K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý.

Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.

Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác boài hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế.

Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.

Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy

Bạn có thể tham khảo nha! Chúc bạn may mắn

19 tháng 10 2017

Hè lại đến khi phố phường đỏ thắm hoa phượng . Hè lại đến khi tiếng ve rộn ràng hát ca . Tạm biệt sách bút thân yêu , tạm biệt mái trường mến yêu . Chúng em chào đón hè đã về '- bài hát Hè về Không hiểu tự bao giờ , mùa hè đã gắn liền với tuổi cắp sách đến trường . Mùa hè đến mang theo bao sung sướng của tuổi học trò . Chúng em có thể thở phào nhẹ nhõm và háo hức chờ những chuyến đi chơi xa cùng gia đình . Khi những chú ve sầu bắt đầu hát ca những điệu nhạc du dương , khi những chùm phượng vĩ nở đỏ rực cả góc sân trường , ......... đó là hình ảnh báo hiệu mùa hè mới bắt đầu .Ôi ! Mùa hè đang về đấy ! Hầu hết học sinh ai cũng yêu mùa hè , trong đó có em . Mùa hè - gợi cho em bao cảm xúc thân thương , bao ấn tượng khó phai
Khi không khí vui tươi ấm áp của mùa xuân qua đi , thay vào là cái nắng gay gắt của mùa hạ rồi chuyển qua mùa khác , cứ thế nó như vòng tuần hoàn xoay chuyển mãi . Mỗi mùa đều có đặc điểm riêng của nó . Mùa xuân - vạn vật nhẹ nhàng bước sang năm mới đầy hi vọng , ước mơ . Mùa thu - mùa của bao nỗi buồn vẩn vơ , vô cớ mà không thể lí giải nổi . Mùa đông - mùa của cơn gió buốt thịt len lỏi , luồn lách , chui rúc vào từng ngỏ nhỏ , cuốn lá tung bay . Còn mùa hạ thì sao ? Nó có đặc điểm nổi bật nào có thể làm rung dộng trái tim của bạn ? Riêng tôi , tôi yêu cái nắng chói chang , oi bức , ngột ngạt . Tôi yêu những bản nhạc hoà tấu do nhạc sĩ ve sầu tạo nên giúp cho mọi người thư giãn giữa trưa hè , tôi yêu từng cánh hoa phượng vĩ nở đỏ rực trên nền trời xanh tươi , tôi yêu sự vui chơi thoả thích , ...tất cả , tất cả đều diễn ra vào mùa hè . Đó là lí do tôi yêu mùa hè .

17 tháng 10 2017

Ngu tao còn đéo biết chứ chi

dài khoảng mấy dòng bn Dạ Nguyệt

Ngay giữa sân trường, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giừo, chỉ biết rằng khi tôi mới đặt chân vao trường đã thấy nó đứng đó như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, dang cánh tay rộng che bóng mát khắp cả sân trừng mỗi khi hè về.

14 tháng 12 2016

ĐỀ 2:A. Mở bài: -Nêu loài cây và lí do em thích.

B. Thân bài:

a) Biểu cảm về những đặc điểm nổi bật của phượng.

+ Hoa màu đỏ

+ Cành cây rộng, che bóng mát cả một khoảng sân trường.

+ Những chiếc chồi non lấp ló sau những cánh hoa.

b) Biểu cảm về vai trò của cây phượng trong cuộc sống.

+Che bóng mát.

+Làm đẹp cho sân trường.

c) Sự gắn bó gần gũi của em với cây phượng.

+ Chơi đùa dưới gốc cây phượng.

+ Vào cuối năm học, chúng em thường xuống sân nhặt những cánh hoa phượng ép vào vở làm kỉ niệm.

c) Biểu cảm trực tiếp.

C. Kết bài:

-Nêu cảm nghĩ.

Bài làm

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút.
 
Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất.
 
Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng.
 
Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm?
 
Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng.Loai hoa học trò thân thương
ĐỀ 3:.Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.
ĐỀ 4:
Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
-Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHAok
14 tháng 12 2016

Đề 2:

* Mở bài : Giới thiệu loài cây phượng :

- Em yêu cây phượng.

- Cây phượng gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu với biết bao kỉ niệm đẹp.

* Thân bài :

- Đặc điểm gợi cảm của cây :

+ Thân to, da màu xám, xù xì và sần sùi...

+ Rễ lớn, rễ chồi lên mặt đất như những chú rắn ngoằn ngoèo.

+ Tán phượng xòe rộng như chiếc ô che mát.

+ Hoa màu đỏ thắm như những cánh bướm đẹp, bền bỉ, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng.

- Loài cây phượng trong cuộc sống của con người :

+ Tỏa mát bên cánh đồng, con đường, mái trường...

+ Tạo vẻ đẹp thơ mộng.

+ Tạo bầu không khí trong lành, tươi mát.

- Loài cây phượng trong cuộc sống của em :

+ Cây phượng gợi nhớ tuổi học trò, nhớ thầy cô, bạn bè thân yêu.

+ Màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống của chúng em luôn vui tươi, rộn ràng.

* Kết bài :

- Em rất yêu quý cây phượng.

- Xao xuyến, bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kỳ nghỉ hè.

Chúc bạn học tốt!

24 tháng 10 2016

Từ bao đời nay cây tre có mặt hầu hết ở khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc VN. Đặc biệt cây tre còn được xem như là biểu tượng của sự vững chãi, cứng rắn mang dáng dấp của người cha vậy ko hiểu mọi người có nghĩ đến cây chuối hay ko? Một loại cây ko hẳn đẹp cũng ko thể gọi là 1 loài cây quý nhưng lại luôn mềm mại dịu dàng như người mẹ vậy và cũng gắn bó thân thiết với người VN ko kém gì tre nứa. Người ta đã ca ngợi nhiều về cây tre, nứa nhưng ít ai nói về cây chuối hình như có điều gì đó ko công bằng với chuối thì phải?
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN

Bạn tham khảo nha! chúc bn hx tốt!

24 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.

30 tháng 9 2016

Cây phượng vĩ
 

I. DÀN Ý

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu? Từ bao giờ?

2.  Thân bài:

* Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... nhưthể nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?

- Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

3.  Kết bài:

* Tình cảm của em đối vói cây hoa phượng:

- Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết...

30 tháng 9 2016

“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng.  phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò" muaf hoa phượng kết thúc học sinh quay trở lại trường học được gặp bạn bè, thầy cô rất vui khi bước vào năm học mới
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.

29 tháng 10 2016

Som mai nao thuc day, em cung duoc chao don bang am thanh xao xac, xon xao cua nhung tau la chuoi vo minh vao nhau. Nhung cay chuoi than yeu da duoc truong o vuon nha em lau lam roi.Chuoi tro thanh loai cay gan bo than thiet voi em tu bao gio.

Bo em ke rang vi chuoi la mot loai cay co ich, cong hien tron ven ban thanminh cho con nguoi nen o nuoc ta chuoi duoc trong o nhieu noi.O nha em, chuoi duoc trong tu doi ong noi.Ong chon loai chuoi tay qua ran va ngot. Ong trong chuoi ca vuon khong mong chuoi nhieu dem ban ma chi cot cho con chau trong nha vi chuoi la thuc qua rat bo ich ma lai de trong. Nay ong da mat nhung vuon chuoi ay van duoc giu gin nhu mot cach tuong nho den ong. Nghe bo ke, em nhin thay vuon chuoi ma ma long suc dong qua. Vuong chuoi tuoi xanh chinh la tam long au yem ong noi gui den cho con chau.

Cang gan bo voi voi cay chuoi em cang thay tran trong va yeu quy loai cay moc mac dan da nay. Chuoi la loai cay kha dac biet. Yhan chuoi nho nam sau trong long dat, moi nguoi thuong goi no la cu chuoi. Con phan goi la than chuoi chinh la nhung be chuoi om ap lay nhau ma tao thanh. La chuoi moc thanh tau rong, xanh tuoi, la ra truoc xeo rong , nga ra nhuong cho cho nhung la ra sau. Den khi chuoi truong thanh, thay vi mot dot chuoi non troi nen la mot bi chuoi do do nho nho chao doi.

That hiem co loai cay nhu chuoi, bo phan nao cung co ich. Nay nhe, chuoi cho nhung qua chian vang uom ngot ngao, mat bo. Nhieu nghiem cuu khoa hoc con cho biet qua chuoi chua nhieu chat dinh duong gop phan lam tang chi thong minh nua. Hoa chuoi khi con non duoc me bien che thanh mon nom rat tuyet voi. La chuoi tuoi la vat nieu ko the thieu de khoi dunh nhieu loai banh con la chuoi kho la mot chat lieu dot rat tien loi cho nhieu gia dinh o nong thon. Chang nhung vay, song than cua tau la chuoi khi kho la thu day buotc rat rat dai va chac ko thua kem nhung nao day ni-long dat tien. Chua het !phan than gia cua chuoi, chinh la nhung be chuoi va phan than that cua chuoi cung chinh la cu chuoi khi dc thai mong lap tuc tro thanh nhung do an mat long cua nhung chu lon un in dang yeu. Tham chi, nhung lop be non trong cung cua than chuoi con dc nhieu nguoi ua thich vi not rat ngot va mat! Ngau em con nho, nhung be chuoi dc dung lam thanh nhung mon do choi rat thu vi. Do la nhung chiec be , nhung chiec thuyen dua nhau boi tren mat nuoc, la chuoi tuoi dc cat ra, gan vao lam nhung canh buon y nhu that.

Cay chuoi that dang yeu dang men. Do la loai cay gan giu, gan bo va rat co ich voi doi song binh tham cua nhung vung thon hien hoa cua viet nam. Mot buc tranh ve dat nuoc ko the thieu duoc hinh anh bu chuoi xanh ron nghien minh ben ben song lap lanh

8 tháng 10 2016

Tớ tham khảo rồi sửa nè:

Phượng không thơm, phượng chưa hản là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.

Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa… 

Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài với phượng thắm tươi?

Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!

Bình minh của hoa phượng là một màu đó còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẻ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến.

Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chay nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hóa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.

Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép. có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá đề che dấu cái sầu uất.

Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gập gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cô học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngà ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt. 

Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thớ than cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ánh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.

Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thây, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn hè đến lúc rè chia, cũng rè chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải… 

Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.

Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng mưa Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng nở, hoa phượng nhở. Ba tháng trời đằng đăng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi!

Bài văn cậy phượng

28 tháng 8 2016

Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

27 tháng 8 2016

 

Xem thêm ở phần soạn ở hoc24

Cây bàng đc k
9 tháng 11 2021

Mình không chép mẫu mà mình chép vở cũ của anh mình 

Trời chớm hè trong xanh, một màu xanh mượt mà của cỏ cây, hoa lá. Làn gió nhè nhẹ thoảng qua, cây phượng ở góc sân trường rùng mình đánh thức những búp non tỉnh giấc. Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về. Và có lẽ đây là loài cây tôi yêu thích nhất.

Mới ngày nào, cây phượng có những cành trụi lá. Nhìn cây trông như không còn sức sống. Một dạo không để ý, hôm nay nhìn cây phượng tôi thật sự bàng hoàng. Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ che mát một góc sân trường. Cây phượng bắt đầu thắp lửa rồi! Lúc này tôi sực nhớ: Hè đã đến!Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực đỏ. Nhìn những chùm hoa trên cành, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: Ngày xưa, khi mặt đất còn lạnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để sưởi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác đe dọa, Ngọc Hoàng bèn chọn cây phượng để treo Mặt Trời, phượng là nơi các con Ngài trú ngụ.Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùngđến thế!… Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm năm. Có lúc chúng tôi khắc tên nhau lên chiếc áo nâu sần giản dị ấy, rồi những lúc ngước nhìn lên cây để đón hoa rơi.Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.Đến lúc phải xa các bạn học sinh. Hoa phượng rơi, rơi…Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hoa phượng yêu chúng tôi đến thế. Tôi cũng yêu hoa phượng biết nhường nào. Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.

Kết bài thì bị nhòe mất rồi, bạn tự làm nhé