Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành Cổ Loa:
- Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.
- Thành có 3 vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16 000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 – 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 – 20 m.
- Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 – 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.
- Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.
Gốm Việt Nam thời kỳ sơ khai
Với văn hóa Bắc Sơn (thuộc thời kỳ đồ đá mới), bên cạnh những đồ đá được ghè, đẽo, mài, người ta đã tìm thấy những mảnh gốm có niên đại xa xôi như Sũng Sàm, Bó Lúm, Thẩm Hơi… Đồ gốm còn được liên tiếp phát hiện ở các di chỉ Đa Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ Tĩnh), Mai Pha, Ba Xã (Lạng Sơn), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Bàu Tró (Bình Trị Thiên) trong giai đoạn bắc cầu từ thời đại đá sang thời đại đồng thau.
Gốm Việt thời kỳ đồ đá
Chất liệu gốm đất nung của giai đoạn này thường thô có pha lẫn cát hoặc bã động vật. Người ta thấy các dấu vết khuôn đan trên gốm tìm được ở di chỉ sơ kỳ đá mới Đa Bút (Thanh Hóa), nhưng phần lớn gốm được nặn bằng tay. Mảnh gốm tìm được thường có những hoa văn đơn giản ở phía ngoài như vạch chéo, văn sóng, văn chải răng lược… Các hoa văn này được tạo ra khi đồ gốm còn ướt, một số được tạo bằng các bàn dập, hoặc dùng que nhọn để vẽ, vạch.
Người ta tính rằng, trong một thời gian dài, ít ra cũng từ lúc phát minh ra đồ gốm đến đầu thời đại đồ đồng, đồ gốm chủ yếu được thành hình bằng tay và làm ra nó là phụ nữ. Các nhà khảo cổ học Liên Xô đã đi tới kết luận rằng 90% số đồ gốm nguyên thủy mang dấu vân tay của phụ nữ. Kết luận này không những phù hợp với gốm nguyên thủy Liên Xô mà còn với cùng loại gốm ấy ở nhiều nước khác trên thế giới.
Với kỹ thuật thành hình bằng tay, phần lớn các đồ gốm cổ đều được nung ngoài trời, nhiệt độ nung thường dưới 7000°C. Cho đến nay, nhiều nước châu Á như Lào, Campuchia, Miến Điện, Nam Trung Quốc hay Việt Nam, có nơi vẫn nung gốm ngoài trời theo cách cổ xưa nhất, tuy cách xếp sản phẩm, xếp củi và nguyên liệu cũng khác nhau ít nhiều.
Các sản phẩm chủ yếu của giai đoạn này là đồ đựng và đun nấu, về cuối ta thấy thêm các loại đồ dùng để ăn uống, trang sức, tuy nhiên thực dụng là yếu tố hàng đầu của các loại gốm thời đó.
Gốm Việt thời đại đồ đồng
Việt Nam bước vào thời đại đồ đồng cách đây khoảng bốn ngàn năm. Thời đó, bên cạnh đồ đá đã rất hoàn thiện, tinh vi, các nghề thủ công khác như nghề đúc đồng, nghề dệt, nghề mộc, nghề gốm v.v… đã phát triển, mang tính bản địa rõ nét.
Nền văn hóa có thêm ảnh hưởng từ bên ngoài đến, chủ yếu từ Đông Nam Á. Sau một thời gian hình thành khá dài, đồ gốm đất nung bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ, bước phát triển thứ nhất trong lịch sử gốm Việt Nam. Hầu hết các sản phẩm gốm dân dụng được thành hình bằng bàn xoay một cách khá táo bạo, đã tạo nên sự phong phú của các loại hình và kiểu dáng sản phẩm: ngoài nồi chõ dùng để đun nấu, còn thấy vò, bình, chậu, những sản phẩm để chứa đựng, bát, đĩa, chén, mâm bồng dùng trong ăn uống; hoa tai, chuỗi hạt, vòng tay bằng gốm, đồ trang sức, tượng gà, bò, gốm mỹ thuật. Ngoài ra, còn các đồ dùng trong sản xuất, như đọt xe chỉ, chì lưới đánh cá, bi gốm…
Về trang trí, gốm đất nung chủ yếu các hoa văn hình họa, lấy nét chìm làm phương tiện thể hiện chính. Một số sản phẩm đã được xoa một lớp áo nước đất vàng, đỏ, hoặc lớp đất khác màu, nhưng chưa phải là men. Các hoa văn trang trí và hình dáng sản phẩm gốm có ảnh hưởng đến việc tạo dáng và trang trí trên đồ đồng cùng thời.
Tuy chưa tìm được những lò nung gốm thời kỳ này, nhưng với cách nung già và đẹp, người ta cho rằng những người làm gốm đã biết sử dụng lò khoát hay lò đắp để nung. Những lò này làm bằng đất sét thường, nên sau khi nung, qua một thời gian dài chúng đã bị mưa gió phá hủy.
Thời kỳ đồ sắt
Suốt thời đại đồng thau, qua thời đại đồ sắt, đồ gốm đất nung đã được sản xuất khắp vùng lớn tạm gọi là nước ta thời ấy. Nhiều loại hình và trang trí còn tồn tại đến nay trên sản phẩm gốm đất nung và sành nâu chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó. Tuy chất liệu gốm đất nung còn non lửa và thô sơ, so với gốm đất nung đang sản xuất hiện nay, nhưng về mặt tạo dáng và trang trí chưa có thời kỳ nào đặc sắc và phong phú bằng. Vì thế khi nhắc đến đồ gốm đất nung thì tiêu biểu vẫn là của thời đại các vua Hùng (thời đại đồng – sắt sớm).
Hiện vật được tìm trong các di chỉ khảo cổ khác nhau, cho thấy nghề gốm vẫn gắn bó với nghề nông, và nam giới bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong nhiều khâu sản xuất.
Tuy chưa có những nơi làm gốm tập trung lớn, nhưng bước đầu đã hình thành những làng có nghề gốm phát triển hơn, do điều kiện nguyên liệu, thợ giỏi và giao thông. Những làng này đã dần có được phong cách riêng về tạo dáng và trang trí. Người thợ gốm có vị trí xứng đáng trong xã hội. Các sự tích “Nồi hầu”, “Bà chúa Sành” của Hương Canh (Vĩnh Phú) và Quả Cảm (Hà Bắc) nói lên điều đó.
Gốm Việt trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc
Từ đầu thế kỷ II TCN, nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Một thời kỳ lịch sử mới mở đầu: thời kỳ nhân dân ta không chịu khuất phục, luôn vùng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, thời kỳ rèn luyện cá tính Việt Nam, xây dựng tinh thần tự cường chống lại các sự đồng hóa của phương Bắc. Lực lượng sản xuất vẫn lớn lên ngay dưới sự thống trị của phong kiến nước ngoài.
Trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Quốc các nước miền biển phía Nam và Ấn Độ, nhân dân ta đã tiếp thu nhiều kỹ thuật mới. Nghề rèn sắt và đúc đồng ngày càng hoàn thiện, các nghề dệt, đan lát, khảm xà cừ, thủy tinh. Nghề gốm tiếp tục phát triển trên vốn kinh nghiệm cổ truyền, có tiếp thu ảnh hưởng của Trung Hoa. Đồ gốm của giai đoạn này chủ yếu được tìm thấy trong các ngôi mộ gạch một vài khu vực có lò nung gốm và nung gạch ngói như ở Thuận Thành (Hà Bắc), Tam Thợ (Thanh Hóa).
Tháng 1 năm 1937, người ta đã phát hiện được các lò nung gốm nằm rải rác trên cánh đồng dọc hai bên đường từ thị xã Thanh Hóa đi Nông Cống, ở Tam Thọ. Ngoài một số lò gốm thời Lý-Trần, đa số là gốm thuộc thời Hán – Lục Triều (TK II – TK VI), có chỗ mang vết tích hai lò nung chồng lên nhau. Các cuộc khai quật của Viện khảo cổ năm 1969-1970 tại Bãi Định (Ninh Thuận – Hà Bắc) đã tìm thấy nhiều lò gốm được phân thành từng cụm bốn lò, giống nhau về kết cấu, khác nhau về kích thước. Những phát hiện cho thấy trong giai đoạn này đã hình thành những khu vực sản xuất gốm khá tập trung và có tính chuyên hóa hơn.
Về chất liệu, ngoài gốm đất nung có truyền thống từ trước nhưng được trang trí đơn giản hơn, đã có sản phẩm gốm được nung ở nhiệt độ cao thành sành nâu và một số sản phẩm được làm từ đất sét trắng, có tráng men màu xanh nhạt, trên thân của gốm sành xốp sẽ phát triển cao vào thời Lý-Trần.
Về sản phẩm, xuất hiện thêm loại gốm kiến trúc như gạch thường, gạch múi bưởi để xây cuốn, ngói ống hình bán viên trụ, đầu ngói ống có tráng men. Gốm minh khí khá phát triển, như mô hình nhà cửa, giếng và đồ dùng. Ngoài ra, còn các tượng động vật nhỏ như lợn, bò với kiểu nặn sơ sài.
Loại hình đồ gốm gia dụng khá phong phú: vò, bình, bát, đĩa, chén, mâm, nồi rang, chõ, đỉnh, đèn, bình hương, ống nhổ…
Về thành hình, phần lớn các sản phẩm gốm đều làm bằng bàn xoay, nhưng một số khác được làm bằng khuôn in và bằng tay sau đó chắp lại.
Ở thời kỳ này có thêm một số sản phẩm, mang phong cách gốm Hán, hoặc kết hợp hoa văn gốm Việt và hoa văn gốm Hán. Các sản phẩm tạo dáng với nhiều thể phụ thêm, các dạng sản phẩm hình ống cũng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là loại gốm có nhiều tai gắn ở vai, làm thành một sản phẩm nổi bật trong giai đoạn này là “bình Hán”.
Trên mâm gốm bằng đất nung tìm thấy ở Lạch Trường (Thanh Hóa) ta thấy sự có mặt của hoa văn chuỗi hạt (hình tròn có đường tiếp tuyến), một hoa văn tiêu biểu của gốm gò Mun và nghệ thuật đồ đồng Đông Sơn. Giữa lòng mâm khay lại có 3 con cá chụm đầu, một họa tiết không phải gốc Việt.
Nhiều sản phẩm gốm Hán được cải biên theo phong cách Việt như bình con tiện có hai bên thành gắn hoa văn thao thiết (ta thường gọi là hoa văn mặt hổ phù) đời Hán, đã được cải biên thành hình gắn đầu voi, đầu gà, như các bình tìm thấy ở Hà Bắc, Thanh Hóa.
Rõ ràng theo yêu cầu của phong kiến Trung Hoa, người thợ gốm Việt Nam phải làm sản phẩm theo ý họ nhưng qua chất liệu Việt Nam thì hình dáng và phong cách sản phẩm gốm có biến đổi, nên vẫn bảo lưu và phát triển vốn nghệ thuật cổ truyền từ thời đại trước, đồng thời hấp thụ và dân tộc hóa những yếu tố vay mượn từ bên ngoài.
Thời kỳ độc lập: gốm Lý – Trần
Thế kỷ X đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: thời kỳ phục hồi độc lập sau hơn mười thế kỷ đô hộ của phong kiến Trung Hoa, mở ra một giai đoạn phục hưng văn hóa dân tộc.
Suốt bốn thế kỷ từ nhà Lý (Thế kỷ XI-XII) sang nhà Trần (Thế kỷ XIII-XIV), đồ gốm đạt được những thành tựu mới rực rỡ, sản xuất hàng loạt gốm sành xốp và gốm sành trắng một cách thành thục, với kỹ thuật và nghệ thuật cao; sử dụng rộng rãi đất sét trắng và cao lanh trắng để làm xương và men, tạo nên những loại gốm mới, bền để sản xuất các loại đồ đựng và đồ gốm kiến trúc; Các loại men màu như men tráng ngà, men ngọc, men nâu được ổn định về mặt công nghệ, do đó có thể sản xuất hàng loạt, và đặc biệt loại men trắng cũng đã xuất hiện.
Men Lý-Trần chủ yếu vẫn là loại men tro và men đất, men đá chưa được sản xuất bao nhiêu. Các loại men này phần lớn thuộc men có độ trong: trắng dày, khi gặp lửa cao thì chảy thành giọt, gọi là ngấn lệ, một số men rạn rất đẹp do xương và men không có cùng độ co. Độ trong của men chính là độ sâu của gốm.
Màu vẽ xuất hiện lần đầu trên gốm hoa nâu Lý-Trần, mặc dầu mới được sử dụng ở dạng tô. Nhưng với men mầu trang trí, yếu tố hội họa ngày càng thâm nhập sâu hơn vào đồ gốm.
Gốm Lý-Trần đã tạo nên sự “chuyển hóa” bước đầu giữa yêu cầu sử dụng với chất liệu. Điều này rất quan trọng, nó phản ánh bước tiến bộ về mặt kỹ thuật và nghệ thuật, phản ánh tư tưởng duy lý trong quá trình sáng tạo đồ gốm và ứng dụng nó vào đời sống một cách tốt đẹp nhất, phù hợp nhất.
Gốm Lý-Trần, ta có thể chia thành ba nhóm lớn: gốm gia dụng, gốm trang trí và gốm kiến trúc.
Về tạo dáng gốm gia dụng, ngoài việc thừa kế và nâng cao dáng gốm đất nung và sành nâu cổ truyền, nhiều sản phẩm được tạo dáng trên cơ sở những hình mẫu trong thiên nhiên như hoa, quả hoặc dáng của những đồ đồng xưa.
Trang trí của gốm Lý-Trần có một bước ngoặt mới. Nếu hoa văn hình học chiếm vị trí chủ yếu và duy nhất trên gốm đất nung và sành nâu thì trên gốm Lý-Trần lại chỉ ở vị trí phụ. Những họa tiết chính ở đây là hoa, lá, chim, voi, hổ, người. Hoa văn trang trí với cách miêu tả giản dị, mộc mạc, rất gần gũi thiên nhiên và con người Việt Nam.
Một điều cần chú ý là trong việc xây dựng hình tượng các hoa văn trang trí, nét chìm được sử dụng làm đường chu vi. Nhưng nét chìm ở gốm Lý-Trần không còn là nét chìm có hai thành giống nhau để cản sáng như trên gốm đất nung, mà đã được ấn “bè” ra, một bên rõ cạnh, một bên biến dần vào sản phẩm, làm chỗ chảy dồn men, tạo nên độ đậm nhạt cho họa tiết như trên gốm men ngọc, hoặc làm giới hạn để tô nâu.
Đặc biệt lò nung, đã có một bước tiến lớn về kỹ thuật. Người ta đã biết sử dụng các loài lò cóc, lò nằm, có thể cả lò rồng, để nâng nhiệt độ nung cho sản phẩm lên cao từ 1200°C đến 1280°C. Việc sử dụng bao nung, mà ngày nay ta còn tìm được ở một cái giếng cổ tại Tức Mạc (Hà Nam, Bắc Ninh), ở vùng phủ Thiên Trường của nhà Trần, cho thấy người thời đó đã đạt được trình độ sản xuất gốm cao cấp, nhất là gốm men ngọc. Kỹ thuật nung chồng bằng con kê (lòng dong) được sử dụng rộng rãi trong các loại sản phẩm như bát, đĩa. Ngoài những lò gốm gắn liền với làng xã nông nghiệp, đã xuất hiện những cụm lò nung ở Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, chứng tỏ sự hình thành những vùng gốm có tính tập trung và chuyên nghiệp hơn.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, nghệ thuật gốm Việt Nam đã bước vào giai đoạn tổng hợp được ba yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của đồ gốm: là hình dáng, hoa văn trang trí, men màu. Những yếu tố trên, cộng với sự phát triển của kỹ thuật và trình độ thẩm mỹ cao, đã khiến cho người thời Lý-Trần sáng tạo nên ba loại gốm nổi tiếng: gốm men trắng ngà chạm đắp nổi, gốm hoa nâu, gốm men ngọc.
Gốm Việt thời kỳ nhà Lê
Với chiến thắng chống quân Minh năm 1428, nhà Lê ra đời, mở ra một giai đoạn phát triển cao của chế độ phong kiến tập quyền. Về mặt nghệ thuật, giai cấp thống trị có xu hướng đưa mọi hoạt động vào con đường chính thống, với những quy tắc chặt chẽ theo tinh thần của Nho giáo. Nhưng chỉ sau gần một thế kỷ phát triển cực thịnh, nhà nước quân chủ chuyên chế dần dần đi vào cuộc khủng hoảng chu kỳ kéo dài suốt từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Tình hình trên, cộng với sự mở rộng thị trường trong nước và việc giao lưu buôn bán với nước ngoài, đã có tác động lớn đến các hoạt động thủ công nghiệp, trong đó có nghề gốm.
Trước hết là sự hình thành các trung tâm sản xuất gốm tính chất chuyên môn hóa đã nổi tiếng:
Bát Tràng (Hà Nội) sản xuất gốm sành xốp và sành trắng;
Thổ Hà (Hà Bắc) làm gốm sành nâu, như chum, vại;
Phù Lãng (Hà Bắc) làm gốm sành nâu có phủ men da lươn;
Hương Cang (Vĩnh Phú) làm chum, vò vại, chĩnh bằng sành nâu;
Đình Trung, Hiển Lễ (Vĩnh Phú) làm chum, vò vại, chĩnh bằng đất nung;
Vân Đình (Hà Sơn Bình) làm ấm đất nồi đất;
Làng Cậy (Hải Hưng) làm gốm sành xốp và sành trắng hoa lam…
Ở miền Trung, có nhiều cơ sở làm gốm nổi tiếng như Lò Chum ở Hàm Rồng (Thanh Hóa); Mỹ Thiện (Quảng Ngãi) làm nồi bằng đất nung; Lộc Thượng, Phú Vinh (Quảng Nam) làm bát đĩa, nồi niêu; ở Bình Định có một số nơi làm bát đĩa và đồ gốm tráng men.
Người ta thường nhắc đến ba nơi làm gốm nổi tiếng từ đó đến nay: Bát Tràng, Thổ Hà và Phù Lãng. Truyền thuyết xưa nói rằng ba làng này do ba người có nghề gốm giỏi đã chọn ngày tốt lập dàn ở bên sông Hồng làm lễ truyền nghề cho dân làng.
Làng Bát Tràng chuyên làm các hàng sắc trắng (gốm sành trắng); Làng Thổ Hà chuyên làm các loại sắc đỏ (gốm sành nâu); Làng Phù Lãng chuyên làm các loại sắc vàng thẫm (gốm sành nâu có men da lươn).
Các làng gốm lớn đều được dựng ở vùng ven sông để thuận tiện cho việc vận chuyển, sử dụng nguyên vật liệu (đất, than, củi) và thuận tiện cho việc chuyên chở thành phẩm đi các địa phương. Ngoài ra tìm thấy rất nhiều mảnh gốm vỡ trên khu vực thương cảng cổ Vân Đồng.
Con đường gốm: bắt đầu có dấu hiệu xuất khẩu gốm Việt Nam ra nước ngoài
Nhiều nước châu Á, châu Âu, đặc biệt là Nhật Bản và Đông Nam Á đã nhập khẩu gốm Việt Nam với số lượng lớn. Các sản phẩm đó hiện còn đến ngày nay là những hiện vật quý trong các bảo tàng nước họ. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa ra những kết luận mới về con đường biển thông thương giữa các nước từ Nhật Bản, Việt Nam đến các nước Đông Nam Á, gọi con đường này là “con đường gốm”, thay cho tên “con đường tơ lụa và trầm hương” thường được dùng trước đây.
Nhiều sản phẩm gốm được ghi, bằng cách khắc hoặc viết bằng màu men; ngày tháng, nơi sản xuất và người sáng tạo ra nó. Ngày nay, ta biết được tên ba nghệ nhân: Đặng Huyền Thông, Đỗ Xuân Vi, Nguyễn Phong Lai. Trong nhiều trường hợp còn cả tên người đặt hàng và lý do làm sản phẩm đó.
Gốm giao chỉ & hồng An Nam
Theo cuốn Đồ gốm Nhật Bản (La ceramique Japonaise) của Oneda Tokomosouke (Nhà xuất bản La Roux, Paris năm 1873) thì trong thời gian 1596-1873, ở Nhật Bản có nhiều thợ gốm giỏi bắt chước làm theo đồ gốm cổ Việt Nam, mà họ gọi là gốm Giao Chỉ (Kotchi).
Ta có thể kể ra những loại gốm tiêu biểu cho kỹ thuật và nghệ thuật gốm Việt Nam ở giai đoạn này là gốm hoa lam với các loại bát, đĩa chân cao vẽ hoa màu lam phóng khoáng và chất liệu sành trắng khá thành thục. Loại gốm chạm đắp nổi rất tinh tế, như chân đèn, lư hương, kết hợp với vẽ hoa lam, được làm bằng chất liệu sành trắng hoặc phủ men nhiều màu rất đa dạng và hấp dẫn. Các loại chum, vò, vại, lư hương bằng sành nâu hoặc sành nâu phủ men da lươn có trình độ nghệ thuật tinh tế và có bản sắc riêng. Ngoài ra còn có loại gốm vẽ men mà người Nhật Bản xưa kia trong Trà đạo rất ưa chuộng, gọi là “Hồng An Nam”.
Về mặt kỹ thuật, các loại lò rồng cỡ lớn đã được sử dụng khá rộng rãi, nhiệt độ và chế độ nung, điều khiển lửa tiến bộ và chủ động. Loại men tro trấu, tro cây được dùng nhiều. Kỹ thuật vẽ hoa đã đạt tới độ thành thục.
Nghề gốm xuống dốc dần từ thời Nguyễn Gia Long
Nghề gốm xuống dốc dần từ thời Nguyễn Gia Long. Những lò gốm sành trắng nổi tiếng như Bát Tràng phải chuyển qua sản xuất đồ dành xốp hoặc đồ gốm xương đất đỏ, áo đất trắng, phủ men tro không thấu hết thân ngoài hiện vật.
Ở Việt Nam, người ta thường nhắc đến đồ sứ men lam Huế, đôi khi trên sản phẩm có có chữ “nội phủ”. Thực ra, các hiện vật ấy đều được nhập từ Trung Quốc theo đơn đặt hàng của triều đình Huế. Cuối thế kỷ XIX, ở Móng Cái (Quảng Ninh) xuất hiện thêm những cơ sở làm đồ sành nâu và đồ sành trắng, nhưng nguyên liệu phần lớn được chở từ Trung Quốc sang và do người Hoa làm.
Năm 1907, Trường Mỹ nghệ đồ gốm và đúc đồng thành lập ở tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Đồng Nai), và ở đây đã phát triển một loại gốm men lửa trung, thường được gọi là “gốm Biên Hòa”, với hoa văn khá chi tiết và màu sắc phong phú. Loại gốm này được phát triển sang các vùng Sông Bé và nhiều tỉnh phía Nam. Gốm Lái Thiêu (Sông Bé) nổi tiếng với bát sành xốp “con gà”, được bán rộng rãi từ Nam chí Bắc.
Ở miền Bắc đầu thế kỷ XX, một vài cơ sở đã nhập đôi ba thiết bị làm gốm của nước ngoài và nghiên cứu sản xuất đồ sứ, nhưng kết quả không đáng kể.
Từ 1954 đến nay
Có thể nói gốm sứ Việt Nam bước vào sự chuyển mình mạnh mẽ từ năm 1954, khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc. Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc khôi phục các cơ sở thủ công truyền thống, như các vùng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Hương Canh, Phù Lãng…, và tiến hành xây dựng nhiều nhà máy và xí nghiệp sản xuất gốm có chất lượng và sản lượng cao.
Nổi bật nhà máy sứ Hải Dương (Hải Hưng), cơ sở sản xuất sứ đầu tiên của cả nước áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại qua mọi khâu nguyên liệu, thành hình, trang trí, nung… Nhà máy trang trí men cho hàng gia dụng, sản xuất các loại sứ công nghiệp cao cấp, hàng năm đạt sản lượng gần 10 triệu sản phẩm. Tiếp đó là nhà máy sứ Lao Cai (Hoàng Liên Sơn) có công suất nhỏ hơn.
Từ năm 1965, nhiều tỉnh thành đã xây dựng những xí nghiệp sành trắng có sản lượng 5 triệu cái trong một năm như sứ Đường Vòng (Hải Hưng), Sông Hương (Bắc Giang), Ninh Bình, Thanh Hà (Vĩnh Phú)…, cùng với nhiều hợp tác xã gốm lớn như Hợp Thành (Hà Nội), Việt Hưng (Thái Bình), Đông Thành, Ánh Hồng (Quảng Ninh)…
Tính đến 1975, mỗi năm các xí nghiệp gốm ở miền Bắc đã sản xuất khoảng 100 triệu gốm gia dụng, 3,5 triệu sứ điện, 4,3 triệu sành gia dụng và 1,5 triệu gốm mỹ nghệ xuất khẩu.
Sau khi giải phóng hoàn toàn miền nam năm 1975, đồ gốm của cả hai miền Bắc Nam đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp mới. Tính đến năm 1980, sản lượng hàng năm đã đạt 143 triệu sản phẩm gốm gia dụng, 5,6 triệu sành gia dụng và 2 triệu gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Đó là chưa kể tới các cơ sở sản xuất nhỏ ở địa phương và gốm đất nung.
Có thể nhận xét khái quát về những đặc điểm phát triển của gốm đất Việt giai đoạn này:
- Sự hình thành loại chất liệu sứ với các kỹ thuật sản xuất và trang trí hiện đại. Sản phẩm sứ của nhà máy sứ Hải Dương đã được dùng rộng rãi trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước, như Liên Xô, Cu Ba, Ba Lan, Mông Cổ…
- Ở miền Bắc, các xí nghiệp và hợp tác xã sản xuất sành trắng được xây dựng ở hầu khắp các tỉnh thành, phát huy thế mạnh của vùng mình về truyền thống và nguyên liệu. Các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Nam Bộ, phát triển loại sành xốp lửa trung và đã tạo được một vùng gốm có phong cách riêng. Các cơ sở sành nâu, đất nung cũng được chú ý ở các địa phương. Chưa bao giờ cả 5 loại chất liệu gốm lại được sản xuất với số lượng lớn và phong phú như hiện nay.
- Ngành gốm ngày càng được phát triển bởi các cán bộ và công nhân được đào tạo chính quy. Trường đại học Bách khoa Hà nội đầu những năm 60 đã cho ra trường các kỹ sư hóa silicat chuyên về ngành gốm, làm cho đội ngũ kỹ thuật gốm ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn.
- Về mặt nghệ thuật, từ năm 1959 khoa gốm trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đã mở khóa trung cấp đầu tiên, và từ 1965 đã đào tạo ở trình độ đại học. Có thể nói, lần đầu tiên ngành gốm Việt Nam có hàng trăm họa sỹ chuyên ngành đóng góp sáng tác của mình cho sản phẩm gốm. Từ những năm 1960, lò gốm của trường Mỹ thuật Công nghiệp đã tìm tòi, khôi phục các loại men ngọc, men máu bò cổ truyền, còn tìm thêm ra nhiều loại men mới từ các khoáng chất. Nhà trường đã trở thành một trung tâm đào tạo, một trung tâm nghiên cứu nghệ thuật gốm, cung cấp mẫu cho nhiều cơ sở gốm ở phía Bắc.
Trên đây là những vấn đề chung nhất của nghề gốm và các mốc phát triển của gốm Việt Nam. Những phần sau sẽ đi sâu vào các loại gốm nổi tiếng và những đặc trưng nghệ thuật của từng loại.
Hk tốt
Trống đồng Đông Sơn - Nét văn hóa của người Việt Cổ |
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.
Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Và những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển ấy.
Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.
Trống Đồng Đông Sơn là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Trống đồng đẹp nhất phải kể đến các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ.
Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là : đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song. Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. |
-
Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.
- Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.
- Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.
- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.
- Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.
- Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.
- Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
Còn sử dụng là:
- Lịch: âm lịch và dương lịch.
- Chữ viết: hệ chữ cái a, b, c, chữ số La Mã I, II, III, ...
- Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số pi, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét, ...
- Những công trình kiến trúc, điêu khắc: kim tự tháp, đền Pác-tê-nông,... là những kiệt tác có giá trị thu hút đông đảo khách du lịch.
- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
- Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...
- Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
đặc điểm kiến trúc: nghệ thuật kiến trúc thời lý phát triển mạnh ở 2 thể loại ,kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục. Trên cơ sở" thức kiến trúc Đông Sơn" đã hoàn chỉnh trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta lại tiếp thu Phật giáo và đi kèm với nó là việc xây dựng chùa tháp. Hẳn trình độ xây dựng của thợ Việt có tay nghề cao, nên thái thú Tôn Tú đã bắt hơn nghìn thợ thủ công Giao Chỉ đưa về Bắc để giúp vua Ngô xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp. Ngay khi đất nước giành được độc lập, công việc hàng đầu là phải " an cư" và cũng để thể hiện diện mạo nhà nước, nên sau khi đã định đô thì phải dựng đô.nooie bật là kinh thành thăng long và và kiến trúc chùa tháp .1. Kiến trúc thành Thăng Long Kinh thành Thăng Long được khởi dựng từ mùa thu năm 1010 đến mùa xuân năm 1011 xong cơ bản, về sau được bổ xung vào năm 1029 và 1203. Với dấu tích hiện còn bờ đê và những đoạn thành cao, nối lại cho vòng thành khép kín dài trên 20km, được xây dựng ở vị trí trung tâm của đất nước nơi giữa đồng bằng, các núi sông...
- Hình vẽ mặt người trên hang Đồng Nội (Hoà Bình) được vẽ cách đây 1 vạn năm.
- Hình vẽ được diễn tả với góc nhìn chính diện, đường nét giản dị, rõ ràng, cách sắp xếp bố cục cân xứng.
tick nha
- Mặt người và con thú trên vách đá hang Đồng Nội,Hòa Bình đã có vào thời kì đồ đá,đồ đồng ( 1 vạn năm trước công nguyên ).
- Hình vẽ được diễn tả bằng bố cục hài hòa,hình ảnh khuôn mặt to lớn của một người đàn ông được đặt vào chính giữa còn hai bên là hai khuôn mặt nhỏ với hai hàng lông mày không rậm lắm của hai người đàn bà.
- Đường nét tuy giản dị nhưng rất rõ ràng,và hai cái sừng ở trên đầu được vẽ rất tỉ mỉ.
Đó chỉ là ý kiến của mình và những thứ mình gộp lại khi nghe cô kể thôi còn đúng hay sai thì mình cũng ko chắc chắn lắm.
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc. Ở phương Tây, nghệ thuật của Đế chế La Mã chủ yếu bắt nguồn từ hình mẫu của nghệ thuật Hy Lạp. Ở phương Đông, công cuộc chinh phục của Alexander Đại đế bắt đầu nhiều thế kỷ giao lưu trao đổi lẫn nhau giữa các nền văn hóa Hy Lạp, Trung Á và Ấn Độ, kết quả là ở nghệ thuật Hy Lạp -Phật giáo, với ảnh hưởng xa đến Nhật Bản. Sau thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, thẩm mỹ nhân văn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cao từ nghệ thuật Hy Lạp đã là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ châu Âu. Cũng vào thế kỷ 19, các truyền thống cổ điển bắt nguồn từ Hy Lạp thống trị nghệ thuật của thế giới phương Tây.
Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại thường được chia theo phong cách thành bốn giai đoạn: hình học, Cổ xưa, cổ điển, và Hy Lạp hóa. Niên đại của phong cách hình học thường được đặt vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên, mặc dù trong thực tế ít biết về nghệ thuật ở Hy Lạp trong giai đoạn 200 năm trước đó(theo truyền thống được gọi là kỉ nguyên Hy Lạp tăm tối), thời kì thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đã chứng kiến sự phát triển chậm của phong cách cổ xưa như được minh chứng bằng kiểu tranh vẽ men đen trên đồ gốm. Sự khởi đầu của các cuộc chiến tranh với Ba Tư (từ năm 480 trước Công nguyên đến năm 448 trước Công nguyên) thường được coi là sự phân chia giữa giai đoạn cổ xưa và các thời kỳ cổ điển, và Triều đại của Alexandros Đại Đế (từ năm 336 TCN đến năm 323 TCN) được coi là thời điểm chia tách thời kì cổ điển khỏi thời kì Hy Lạp hóa.
Trong thực tế, không có quá trình chuyển đổi mạnh từ một thời kì này tới một thời kì khác. Các hình thức nghệ thuật phát triển với tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của thế giới Hy Lạp, và như trong bất kỳ thời đại, một số nghệ sĩ làm việc với phong cách sáng tạo hơn hơn những người khác. Truyền thống địa phương đặc thù, bảo thủ trong đặc điểm, và các điều kiện của văn hóa địa phương, cho phép các nhà sử học xác định được nguồn gốc của bất cứ sự thay đổi nghệ thuật nào.