K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2018

Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê dự lễ đáo tế của ông nội. Ngay khi hoàng hôn vừa tắt, trên bầu trời bao la, hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhấp nháy. Chỉ có ngôi sao chiều là sáng nhất, đứng kiêu hãnh một mình như một thiếu nữ đẹp giữa bức tranh trời thu. Màn đêm dần dần buông xuống. Mọi nhà trong xóm đã lên đèn từ bao giờ. Ngoài đồng, đom đóm lập lòe tưởng như muôn vàn những vì sao nhấp nháy cuối trời xa. Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Lúc đầu, nó giống như một cái đèn lồng bị che khuất một nửa, mặt cắt nằm phía dưới, rồi từ từ nhô lên, tròn vành vạnh, lơ lửng giữa không trung, như một cái đèn lồng khổng lồ chiếu những ánh sáng vàng dịu xuống vạn vật. Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc. Một lúc sau, trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ ồ chân trời xa tít, để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Bầu trội bây giờ trong vắt. Hàng trăm đốm sao rải rác trên nền trời lúc ẩn lúc hiện. Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng mờ đi chăng? Tuy vậy, em vẫn thấy chúng đẹp và đáng yêu, bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ánh sáng hiếm hoi cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga. Bây giờ thì trăng đã lên cao tỏa ánh sáng dìu dịu, nhuộm một màu bạc khắp ruộng đồng, thôn xóm, làng mạc. Cạnh nhà Nội, dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang lươn múa. Và kia nữa, mái tôn của những ngôi nhà phía trái phản chiếu ánh trăng óng ánh. Ánh vàng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau sau nhà tạo nên một mảng sáng nhờ nhờ, bàng bạc. Bóng nhà, bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất. Thỉnh thoảng, gió hiu hiu thổi, cỏ cây lay động xào xạc. Những bóng đen của cây cối lắc lư, thay dạng đổi hình như những “bóng ma” chập chờn…  Trong xóm, hầu hết mọi nhà tụ họp ở ngoài sân. Người lớn thì hóng mát, ngắm trăng. Mấy chị thì đan võng, dệt chiếu, sàng gạo vừa cười vừa nói vui vẻ. Trẻ em nô đùa chạy nhảy khắp sân. Cả đến những chú chó cũng ra sân hóng gió hoặc ra đường nhìn trước, ngó sau rồi cất tiếng sủa vu vơ… Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Muôn vật say sứa tắm ánh trăng trong. Gió đồng lồng lộng thổi, thảm lúa xanh rập rờn, nhấp nhô như những làn sóng ngoài biển khơi. Nước bắt đầu lên trong các mương, rãnh chảy róc rách. Côn trùng đó đây cất tiếng kêu ra rả. cỏ cây ngoài vườn thầm thì nhỏ to. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Vạn vật như đang say sưa trong giấc ngủ êm đềm. Chỉ duy có loài côn trùng vẫn ra rả hòa âm những khúc nhạc muôn thuở về đêm. Ánh trảng đẹp cùng hơi sương mát dịu ru ngủ muôn loài. Em trở vào nhà đánh một giấc ngon lành cho đến sáng. Khi em tỉnh giấc ánh trăng đã nhợt hẳn đi nhường chỗ cho ánh bình minh thức dậy. Mọi vật sau một đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi dưới ánh trăng dịu, giờ đây cũng đang bừng trỗi dậy, mình ngậm những giọt sương mai. Đứng giữa đồng quê ngắm cảnh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng. Tiếc là ngày kia em đã phải trở về thành phố rồi. Thôi, hẹn vầng trăng rằm nơi đồng nội một dịp khác nhé.

 

19 tháng 4 2018
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ. Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh. Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo. Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng. Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp. Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
20 tháng 2 2018

đây là giải toán chứ đâu phải giải văn đâu mà đưa lên đây ^^'

20 tháng 2 2018

Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.

Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.

Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà  máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.

Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.

Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.

Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.

Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. (Bìa tập thơ Anh Đôm đóm)
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm).

Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa

Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.

Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.

Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.

Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng
Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng

Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. 

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959.

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng.

11 tháng 3 2018

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

11 tháng 3 2018

Ngày nào cũng vậy, tôi đi học trên con đường thân thiết này. Từng gốc cây, từng số nhà, từng ngõ ngách đã in đậm trong tâm trí tôi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Con đường phố tôi nhỏ và không đẹp, tuy nhiên nó trở nên gợi cảm hơn trong những ngày đầu đông này.

Hà Nội trong những ngày đầu đông se se lạnh tuy không rét căm căm, lạnh thấu tận xương nhưng cũng làm mọi người phải áo khoác, mũ len. Khu phố tôi thì không như vậy. Mặc cho gió bão, mưa dông, quanh năm ngày tháng, những ngôi nhà trên phố chỉ mặc một màu áo mà thôi. Con đường, nhìn từ xa như một dài lụa mềm mại uốn lượn dọc dãy phố. Nhà hai bên đường chẳng cái nào giống cái nào, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp thật vui mắt. Vì đất chật người đông nên phố tôi chẳng có cái cây nào gọi là to vì mưa bão dễ đổ, dễ vướng vào dây điện. Cho nên, mỗi năm, tôi cứ lớn hẳn lên mà các cây trong phố tôi vẫn nhỏ bé, xinh xắn thế thôi. Trên cao có cả một khoảng trời rộng mở như cái ô nhiều màu sắc. Những ngày mưa gió bão bùng thì khoảng trời trên phố tôi đen kịt mây, sấm chớp ì ùng, sét rạch ngang trời. Khi ấy, những vũng bùn xuất hiện mà tôi thì chẳng thích đi lên bùn một chút nào cả.

Phố tôi lúc nào cũng tấp nập tàu xe. Mới sáng sớm đã bắt đầu ngày mới bằng tiếng bin bin của ô tô, tin tin của xe máy và tu tu của tàu hoả vọng lại từ đầu phố. Lại cả tiếng gọi í ới, cười đùa, mời mọc ầm ĩ cả một góc phố của học sinh trường Văn Chương trong cái ngõ đối diện nhà tôi. Bởi vậy, cứ khoảng bảy giờ sáng là tôi bị đánh thức bởi những tiếng ồn ã bên ngoài, mặc dù đã cố tình đóng hết các ô cửa sổ. Đôi khi, lúc học sinh đã vào lớp, tiếng ồn ào giảm bớt, tôi cố nằm lì chưa được bao lâu thì lại bị phá bởi tiếng chạy thình thịch của các "chàng" và "nường" đi học muộn. Những ngày đầu mới về ở đây, tôi tức muốn xịt khói lỗ tai. Lâu dần rồi cũng thành quen, tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và thân thuộc với con đường này. Vỉa hè phố tôi bị các nhà dân lấn chiếm nên rất hẹp. Vỉa hè chỗ thụt vào, chỗ nhô ra trông chẳng đẹp chút nào! Mặt đường nhựa thì sứt sẹo, lồi lên, lõm xuống, nhấp nha nhấp nhô. Ai mà vừa đi vừa mải nhìn trời, nhìn mây thì thế nào cũng bị ngã vì các chỗ lồi lõm khó ưa ấy. Tôi cũng vì nó mà mấy lần bị ngã xuống cạnh đường, mấy vết sẹo đó cũng như là vết kỉ niệm của tôi. Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi cũng lại quay nhìn xem nó ở đâu để mà tránh. Mặt đường nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau, sau vài lần được sửa, đường trông như chiếc áo vá chằng vá đụp. Phố tôi bao nhiêu là ổ gà. Vừa qua được một ổ gà, đi một quãng lại ổ gà khác! Và nó chính là đặc trưng của phố Khâm Thiên giai đoạn này. Nhà hai bên đường cũng rất đa dạng, có cái cao ba bốn tầng sơn nửa xanh nửa trắng rồi cái vàng, cái xanh, cái trắng,... Hàng quán bên đường là chỗ tụ họp ăn uống của lũ học trò nhất quỳ nhì ma. Mỗi sáng dậy nào là mùi phở thơm ngào ngạt, thoang thoảng trong gió mùi trứng vịt lộn, bún riêu cua, mùi xôi và các thức ăn khác. Các cửa hàng vãn phòng phẩm, quần áo,... cũng chẳng chịu lép vế. Thế là bao nhiêu áo quần, tất, khăn,... được tung ra bày ngoài cửa lung lẳng... Phố tôi còn giữ được một số ngòi nhà có kiến trúc từ thời nào chẳng rõ. Trên mái và cửa của những ngôi nhà ấy có khác những con rồng màu sắc sặc sỡ nhưng vì cổ quá rồi nên sơn vôi đã bạc và phai màu. Vì bị lao vào vòng xoáy của công việc nên người dân phố tôi rất ít khi nói chuyện với nhau. Những ngôi nhà cổ mang lại vẻ đẹp cổ kính cho phố tôi, trông nhà nghiêm thế nhưng tiếng cười đùa vẫn vọng ra. Phố tôi có một di tích lịch sử. Đó là đài tưởng niệm Khâm Thiên được xây dựng sau khi cả phố bị Mĩ ném bom B52 tiêu huỷ. Bao nhiêu ngôi nhà bị sập, bao nhiêu người dân phải bỏ mạng trong đợt B52 ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ những con người đã ra đi trong đợt Mĩ thả bom ấy. Hình tượng người đàn bà bế đứa con bé bỏng đã chết là biểu tượng cho nỗi đau khổ và căm hờn.

Con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày tôi bị điểm kém, con đường dỗ dành tôi. Nhiều lần, vì tức tối, tôi co cẳng đá bay hòn sỏi trên đường. Lúc ấy, nó vẫn không nói gì, chỉ an ủi bàn chân tôi. Những ngày tôi được điểm cao, là học sinh giỏi, nó cũng chúc mừng tôi.

Con đường đã gắn bó với tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bày giờ, tôi đã lớn khôn, nhà tôi sắp chuyển đi nơi khác. Tuy sẽ không còn ở nơi đây nữa nhưng tôi vẫn mãi mãi nhớ con đường này – con đường ngày nào cũng bị tắc đường mà tôi đã quen.

11 tháng 2 2017

Đề bài: Tả cái cặp sách của emBài làmMỗi đồ vật đều có một công dụng và hữu ích riêng. Em bútchì giúp em chữa bài tập sai. Anh bút mực giúp em viết nhữngdòng chữ nắn nót. Giúp em đựng hết sách vở thật gọn gàng là chịcắp sách.Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng pha nilông. Dángcặp như một hình chữ nhật nằm, rộng gần bằng hai quyển sáchgiáo khoa ghép lại. Chiếc cặp trông thật bắt mắt khi khoác lênmình bộ áo màu hồng pha lẫn với màu trắng. Nổi bật nhất trên nắpcặp là một cô búp bê, tay cầm bông hoa tươi thắm, bên cạnh là chúmèo trông rất đáng yêu.Quai cặp làm bằng vải sợi nilông, bên trong có một cái đệmmút rất êm để em đeo cặp dễ dàng hơn. Giúp em mở được cặp làchiếc khóa cặp. Khóa cặp làm bằng sắt có mạ một lớp nhôm bênngoài rất chắc chắn. Mỗi khi cần mở cặp chỉ cần ấn nhẹ vào haibên.Mở chiếc cặp ra em thấy cặp có tới năm ngăn. Có hai ngăn tovà hai ngăn nhỏ. Ngăn to đầu tiên em để sách giáo khoa. Ngăn tothứ hai em đựng vở và hộp bút. Ngăn nhỏ bên trong có ngăn khóakéo trông thật bí mật nằm gọn gàng trong hai ngăn to thì em đựngmột ít giấy kiểm tra và giấy vẽ. Hai ngăn nhỏ bên ngoài trông như
hai chiếc tai xinh xinh thì một ngăn em để ô, còn một ngăn emđựng nước uống.Trước đây, bây giờ, và sau này, chiếc cặp sẽ mãi lưu giữ choem những ấn tượng, những kỷ niệm vui buồn ở thời Tiểu học này.Chiếc cặp sẽ mãi là người bạn đồng hành thân thiết giúp em đinhững bước đi đầu tiên

Vào đầu năm học, mẹ mua cho mình đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cái bút chì đen mà mình rất quý nó.Chiếc bút chì của mình dài độ một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Hàng chữ màu sám bạc nổi bật trên nền vàng, trông lóa cả mắt. Mình không biết người ta viết chữ gì lên đó. Nghe mẹ mình bảo: “Cái bút chì này là hàng ngoại nhập đây, con ạ!”. Có lẽ vậy nên mình không đọc được hết hàng chữ. Chỉ biết được một số chữ cái, trong đó cổ hai chữ mà mẹ mình giải thích là kí hiệu về độ mềm, độ cứng của từng loại bút chì. Chiếc bút chì của mình thuộc loại mềm. Mình thích nhất là một đầu có núm tròn tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi vẽ, viết sai.Cái bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không biết nữa. Nó luôn ở cạnh minh mỗi khi học và làm bài. Cái bút nhỏ nhỏ xinh xinh như chiếc bút chì kì diệu trong truyện cổ tích mà mình đã được học, sẽ cùng mình vẽ nên những bức họa chân dung của bố mình, mẹ mình, chị gái mình và các chú bộ đội ngày đêm canh gác biển trời đất nước thân yêu, cùng với những cảnh vật quen thuộc mà mình gặp hằng ngày như: con đường, dòng sông, làng mạc… Bút chì cũng sẽ giúp mình tìm ra những bài toán tìm x tìm y hay cùng minh sáng tạo nên những vần thơ bay bổng ca ngợi cuộc sông thanh bình và tuổi thơ êm dịu của chúng ta hôm nay. Nhiều và nhiều lắm!Chiếc bút chì đen của mình là vậy đó nhỏ nhỏ xinh xinh và rất đỗi diệu kì.

28 tháng 10 2016

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.

29 tháng 4 2020

tham khảo nha bạn:
 

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

k cho mik nếu có thể nhé
chúc bạn hok tốt !

^_^

29 tháng 4 2020

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào rạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng! Tùng! Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà 2 tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiếng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh. Bạn kia chưa đọc xong thì bạn khác đã chạy đến giật để đọc.

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyền gồm 10 que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp 3, 4 ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh.

Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất.

Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiểu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này

Hok tốt!.

4 tháng 2 2018

lên goole mà tìm

4 tháng 2 2018

nhưng mik làm lâu lắm  sao kịp để mai bn nộp dc

1 tháng 2 2018

ko rảnh

1 tháng 2 2018

hôm nay ở lớp mới bị cô gọi lên bảng đúng bài này số đen thiệt, nhưng bài này lớp 5 học rồi mà đúng đề thi luôn

Bài làm

                                             " Hôm qua còn lấm tấm   
                                               Chen lẫn màu lá xanh  
                                               Sáng nay bừng lửa thẫm  
                                               Rừng rực cháy trên cành. "

Nhà thơ Lê Huy Hòa đã viết một bài văn như thế. Có người học trò nào lại không thương, không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve gọi hè da diết? Và như quy luật của tạo hóa muôn đời này, tuổi học trò, phượng vĩ và tiếng ve lạ kì luôn gắn với mùa thi, mùa hạ.

Trong sân bất cứ ngôi trường nào trên đất nước Việt Nam yêu dấu bạn cũng có thể tìm được một cấy phượng, phượng là loài hoa gắn bó nhiều nhất với tuổi học trò. Và tuổi thơ của tôi và các bạn cùng trường cũng gắn bó với một cây phượng như thế.

Cây đã được trồng từ lâu nên cao và to lắm. Nhìn từ xa, trông cây phượng như một người khổng lồ với mái tóc xanh mướt. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng. Rễ cây ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như một con bạch tuộc khổng lồ bám chặt vào nền dất. Gốc cây phượng xù xì mốc thếch. Cây phượng đã già, thân cây to hơn cả một vòng tay ôm của một cô học trò lớp 6 như tôi. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn – màu của quê hương đất mẹ. Chạm vào thân cây, tôi thấy sần sùi, nham nhám, nó chai sần như bàn tay của bác nông dân lao động cần cù. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho thân chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Từ thân chẽ thành nhiều nhánh nhánh giống như cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà.

Mùa xuân, cây phượng ra lá. Lá phượng xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Lá ban đầu xếp lại như còn e ngại điều gì. Nhưng khi được tắm nắng xuân, lá lại xòe ra cho gió đưa đây, rồi lá ánh lên một màu xanh nhũn nhãn, đậm đà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn, cứng cáp hơn giống lá me, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là phượng.

Xuân qua, hè tới, phượng bắt đầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như những mặt trời bé con tinh nghịch trên những vòm lá xanh tươi. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng. Trên những cành cây, những cánh phượng tươi thắm như những nàng công chúa bướm xinh đẹp đang khoác lên mình chiếc váy màu lửa. Phượng có mùi hương hoa chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng tôi mới hiểu. Lúc này, những tán cây rợp mát, kết lại với nhau thành một cái cổng vòm mang sắc đỏ rực rỡ như một chiếc cổng diệu kì dẫn tới một cung điện nguy nga trong những câu chuyện cổ tích thần tiên. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới cái cổng vòm mát rượi này cơ chứ! Chúng     tôi    thường kể cho  nhau  nghe  những câu chuyện tuổi học trò. Mấy bạn nam nghịch ngợm thì lấy nhị phượng chơi chọi gà,những bạn nữ thì lại tách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở.  khi mà tiếng gọi thân thương của mùa hè như vang lên trên từng cành cây, từng bụi cỏ là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây. Màu hoa phượng đỏ thắm như máu, như màu máu của biết bao đồng bào dân tộc đã hy sinh vì Tổ quốc mến yêu. Màu máu đó như đã hòa quyện với màu phượng, để nhắc nhở chúng tôi phải nhớ đến những chiến sĩ, những đồng bào của dân tộc mà cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống.Và chúng tôi đã vào hẳn trong mùa phượng. Tôi lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:

- Ngày xưa, khi mặt đất còn lãnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để đem hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng đã chọn cây phượng để treo Mặt Trời.

Ôi ! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Một quá khứ vinh quang, hào hùng và đáng yêu đến thế! Và đáng yêu hơn khi thực tại phượng luôn làm đẹp cho đời.

Mỗi lần nhắc đến mùa hè, đến cây phượng đỏ rực thì mọi người lại không thể không nhắc đến sinh vật tuyệt diệu của tạo hóa, của thiên nhiên: loài ve mùa hạ. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca.  Tiếng ve không hay như tiếng hót của chị Sơn Ca, chị Họa Mi mà đơn giản tiếng ve chính là lời ca của mùa hè. Tiếng ve vang lên khắp nơi: ở góc trường, ở trong từng lùm cây, từng bụi cỏ, và cả ở những cái cửa sổ của lớp học. Tiếng ve như mang một ý nghĩa sâu kín mà người lớn không thể nào hiểu được, chỉ có đám học trò này mới có thể hiểu được vì tiếng ve có biệt danh rất dễ thương là “lời ca học trò” mà. Đã là lời ca của học trò thì phải rất gắn bó với học trò chứ. Vậy cho nên từ trước đến nay tiếng ve như một người bạn thân của các cô, cậu học trò. Tiếng ve cũng thúc dục đám học trò chúng tôi một mùa thi cuối cũng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui. Nhưng điều quan trọng nhất là tiếng ve báo hiệu đã đến lúc xa trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Nhưng dù có xa cách mấy, nó vẫn luôn ở trong tim, trong tâm trí của mỗi học trò.

 Qua hè, hoa phượng tàn dần, Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng tôi quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành.

Sang đông, cây phượng cũng ào ạt thay lá, cành cây trở nên khẳng khiu. Dáng cây trầm ngâm nhìn vẻ héo tàn của mùa đông giá rét. Lúc này, cây phượng trông như không còn sức sống, nhưng tôi có ngờ đâu dòng nhựa trong cây vẫn tràn trề tuôn chảy, những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên, sinh sôi nảy nở và hẹn ngày đơm bông, làm đẹp cho sân trường.

Cứ mỗi lần nhìn thấy cây phượng, nghe tiếng ve kêu thì lòng học trò sao nao nức quá. Chính vì vậy mà cây phượng và tiếng ve luôn là kí ức tươi đẹp mà học trò còn giữ lại. Ôi, hoa phượng đỏ rực và cả tiếng ve rộn ràng, tất cả đã tạo nên một mùa hè tuyệt vời, một mùa hè mà sẽ mãi khắc ghi trong tim tôi như một hồi ức tuyệt đẹp của tuổi thơ.

# Chúc bạn học tốt #

13 tháng 2 2019

bạn có tra mạng ko

12 tháng 3 2018

bn  lên mạng search đi

12 tháng 3 2018

   Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

   Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

   "Khoẻ, khoẻ! ". Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

   Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.

   Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.