Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trả lời
25 x 30=750
học tốt,k mik nha
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh em đều nghĩ về người mẹ thân yêu của mình.Em cảm thấy thật hạnh phúc vì đã có được mẹ nuôi lớn cho đến tận ngày hôm nay.Được nghe tiếng mẹ ru ầu ơi mỗi đêm trước khi chìm vào giấc ngủ,được mẹ nuôi lớn bằng vòng tay ầm áp tràn đầy yêu thương của mẹ,được mẹ la,mắng dạy bảo.Tất cả là nhờ có mẹ
Mẹ đã già rồi nhưng mẹ vẫn chăm sóc cho em từng li từng tí như hồi em còn nhỏ.Em vẫn nghĩ rằng mẹ không đep.Không đẹp vì không có nước da trắng mịn màng như những người khác,không đẹp vì không có dáng người cao ráo,…….Mà mẹ chỉ có những làn da nhăn nheo ở tuổi gần 40.Bao phủ khuôn mặt hình trái xoan ấy chính là mái tóc dài ngang lưng,đen mượt.Vầng trán cao đôi lúc mẹ suy tư ngẫm nghĩ thì xuất hiện vài nết nhăn.Năm tháng đã dần dần trôi đi nhưng cũng không thể nào xòa được đôi mắt long lanh chứa đựng những nét trìu mến,ngọt ngào của mẹ.Em nghe mọi người nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, mình nghĩ gì thì trên đôi mát đó đều xuất hiện hết quả đúng không sai,nhìn vào mắt mẹ em có thể thấy những lúc em làm việc tốt thì đôi mắt của mẹ cảm thấy hạnh phúc còn mỗi lúc em làm điều sai trái thì đôi mắt của mẹ cảm thấy buồn.Phía trên đôi mắt đó chính là hai cặp lông mi và chân mày cong như lá liễu.Mũi mẹ cao.Miệng nhỏ,khi cười mẹ lộ ra hàm răng trắng.Giọng nói truyền cảm
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công.
Đúng vậy!Chính đôi bàn tay của mẹ đã nuôi lớn em như ngày hôm nay chứa biết bao những vết thương,biết bao nhiêu sự khổ nhọc của mẹ.Và đôi bàn chân cũng vậy,mẹ hay đi lại nhiều nên đôi bàn chân mẹ hay đau nhức.Mẹ luôn chăm lo công việc nhà.Tuy mẹ rất bận rộn nhưng mẹ vẫn dành ra thời gian để giúp em học bài.Buổi sáng,mẹ là người dậy sớm nhất để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà.Khi em bệnh mẹ thức suốt đêm để chăm sóc cho em.Mỗi lần em mắc lỗi mẹ chỉ nhắc tôi chứ không hề đánh tôi bao giờ.Mỗi lần khách đến,mẹ luôn tiếp đãi như người nhà của mẹ,mời khách uống nước và mời trái cây.Trong trái tim tôi không ai quan trọng bằng mẹ.Tôi rất hạnh phúc vì đã có được mẹ.
Tấm lòng của tôi đối với mẹ như biển cả không bao giờ cạn nước,và không ai hiểu tôi bằng mẹ.Tôi yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này.Tôi mong sao mình mau lớn để có thể giúp được mẹ đỡ vất vả hơn.Tôi hứa sẽ học thật giỏi để trở thành con ngoan,trò giỏi để không phụ lòng mẹ đã nuôi lớn giúp đỡ em trong thời gian qua.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,……
Mỗi con người sinh ra trên đời này đều có mẹ. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau nuôi dưỡng chúng ta lớn lên, theo dõi từ lúc lọt lòng đến lúc trưởng thành. “Mẹ” danh từ thiêng liêng nhất từ tận trái tim của tất cả chúng ta.
Với tôi mẹ là mẹ và cũng là cô giáo đầu tiên đã dạy dỗ tôi ngay từ bước đi chập chững đầu đời. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp, khuôn mặt không tròn, đôi mắt không long lanh… mẹ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, những nếp nhăn âu lo trên trán mẹ, nhưng mẹ luôn là người đẹp nhất trong lòng thôi. Nhưng mẹ tôi lại là một người phụ nữ mạnh mẽ, can đảm, trên cương vị lãnh đạo ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lung sắt đá. Nhưng khi ngồi bên mẹ được mẹ vuốt ve tất cả những ý nghĩ ấy đều tan biến hết. Cảm giác nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ thật hạnh phúc. Tình yêu của mẹ chưa bao giờ nguội đối với tất cả các con. Mẹ không phải là người hay thể hiện cảm xúc ra bên ngoài nhưng nhìn những cử chỉ yêu thương của mẹ là biết mẹ yêu tôi đến nhường nào.
Hồi tôi con bé, trong mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tự hỏi tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có bao lần tôi đã trách mắng mẹ vì mẹ qáu nghiêm khắc với tôi, mắng tôi. Tôi đã khóc, uất ức vì bị mắng. Có một lần đi học về tôi thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình tôi đã hét lên “Tại sao mẹ lại như thế”, tôi đã giằng ngay cuốn sổ lại. Cứ tưởng mẹ sẽ cho tôi một cái tát trời giáng, nhưng không mẹ lặng người đi mặt tái mét, mắt rưng rưng nước mắt. Khiến cho tôi sợ hãi không dám nhìn vào mắt mẹ.
Tôi chạy vào phòng khóa cửa mặc cho bố cứ gọi. Tôi đã khóc, khóc nhiều đến nỗi ướt đẫm cả gối. Đêm đó tôi trằn trọc không ngủ được, tôi hối hận nhưng vẫn có suy nghĩ cố chấp rằng mình đã đúng. Cảm giác thiếu vắng hụt hẫng đè nặng tâm trí tôi. Nhưng đó cũng chỉ là suy nghĩ non dại của một đứa trẻ.
Miên man suy nghĩ tôi thiếp dần đi. Trong cơn mơ, tôi cảm thấy có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn đắp cho tôi. Tôi cảm nhận được tình yêu thương mẹ giành cho tôi. Sáng đấy, tỉnh dậy không có cơm như mọi ngày, tôi hỏi bố mẹ đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh phải nằm viện. Cảm giác trong tôi lúc đó là nỗi hối hận đến cùng cực. Tại sao tôi lại làm vậy, tại sao tôi lại nóng giận như thế để đánh mất đi một thứ gì quý giá. Thiếu bóng dáng của mẹ nhà cửa đìu hiu, không còn những bữa cơm nóng hổi cả nhà quây quần bên nhau nữa.
Tôi quyết định đến bệnh viện thăm mẹ và tạ lỗi với mẹ. Nhìn thấy mẹ xanh xao gầy gò nằm trên giường bệnh tôi đã không cầm được nước mắt. Tôi xin lỗi mẹ vì hành động vô lễ của mình. Hai mẹ con ôm nhau khóc mẹ bảo rằng “là lỗi tại mẹ đã xem trộm nhật ký của con mẹ xin lỗi”.
Dù thế nào đi nữa thì mẹ vẫn mãi mãi là mẹ của tôi yêu thương con vô điều kiện. Nếu được lựa chọn cho vạn kiếp sau tôi vẫn chọn là con của mẹ.
“Dù con lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và ***** một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.
Sáng chủ nhật tuần trước, lớp em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm bà Phan, mẹ liệt sĩ và chú Hiển, thương binh nặng, cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975.
Nhà bà Phan nằm sâu trong một con hẻm ở đường Bàn Cờ. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man.
Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn một tháng, phòng Giáo dục quận 3 đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho căn nhà dột nát chật chội.
Thấy chúng em tới, bà mừng lắm: Các cháu đến thăm bà đấy ư? Khuôn mặt nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười đôn hậu. Bạn Thu Hương thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Bạn Tiến Thành cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm tỏa ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quang nhìn chúng em trìu mến. Chúng em biếu bà mấy ký đường, vài hộp sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ... Bà xúc động cảm ơn chúng em. Em thầm nghĩ là không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến, hi sinh ...... đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc.
Rồi chúng em quây quần bên cánh võng, nghe bà kể về những kỉ niệm trong đời hoạt động cách mạng của mình; kể về chú Quang, người con trai yêu quý. Cảnh tượng bà cháu sum vầy thật vui vẻ và ấm cúng.
Từ giã bà Phan, chúng em sang thăm chú Hiển. Chú ngồi trên xe lăn, tươi cười chào đón chúng em. Tuy là một thương binh nặng nhưng chú Hiển vẫn rất lạc quan. Chú là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí khắc phục khó khăn.
Theo lời Bác dạy: Thương binh tàn nhưng không phế, chú Hiển vẫn cần cù làm việc bằng đôi tay tài hoa của mình. Chú hướng dẫn cho vợ con đan lát những mặt hàng thủ công mĩ nghệ bằng mây, tre, lá. Bàn tay cầm súng năm xưa giờ đây đang thoăn thoắt luồn những sợi mây óng chuốt, tạo nên những chiếc khay, chiếc giỏ xinh xắn, làm đẹp cho mọi nhà.
Chúng em nhận giúp đỡ gia đình chú đã hơn nửa năm nay nên đến nhà chú thấy việc là làm. Nhóm nữ giúp cô Hồng dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, Bạn Thủy, bạn Dung hướng dẫn hai em con chú Hiển giải những bài toán khó. Chúng em quyên góp tiền mua tặng sách vở và một số đồ dùng học tập cho hai em. Chú Hiển nói lên ước nguyện của mình là cố gắng nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn. Với tình hình sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình của chú, điều ấy quả thật chẳng dễ chút nào. Nhưng chúng em tin rằng với tinh thần phấn đấu và quyết tâm cao, ước vọng của chú sẽ thành hiện thực.
Buổi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ kết thúc tốt đẹp. Trên đường về, chúng em bàn bạc để tìm cách giúp đỡ các gia đình ấy sao cho có hiệu quả hơn. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc nhắc nhở chúng em sống sao cho có nghĩa có tình đối với những người có công với đất nước. Em càng hiểu sâu sắc hơn về lòng biết ơn - nền tảng đạo đức, đạo lí truyền thống của dân tộc ta.
gặp đúng người am hiểu nha. lần trước các chị tìm hiểu về cây ưa sáng và ưa bóng . trong đó có cây dương xỉ nên chị vẫn nhớ
cây dương xỉ có lá cuộn tròn ở đầu ( đúng như cô em gợi ý) còn lá già thì duỗi thẳng
có dễ nằm ngang dưới mặt đất , từ thân dễ mọc ra nhiều dễ phụ vad có rất nhiều lông hút nhé. phiến lá chia thành nhiều mảnh nhỏ xếp 2 bên gân chính theo hình lồng chim nha. mặt dưới lá thì có những đốm nhỏ mọc dài 2 bên gân con, khi non màu đục còn khi già màu nâu thẫm
ok chắc chắn đúng. cô dạy sinh lớp chị còn bảo thế, giờ hậu tạ ik cưng
Gióng đã nói vs sứ giả tâu vua tạo ra tôi.Khi giặc đã đến chân núi Trâu, Gióng khoác tôi lên và đi đánh giặc.Sau khi đánh giặc xong Gióng và tôi dừng lại ở chân núi Sóc. Gióng cởi tôi ra rồi cùng ngựa bay lên trời
Bài làm
Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời.
Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta:
- Ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới không con?
- Dạ thưa ngài! Ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ!
- Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi!
- Vâng ạ!
Thế rồi ta bắt đầu kể:
- Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi.
Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.”
Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão. Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay:
- Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?
- Thưa ngài! giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!
- Ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.
- Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?
- Điều gì vậy?
Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ!
- Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.
- Cảm ơn Ngọc Hoàng!
Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được điều này tôi vô cùng sung sướng.
Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là làng Cháy.