệm. Dường như máu đào của bao anh hùng liệt sĩ vừa rời sách bút thấm đẫm vùng đất này đã hun đúc, làm cho màu hoa phượng như đỏ hơn, rực cháy những khát vọng, nhiệt huyết tuổi trẻ mãi mãi nằm lại nơi chiến trường. Thành kính dâng hương hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm của Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn cùng mộ phần những người con ưu tú - niềm tự hào của quê hương Thủ đô yêu dấu, chúng tôi tiếp tục hành trình về Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 - nơi yên nghỉ của hơn một vạn anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận Đường 9 và ở đất bạn Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong lúc dâng hương, đàn chim bồ câu cả trăm con đồng loạt vỗ cánh chao lượn trên bầu trời rồi nhẹ nhàng đậu trên nòng súng, bàn tay dang rộng của tượng đài khắc họa chiến sỹ giải phóng quân và người phụ nữ bế cháu nhỏ trên tay sừng sững trước nghĩa trang. Hình ảnh cánh chim biểu tượng cho hòa bình tại nơi ghi khắc tội ác chiến tranh của quân xâm lược như thông điệp khát vọng cháy bỏng, quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt: Luôn muốn hòa bình nhưng chưa bao giờ biết cúi đầu khuất phục trước bất cứ thế lực xâm lăng bạo ngược nào.

Đoàn chăm sóc các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn

,

Đoàn dâng hương tại Nghĩa trang Đường 9

Trong chiến tranh, Quảng Trị là “đất lửa” thì Thành Cổ chính là tâm nhiệt của mưa bom bão đạn. Và chuyến  xe của chúng tôi lại tiếp tục lăn bánh tới nơi đây. Qua giọng nói ngọt ngào và truyền cảm của cô gái miền Trung đoàn chúng tôi đã có dịp nghe lại những chiến tích đầy hào hùng, anh dũng nhưng cũng đầy bi thương. Đoàn chúng tôi như nín thở, trong không gian hùng vĩ với cái nóng oi ả như thiêu như đốt nhưng không một ai trong đoàn chúng tôi mệt mỏi. Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ & chính quyền Sài Gòn đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25-7-1972, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5.000 quả đại bác. Thật quá dã man và tàn bạo! Qua đó có thể thấy rằng, chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong trận chiến không cân sức này được tạo nên từ tinh thần, quyết tâm cao độ, không quản ngại hy sinh xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: “Chúng ta đã chịu đựng được không phải vì chúng ta là gang thép, vì gang thép cũng chảy với bom đạn của chúng. Mà chính chúng ta là những con người, những con người thật sự - những con người Việt Nam, với truyền thống 4000 năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ quốc, trước thời đại”. Cả Thành Cổ là một nghĩa trang đặc biệt. Nghĩa trang không có mộ phần với bia đá riêng biệt mà là ngôi mộ chung cho các chiến sĩ giải phóng quả cảm. Chiến thắng Thành Cổ cùng sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ mùa hè đỏ lửa 1972 đã trở thành huyền thoại bất tử trong tâm trí người Việt, chói sáng trang sử vẻ vang của dân tộc.

Đoàn trò chuyện cùng các cựu chiến binh Thành Cổ

Tiếp theo chuyến hành trình đoàn chúng tôi có dịp tới viếng thăm khu tưởng niệm anh hùng Lý Tự Trọng, dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), khu di tích Truông Bồn (Nghệ An). Mỗi nơi chúng tôi đi qua đều để lại những dấu ấn chẳng thể phai nhòa. Thật cảm động biết bao khi các chị, các anh đã cống hiến, hy sinh cả tuổi trẻ, thanh xuân cho quê hương, đất nước. Các chị, các anh đều đang tuổi thanh niên, lứa tuổi đẹp nhất của một thời con gái, chưa hề có người yêu nhưng các chị sống thật lạc quan yêu đời. Đọc lá thư của chị Võ Thị Tần gửi về cho mẹ viết: "...Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường. Ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện, bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim của chúng con" làm chúng em không thể không rơi lệ, những câu nói thật hồn nhiên mà tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời của những cô gái trẻ. Lời nói của anh hướng dẫn viên như đưa chúng em về lại cuộc chiến tranh nơi các chị sống và chiến đấu. Dưới tiếng bom đạn ầm ầm nhưng vẫn nghe thấy tiếng hát và trò chuyện râm ran của các chị. Và rồi chiến tranh ác liệt đã lấy đi tất cả chỉ để lại những thi hài chôn vùi dưới đất sâu, các chị đã ra đi khi bữa cơm chiều còn chưa ăn,đầu còn chưa kịp gội... nhưng dường như em cảm nhận một điều rằng ở đâu đó quanh đây vẫn còn văng vẳng tiếng nói cười đùa của các chị. Đứng trước hương hồn các chị trong em bao cảm xúc dâng trào, sự khâm phục vì tinh thần chiến đấu dù có khốc liệt, gian khổ biết mấy nhưng trong mỗi người đều tràn đầy nhựa sống, tràn đầy niềm tin, hi vọng và tinh thần lạc quan, luôn sống vui vẻ, yêu đời, sự biết ơn cũng như niềm tôn kính các chị. Nếu như không được trực tiếp đến đây, được tận mắt chứng kiến tất cả những đau thương, mất mát của một thời - thời của đạn bom, khói lửa, thời của những người mẹ xa con, mà không biết có ngày gặp lại - thì em cũng chưa khi nào hình dung được những mất mát ấy lại lớn và đau thương đến vậy. Sự hy sinh của các chị là bài học lớn cho tất cả chúng ta nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng.

Đoàn viếng thăm Ngã ba Đồng lộc

Bên cạnh đó, chuyến hành trình của chúng tôi càng ý nghĩa hơn bởi các hoạt động tình nguyện. Đây là hành động thiết thực của tuổi trẻ Thủ đô nói chung và tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói riêng. Dựa vào sự ủng hộ và quyên góp của các sinh viên và tấm lòng của các đơn vị trong khu vực Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội đã xây dựng hai ngôi nhà nhân ái tại tỉnh Quảng Trị và tỉnh Nghệ An (mỗi căn nhà trị giá 50.000.000 đồng) cùng với đó là 4 tủ sách cho 4 tỉnh ( mỗi tủ sách trị giá 20.000.000 đồng) và tặng 5000 quyển vở cho 4 tỉnh (trị giá 25.000.000 đồng). Tổng số tiền quyên góp cho chương trình tri ân là 205.000.000 đồng, trong đó Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đóng góp được hơn 30.000.000 đồng. Tuy ít ỏi nhưng đây đều là tấm lòng thành của thanh niên Thủ đô. Số tiền này không thể nào xóa nhòa những nỗi đau mất mát mà người dân miền Trung đang phải gánh chịu sau chiến tranh, nhưng chúng tôi hy vọng nó sẽ phần nào vơi đi sự nhọc nhằn cơ cực của cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều và thật nhiều hơn nữa những tâm lòng hảo tâm sẽ cùng chung tay, góp sức để cùng giúp đỡ người dân miền Trung.

 Đoàn tham gia khởi công xây nhà tình nghĩa tại Quảng Trị

 Đoàn tặng nhà tình nghĩa tại Nghệ An

Hành trình tri ân các anh hùng liệt sĩ đã kết thúc nhưng những kỉ niệm vẫn còn mãi. Qua hành trình, chúng tôi - thế hệ trẻ Việt Nam lại có thêm một dịp “soi lại bản thân mình” để sống sao cho xứng với sự hy sinh lớn lao và cao cả của các anh. Thế hệ trẻ được lớn lên trong một đất nước thống nhất, hòa bình mà để có được điều đó chính là kết quả của sự hy sinh, đánh đổi xương máu của các thế hệ đi trước mới giành được độc lập và thống nhất cho cả dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách to lớn của thời đại. Hơn lúc nào hết, những thế hệ trẻ tương lai của Tổ quốc cần phải soi mình vào lịch sử, để biết quý trọng những gì đang có, từ đó mà nỗ lực tu dưỡng, hoàn thiện mình và ra sức phấn đấu nhằm xây dựng quê hương, đất nước Việt Nam giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Sự hy sinh của các anh đã trở thành tấm gương sáng, bài học quý báu nhất dành cho mỗi người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Noi gương các anh, những người đã anh dũng đánh đổi máu xương vì nền độc lập và tự do của dân tộc, tuổi trẻ Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói riêng thực sự rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân để “sống sao cho xứng đáng” với sự hy sinh mất mát lớn lao của các anh. Qua chương trình, đoàn chúng tôi đã có thêm nhiều trải nghiệm mới, càng thấu hiểu hơn về vẻ đẹp truyền thống dân tộc, cảm nhận sâu sắc về những mất mát, hy sinh to lớn mà các anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Những hoạt động ý nghĩa của chương trình đã tác động tích cực tới nhận thức và thái độ của thế hệ trẻ đối với lịch sử nước nhà, thúc đẩy tinh thần học tập và rèn luyện của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh./.

23 tháng 6 2021

Tham khảo !

Cảm ơn thần Mặt Trời đã ban cho con hương thơm và sắc đẹp. Con hứa sẽ làm cho cuộc đời đẹp đẽ hơn.

#hoctot

23 tháng 6 2021

Cảm ơn thần Mặt Trời đã ban cho con hương thơm và sắc đẹp. Con hứa sẽ làm cho cuộc đời đẹp đẽ hơn

Cảm ơn thần Đặng Phong đã ban cho con hương thơm và sắc đẹp. Con hứa sẽ làm cho cuộc đời đẹp đẽ hơn

k cho mk nhé

23 tháng 11 2017

lợi ích là:

  1. làm nhà, đồ dùng trong gia đình, nông cụ...
  2. đan lát, làm đồ mĩ nghệ, làm dây buộc bè, làm bàn ghế
  3. chống sói mòn
  4. làm cọc đóng móng nhà
  5. làm cung tên, chông để đánh giặc
23 tháng 11 2017

lợi ích hay ưu điểm

27 tháng 3 2018

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Người Hà Nội, và cả những ai không phải người Hà Nội nhưng biết và yêu Hà Nội, phải cám ơn Nguyễn Đình Thi vì trong bài thơ "Đất nước" viết thời kháng chiến chống Pháp, ông đã dành riêng cho Hà Nội một khổ thơ đầy cảm xúc và ấn tượng sau đây:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Đây là Hà Nội trong mắt nhìn của hoài niệm. Vì là hoài niệm nên chỉ có những gì là đọng nhất, sâu nhất. Hà Nội mùa thu, có biết bao điều đáng nói. Nhưng nói gì đây để vần rất chung mà lại rất riêng cho Hà Nội? Nói gì đây để vẫn là Hà Nội của mọi người vẫn của riêng mình, cho ai cũng nhận ra nhưng lại vẫn không phải là những điều mà trước mình người ta đã nói? Và, Nguyễn Đình Thi đã chọn:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may.

Một từ chớm đứng trước từ "lạnh" thật gợi rất đúng một ngày thu Hà Nội. Chớm lạnh là mới bắt đầu trở lạnh, là đã lạnh nhưng chưa phải thật sự lạnh, là cái lạnh tuy đã đến nhưng...

27 tháng 3 2018

Buồn ơi là buồn

Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đi học rất sớm. Giờ này, dường như sân trường không có ai, em có dịp quan sát trường em trước buổi học.

Trên cổng trường là tấm biển ghi tên "Trường Tiểu học Nghĩa Lộ" Bao quanh trường là những hàng rào được quét vôi màu vàng xen kẽ màu trắng. Ngay giữa sân trường là những cây che bóng mát. Nhưng nổi bật hơn cả là những cây phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm nhưng đang giơ tay vẫy chào chúng em. Những bông hoa hồng được nhà trường trồng vào dịp Tết đang khoe vẻ đẹp trong nắng sớm, hương thơm thoang thoảng. Vài chú bướm lượn qua lượn lại, đang thập thò trước hương thơm quyến rũ. Mấy chú chim hót líu lo trên cành cây. Dưới đất, những sợi cỏ ướt đẫm, những giọt sương long lanh còn đọng trên đầu ngọn lá.

Sân trường mỗi lúc một đông. Kìa! Các bạn đang đi đến trường. Tiếng nói và tiếng cười ríu rít hòa lẫn vào nhau cùng với tiếng động cơ của xe máy, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Dưới gốc phượng, các bạn học sinh tụm năm, tụm bảy để ôn bài, đọc truyện. Còn một số bạn gái chơi nhảy dây, tay quay đều đều. Các bạn nam thì chơi bắn bi. ơ chỗ rộng hơn thì các bạn chơi cầu, những quả cầu bay lên, vụt xuống, chao qua, liệng lại thấy đẹp mắt và ai cũng muốn chơi. Nắng ban mai đang bắt đầu buông xuống. Ba tiếng trống báo hiệu giờ học đã đến. Trên sân trường, các trò chơi đều ngừng lại. Một ngày học mới lại bắt đầu.

Em rất thích quang cảnh trường em trước buổi học. Em đã học lớp năm, lớp cuối bậc tiểu học của trường, nhưng dẫu có phải xa mái trường thân yêu này thì những hình ảnh ngôi trường thân thương ấy sẽ mãi mãi trong tâm trí của em.

10 tháng 10 2021

Trả lời : 

Một thời tuổi thơ cắp sách đến trường đã để lại trong em biết bao kí ức, biết bao hình ảnh và hoài niệm đẹp đẽ. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với em vẫn là quang cảnh trường em trước buổi học, ấy là bức tranh đẹp đẽ và sống động nhất trong tâm trí em.

Mỗi buổi sáng đến trường là em lại đón chào một niềm vui mới. Được đi học, được gặp bạn bè, thầy cô, và đặc biệt là được đắm mình trong không gian trong lành của cảnh sắc trường học buổi ban mai. Mỗi sớm, những tán lá trong sân trường đều ẩm ướt những giọt sương đêm, những tán bằng lăng hoa tím biếc như nhuộm thêm cái sắc đằm thắm cho tuổi học trò, cánh phượng đỏ rực rỡ như một ngọn lửa hừng hực, bất diệt dưới ánh nắng của ngày mới. Những khóm hoa trong vườn trường rung rinh trong cơn gió đầu ngày, làm những giọt pha lê tí tách, tung tăng nhảy nhót. Đâu đó trong những vòm cây xanh biếc xanh là tiếng líu lo chào ngày mới của mấy cô cậu sơn ca, tiếng hót như tấu lên một khúc nhạc vui để chào đón những đứa trẻ đến trường. Khuôn viên trường hình chữ U, với lớp tường sơn vàng cùng kiến trúc năm tầng dần hiện lên rõ ràng khi ánh nắng vàng tươi tắn, tràn trề năng lượng chảy xuống mặt đất, xua đi lớp sương đêm còn vấn vương, tỏa sáng rực rỡ hình ảnh một ngôi trường hiên ngang, vững trãi, bề thế, rộng rãi. Trong những lớp học chưa có người, bảng đen im lìm đợi ngày mới, bàn ghế ngay ngắn như một sự chờ đợi, sắp đặt cho một công việc mới, một nhiệm vụ mới. Sân trường đón nhận bước chân sải dài của tia nắng nọ, tán cây rủ xuống những bóng râm xanh mát, những khóm hoa trong vườn trường vươn mình đón lấy hơi ấm đất trời, hòn non bộ nơi đầu sân lại thêm nổi bật và đẹp đẽ dưới sự chiếu sáng đầu ngày của bác mặt trời. Quang cảnh trường học trước buổi lên lớp mới đẹp đẽ và ấn tượng đến nhường nào.

Lác đác trên sân đã vang lên tiếng cười của đôi ba người bạn, góc sân này râm mát thì có những trò đuổi bắt làm thú vui trước giờ vào học, bên kia sân nắng vàng trải dài thì thưa thớt bóng người nô đùa, chỉ còn những anh, chị lớp 9 đang đón lấy ánh nắng đầu ngày vươn mình tập thể dục. Tiếng cười đùa ngày càng náo nhiệt, những bạn học sinh đến ngày càng đông, sân trường bỗng chốc nhộn nhịp với đủ mọi thứ trò. Bác bảo vệ đang canh giờ để có những tiếng trống chính xác. Đến đúng bảy giờ sáng, tiếng trống trường rộn rã vang lên, âm thanh ấy dồn dập như một lời thúc giục học sinh hãy cố gắng, hãy nỗ lực cho một ngày học mới đầy hiệu quả. Mỗi sớm trên trường học đều bắt đầu từ sự yên bình đến thanh thản, thoải mái cho đến sự náo nhiệt, rộn ràng, tràn trề năng lượng của các bạn trẻ. Mỗi sáng là một niềm vui mới, mỗi khoảnh khắc trước giờ vào học đều là một kỉ niệm đẹp.

Sau tiếng trống vang lên, cô giáo đã bước vào lớp, giờ học mới lại bắt đầu. Chúng em tự nhủ phải hoàn thành tốt công việc ngày hôm nay và hắng say, đắm mình vào lời giảng. Trong lòng em lại thoáng gợn lên những xôn xao, mơ hồ, tự dặn mình hãy đến trường vào buổi sớm để đắm mình trong không gian trong lành, tươi đẹp của trường học trước giờ lên lớp.