Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông nội kính nhớ!
Từ hôm hè đến nay đã ba tháng, cháu nhớ nội ghê! Nội vẫn khỏe ạ? Hằng ngày, ông vẫn ra sau vườn tập thể dục rồi tưới cây phải không?
Dạo này mưa nhiều, ông đi đứng nhớ cẩn thận ông nhé, ngoài vườn khá trơn đấy! Trên đây, gia đình cháu vẫn bình thường. Bố mẹ đều đi làm cả ngày. Cháu và bé Na học bán trú. Chiều về, cả nhà quây quần bên mâm cơm gia đình.
Ông ơi! ông có biết không? dạo này tai nạn giao thông diễn ra rất nhiều đấy ạ. Trên đường đi học về, cháu và bố gặp rất nhiều vụ tai nạn. Có những vụ còn có người mất đấy ông ạ, nhìn rất thương tâm.
Bộ giao thông mới ra điều luật mới, ra đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và trong người không được có nồng độ còn trong người đấy ạ. Ông có biết điều này không ạ? Nếu ông chưa biết thì ông phải tìm hiểu kĩ ông nhé.
Ông cũng phải chấp hành đấy ông nhé. Ông không được đi uống rượu rồi tự lái xe máy về đâu ông nhé. Như thế là vừa nguy hiểm cho ông, vừa nguy hiểm cho người đi lại trên đường ông ạ. Mai cháu sẽ bảo bố cháu mua cho ông bà một bộ mũ bảo hiểm thật xịn, rồi gửi về cho ông, để ông đi xe ra đường thật an toàn ạ.
Ông bà nhớ giữ gìn sức khỏe thật cẩn thận ông nhé. Đến ngày quốc khánh gia đình cháu lại về thăm ông bà ạ.
Cuối thư, cháu chúc ông bà luôn luôn khỏe mạnh, sông lâu trăm tuổi và luôn yêu thương chúng cháu ạ.
Cháu của ông,
good luck!
Từ nhỏ tôi đã ấp ủ trong mình một ước mơ, sau này sẽ thành cô giáo. Ước mơ ấy của tôi bắt nguồn và được nuôi dưỡng từ những giờ học cô giáo say sưa giảng bài.
Thứ năm hàng tuần, lớp tôi có hai tiết Văn của cô. Bước vào lớp, dường như cô mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Cô giáo tôi cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng hồng nên mặc áo dài rất đẹp. Thiỉnh thoảng, cô mặc chiếc áo dài tím Huế càng tôn thêm làn da trắng. Những lúc như thế, cả lớp đứng ngây người nhìn cô, trầm trồ mến mộ. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống.
Giờ học bắt đầu. Cô nhẹ nhàng viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ làm ảo thuật trên tranh vẽ của mình Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Vào bài giảng, chúng tôi thấy dễ chịu bởi giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp và truyền cảm của cô. Giọng nói ấy dường như được xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn để chúng tôi cảm nhận được cái hay, cái đẹpcủa mỗi bài văn, bài thơ. Những lời cô giảng chúng tôi như muốn khắc sâu không bao giờ quên. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp câu nói. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía học trò chúng tôi, ân cần, dịu dàng và âu yếm. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Mỗi khi ánh mắt ấy lướt nhanh qua chỗ tôi ngồi, tôi cũng hiểu được sự trìu mến của cô Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền từ đã thấm vài giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý, tập trung vào bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Có chú chim nhỏ đậu trên cửa sổ, sắp bay đi nhưng vì muốn nghe cô giảng bài mà nán lại thêm một lát...
Trong lúc giảng bải, bao giờ cô cũng lôi cuốn được cả học sinh cùng tham gia. Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống phíacuối lớp, xem học trò ghi bài, xem chúng tôi thảo luận nhóm có khó khăn gì cô sẵn sàng gợi ý, giúp đỡ chúng tôi. Cô muốn cho học trò phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo được sự hấp dẫn với chúng tôi. Các câu hỏi từ dễ đến khó, từ câu hỏi đóng đến câu hỏi mở, bao giờ cũng kích thích sự suy nghĩ của tất cả mọi người. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh, lắng nghe chúng tôi nói và cho chúng tôi trao đổi, thảo luận công bằng. Nhưng lúc nào cô cũng là người chỉ huy tài ba khiến học trò khâm phục. “Tùng.... tùng... tùng....” Giờ học đã kết thúc. Nhưng dường như đang say sưa với bài giảng của mình, cô không hay biết. Đến khi học trò các lớp đã ùa ra sân cô mới mỉm cười chào cả lớp.
Nhìn cô giáo say sưa đứng trên bục giảng giảng bài, tôi như có thêm động lực và quyết tâm hơn thực hiện cho được ước mơ của mình. Những lời cô giảng hôm nay sẽ là nền tảng cho tôi ngày mai.
Tham khảo bạn nhé!
- Tại sao ạ? - Tom mếu máo.
Mẹ cậu bé nghiêm giọng:
- Chỉ một món đã đủ cho con chơi mệt bở hơi tai rồi, mua hai món để làm gì?
Buổi tối đó, mẹ Tom nhắc nhở:
- Tom đến giờ học rồi, nên nhớ hôm nay con có hai bài tập về nhà đấy nhé.
Tom cúi gầm mặt đáp:
- Con sẽ làm một nửa thôi. Chỉ một bài tập đã đủ khiến con vắt sạch não rồi mẹ ạ.
- !?!
Ông già và cả dân làng ấy gọi cây ấy là cây thiên hương
Đêm nay bác không ngủ là một bài thơ hay của minh huệ
VD:Chơi game,chơi bóng đá,chơi cầu lông,chơi bóng chày,chơi đùa,chơi bịt mắt,chơi đuổi nhau,chơi chốn tìm,chơi điện tử,...
Đó là hình ảnh hành phượng vĩ dưới sân trường em ào một ngày hè tươi sáng. Và có lẽ đây là loài cây gắn bó với em nhiều nhất.
Hàng phượng vĩ không biết trồng từ bao giờ ? Bao nhiêu tuổi ? Em đoán rằng hàng cây có từ lâu lắm. Những gốc cây khá to, hai cánh tay người lớn ôm mới xuể. Tán lá xum xuê, một màu xanh thẫm. Những chiếc lá già dang rộng bàn tay đón nắng. Đứng trên tầng hai của đầu dãy phòng học nhìn xuống sân trong hàng cây rõ hẳn. Những tán lá như chiếc ô to tiếp nối che mát cả sân trường. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ rực thắp trong lùm cây xanh thẫm. Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không chỉ một cành mà phượng nở hàng loạt tạo nên một khoảng trời rực đỏ, một khoảng không gian chỉ mỗi màu hoa phượng. Gặp làn gió nhẹ thoảng qua, hoa phương lắc lư như đàn bướm đỏ rập rờn trong vòm lá xanh mơn mởn. Thỉnh thoảng,những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay dưới gốc sân trường. Trên cành cây cao, chim chóc đua nhau chuyền cành, hình như chúng cũng ngợp mắt trước màu hoa phượng. Những chú ve ẩn trong vòm lá kêu ra rả như muốn nói với chúng em rằng: Hè đến rồi, hè đến rồi đấy các bạn ạ!! Lúc ấy lòng em thật bâng khuâng. Có lúc em thầm hỏi: Hàng cây ơi! Các bạn có từ bao giờ mà nay đẹp đến thế? Hoa khẽ gật gù những chiếc râu nhỏ mang theo bao túi phấn, rồi chúng thầm thì trò chuyện cùng em. Phượng vẫn nở, ve vẫn cứ kêu suốt cả ngày hè. Tiếng ve kêu rộn rã như dàn đồng ca mùa hạ.
Hình ảnh hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu đã giúp cho em thêm yêu mái trường, thầy cô, bạn bè. Tuy được nghỉ hè, vui thú trên quê hương nhưng em vẫn nhớ mãi hàng cây dưới sân trường. Nơi đó có biết bao nhiêu kỉ niệm thời ấu thơ. Rồi đây, chúng em sẽ lên lớp mới, học trường mới, sẽ xa mái trường cùng hàng cây phượng vĩ thân yêu. Nhưng tất cả sẽ còn mái đối với chúng em, còn mãi với bao thế hệ, chia sẽ ngoọtbui2 những ngày mới tươi thắm!
Bài làm;
Trong thời kì mở cửa hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Đời sống kinh tế ngày càng tăng trưởng kéo theo nhiều tệ nạn như nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, gian dối, lừa đảo, ăn bám… Các tệ nạn này như một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đường và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó. Các tệ nạn mà học sinh thường mắc phải là nói tục chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, hút thuốc lá và gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc.
Điều đáng lo ngại là hiện tượng nói tục chửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ. Nhiều bạn có thói xấu khó bỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bình thường, bất chấp phản ứng của mọi người xung quanh. Có khi còn cho đó là dấu hiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu”. Các bạn ấy thích “sáng tạo” ra những từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chướng tai đến đâu cũng mặc.
Tệ nạn gian dối trong học tập hiện nay đã đến mức báo động. Số học sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm” và thường phải chịu bất công vì kẻ lười nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì mình, có khi còn cao hơn nhờ những trò gian dối như giở tài liệu hay quay cóp…
Tác hại của phim ảnh, sách truyện, băng đĩa… có nội dung xấu đối với lứa tuổi học trò cũng rất đáng sợ. Nếu thường xuyên đọc mục Kí sự pháp đình trên báo Tuổi trẻ hay theo dõi báo Pháp luật, chúng ta sẽ thấy có những học sinh phải đứng trước vành móng ngựa, bị kết án tù vì đánh bạn, thậm chí giết chết bạn vì những nguyên nhân chẳng đáng kể như hỏi mượn một cái gì đó mà bạn không cho, đòi chép bài kiểm tra mà bạn không đưa cho chép, thậm chí có khi chỉ vì một cái nhìn. Câu trả lời lạnh tanh của một phạm nhân là học sinh đã đánh bạn đến chết trước Tòa: “Thích thì đánh” là dấu hiệu cảnh báo nạn bạo lực trong học đường cần phải được ngăn chặn và loại trừ tận gốc.
Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của các tệ nạn xã hội. Ban đầu, tệ nạn xã hội đến với tuổi thanh thiếu niên một cách rất tình cờ. Học sinh thường bắt chước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, một lần, hai lần… thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, riết rồi nghiện lúc nào không hay.
Tệ nạn gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm, kinh tế, sức khỏe… Đây là nguy cơ trước mắt và lâu dài không chỉ của một cá nhân mà là của cả dân tộc và đất nước. Khi đã nhiễm phải một tệ nạn nào đó thì rất khó từ bỏ hoặc muốn dứt bỏ nó thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nói tục chửi thề làm mất danh dự của cá nhân, chứng tỏ mình là người thiếu giáo dục, vô văn hóa. Gian lận trong học hành thi cử dần dần làm thoái hóa nhân cách, không còn tính tự trọng, tự lập, tạo cho mình thói lười nhác, ỷ lại, đối phó, lừa mình, lừa người… tất yếu trở thành kẻ bất tài, vô dụng. Chơi lô đề, cờ bạc là tự hủy hoại cuộc đời vì ông bà xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm, hết tiền thì đi vay đi mượn, dối trá, lừa đảo… để rồi mắc vào vòng tù tội. Nghiện hút thuốc lá, hê-rô-in vừa tốn tiền bạc vừa hại sức khỏe, vừa dễ mắc các căn bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng xấu tới giống nòi.
Chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt các tệ nạn xã hội trong học đường. Trước hết nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn. Sau đó là có các hình thức hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh để cuốn hút và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của học sinh. Bên cạnh đó, mỗi học sinh phải biết cách giữ mình trước sự cám dỗ ghê gớm của các tệ nạn, chọn bạn tốt để chơi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nếu tất cả học sinh chúng ta cùng đồng thanh nhất trí nói “Không” với các tệ nạn thì chắc chắn môi trường học tập sẽ trong sáng và bản thân mỗi người sẽ giữ gìn được nhân phẩm cao quý của mình, vững bước tiến tới tương lai trên con đường đúng đắn mà mình đã chọn. Nào các bạn! Chúng ta hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn trong học đường và ngoài xã hội để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh.Mùa hè đến cũng là mùa thi và là mùa chia tay của học sinh với mái trường với thầy cô. Mỗi khi nhắc đến mùa hè trong tôi lại có cảm giác nao nao đến khó tả, buồn vui lẫn lộn. Vui vì sắp được nghỉ hè, được đi những nơi mà tôi thích, nhưng lại buồn khi nhớ về thầy cô, bè bạn.
Khi những tia nắng bắt đầu của mùa hè chiếu xuống mặt đất, vạn vật cũng có sự thay đổi rõ rệt. Cây cối giường như cùng gồng mình lên để chống chọi lại cái nắng ghê gớm trong thời gian sắp tới. Những đóa phượng bắt đầu chớm nở trên những tán lá xanh mướt báo hiệu mùa hè đã đến. Mùa hè tuy nóng bức nhưng em rất yêu mùa hè, yêu loài hoa báo hiệu hè về. Đó là loài hoa gắn bó với bao lớp học sinh chúng em. Những cánh phượng đỏ rực cả góc sân trường trông thật đẹp mắt. Dưới ánh nắng mặt trời mùa hè nóng bỏng, màu đỏ ấy càng trở nên đẹp và quyến rũ hơn. Phượng nở đỏ cả một vùng trời, từng chùm từng chùm như những đốm lửa nhỏ. Nhìn từ xa, cây phượng như một đống lửa đang cháy hừng húc giữa lưng trời. màu đỏ của hoa phượng càng làm cho cái nắng của mùa hè thêm chói chang.
Ngoài biểu tượng đặc trưng là hoa phượng mùa hè không thể thiếu được âm thanh của những tiếng ve. Tiếng ve kêu râm ran suốt đêm hè. Những chú ve cứ ca lên những bài ca chào đón mùa hè mà không bao giờ ngừng. Dù bạn có đến bất kì một ngóc ngách nào, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng ve kêu. Những chú ve còm cõi, kêu đến khi kiệt sức mà chết đi. Cuộc sống của chúng tuy ngắn ngủi nhưng lại đem lại niềm vui cho mọi người. Mỗi sáng sớm, khi vừa mở mắt, ta đã nghe tiếng ve kêu râm ran. Ve kêu nhiều quá đôi khi làm ảnh hưởng tới con người, nhưng không có tiếng ve thì chưa phải là ngày hè.
Khi tâm trạng buồn vì phải chia ta với mái trường thân yêu, chia tay với bao bạn bè, thầy cô thân thương thì âm thanh của tiếng ve trở nên da diết hơn, buồn hơn.
Mùa hè đến cùng phượng và ve kêu, mùa chia tay với mái trường, mùa của sự nghỉ ngơi sau một năm học đầy vất vả. Mùa hè cũng là mùa thi. Nhưng sau khi tạm gác nhiệm vụ học tập lại, chúng ta lại hòa mình vào những hoạt động vui chơi đầy bổ ích và lí thú của những ngày hè.
Chúng tôi ai cũng yêu mùa hè, yêu những hoạt động sôi nổi trong những ngày hè. Và ai cũng háo hức, chờ mong mùa hè đến. Dù có buồn khi phải xa bạn bè, khi phải chia tay với phấn trắng, bảng đen thân yêu nhưng vẫn hẹn ngày gặp lại. Hè đến với sự tưng bừng, rộn rã thì khi hè đi, để lại cho chúng em một nỗi buồn nhớ.
Sau một năm học, ai trong số học trò cũng mong ngóng đến ngày hè, ngày hè hứa hẹn bao nhiêu niềm vui, bao trò chơi thú vị. Hè đến các em sẽ được thỏa sức hòa mình trong những chuyến đi chơi, ngắm hoa phượng nở, nghe tiếng ve kêu và đặc biệt sau kỳ nghỉ hè các em lại được đến trường, được lên lớp với bao điều hứa hẹn trong trang sách của tuổi học trò.
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đinh em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hàng Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.
Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mai được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:
- Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!
Em trả lời:
- Xì! Chưa chắc.
Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:
- Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.
Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.