Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Từ "ai" được nhắc đến ám chỉ đứa "con" của người mẹ.
Câu 2: Người mẹ được nhắc đến gắn với hình ảnh "khúc hát ngày xưa","nắng sớm chiều mưa", "che gióng giữ tiếng cười giòn ai","dẫm gai", "dãi dầu".
Câu 3:
BPTT: Ẩn dụ: hình ảnh "chân mẹ dẫm gai"
⇒ Làm cho câu văn thêm phần sinh động, gợi cảm, hấp dẫn đối với người đọc. Khắc sâu những nỗi vất vả, nhọc nhằn trong của mẹ, chỉ mong cho con có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc. Đồng thời thể hiện nỗi xót xa, day dứt của nhà thơ khi hồi tưởng về mẹ.
Câu 4: Biện pháp điệp ngữ "Vì ai..."
Tác dụng:
- Tạo âm điệu tha thiết, dồn dập cho đoạn thơ
- Mỗi câu thơ là một câu hỏi xoáy sâu vào trong lòng tác giả về sự hi sinh, lam lũ vất vả của người mẹ -> tựa như một lời nhắc nhở mình phải khắc tạc trong lòng.
- Qua đó, thể hiện tình yêu thương với người mẹ của tác giả.
Tác giả muốn nhắn nhủ với bạn đọc rằng:
- Hãy biết yêu thương trân trọng người mẹ của mình. Còn mẹ trên đời là một điều quý giá vì vậy đừng để mẹ buồn và vất vả hơn nữa.
a. Biện pháp điệp từ "ai", điệp cấu trúc câu "Vì ai ...Vì ai ...." và ần dụ "chân dẫm gai, áo phai màu, bạc đầu..."
- Tác dụng biện pháp tu từ:
+ Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
+ Khắc sâu những nỗi vất vả của mẹ trong kí ức đồng thời thể hiện nỗi xót xa, day dứt của nhà thơ khi hồi tưởng về mẹ.
b. Điệp từ "đội" và nghệ thuật ẩn dụ "phận con rùa"
- Tác dụng:
+ Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
+ Cho thấy cuộc sống người lao động trong xã hội ngày xưa đầy đau khổ
+ Thể hiện sự cảm thương với số phận của họ
Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.
Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.
a) Giải thích vì sao trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa còn “đường” có quan hệ đồng âm:
- Trong hai câu trên, “mua” có quan hệ nhiều nghĩa vì “mua” trong câu (1) mang nghĩa là dùng tiền để đổi lấy vật ngang giá, “mua” trong câu (2) mang nghĩa là chuốc lấy một điều gì, một việc gì đó không cần thiết. Hai nghĩa này có liên quan đến nhau. (
- Trong hai câu trên, “đường” có quan hệ đồng âm vì nghĩa của “đường” trong hai câu không có điểm nào chung: “đường” trong câu (1) mang nghĩa là hợp chất có vị ngọt, “đường” trong câu (2) mang nghĩa là nơi để đi lại.
b) Trong hai câu đã cho, “mua đường” trong câu (1) là hai từ, “mua đường” trong câu (2) là một từ.