K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2017

diễn biến:

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

15 tháng 1 2017

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện

-Tháng 10- 1426 Vương Thông đem 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan và mở cuộc phản công , đánh vào chủ lực ta ở Cao Bộ để giành thế chủ động .

- Quân ta phục binh sẵn ở Tốt Động và Chúc Động , quân địch lọt vào trận địa bị dồn xuống cánh đồng lầy lội , ta tiêu diệt 5 vạn quân giặc , bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông chạy về Đông Quan .Ta giành thế chủ động vây Đông Quan , và giải phóng nhiều châu huyện ; quân Minh bị động , một mặt xin giả hòa , một mặt xin thêm viện binh .

-Tháng 10-1427 , 15 vạn viện binh gồm đạo chủ lực do Liễu Thăng từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn , đạo quân thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Lê Hoa .

-Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định “vây thành diệt viện” , tập trung diệt viện binh Liễu Thăng trước . Ngày 8-10-1427 ta phục kích ở Chi Lăng – Liễu thăng bị chém .

-Vương Thông nghe tin bại trận ,vô cùng khiếp đảm xin hòa và nhận mở hội thề ở Đông Quan 10-12-1427, sau đó rút quân về nước .(Nối tiếp truyền thống của dân tộc , bảo đảm hòa hiếu ,quân Minh không xâm lược nước ta nữa.)

-Chiến tranh kết thúc , khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.

7 tháng 3 2022

3 lần nha bạn

7 tháng 3 2022

3 lần

7 tháng 11 2016

-Ngô Quyền: lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Nam Hán, dựng lại nền độc lập nước nhà sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

-Đinh Bộ Lĩnh: dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước

14 tháng 12 2016

Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước trong cả nước

25 tháng 2 2022

Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

=>

Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc. - Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ. - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam SơnĐánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắnĐóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.....lê lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc khởi nghĩa
28 tháng 2 2022

Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

=>

Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc. - Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ. - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam SơnĐánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắnĐóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.....lê lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc khởi nghĩa

23 tháng 1 2022

Câu 1 lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần

23 tháng 1 2022

đấy chỉ là cái cớ,cần mục đích

 

28 tháng 3 2017

Câu 1:

Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược:

- Là tổng chỉ huy của cuộc kháng chiến , tổ chức cho quân dân cả nước chuẩn bị kháng chiến chu đáo.

- Có nhiều cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo, hiệu quả cao.

- Đề ra chủ trương " Tiến công trước để tự vệ"

-Cho nhân dân ta xây dựng phòng tuyến trên sống Như Nguyệt , trực tiếp chỉ đạo quân dân chiến đấu, giành được thắng lợi quyết định.

=> Là nhà quân sự tài ba , lỗi lạc , có nhiều cống hiến cho dân tộc.

Câu 2:

Vai trò của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn:

- Lê Lợi là người khởi đầu , bắt nguồn cho sự ra đời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn , là người đã huy động lực lượng dựng cờ khởi nghĩa .

Bạn học tốt nha!

30 tháng 3 2017

thank nhìu nha

8 tháng 5 2016

Sau khi tiêu diệt các lực lượng chúa Nguyễn, năm 1778, thủ lĩnh nghĩa quân Tây Sơn là Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế, thành lập vương triều nhưng không làm được gì thêm. Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục. Cuối năm 1788, trước khi xuất quân lên đường ra Bắc chiến đấu chống quân xâm lược Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) và sau ngày chiến thắng, chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hoá trở ra Bắc. Chính quyền các trấn được thành lập. Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử. Đất nước dần dần được ổn định. Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ. Vua Quang Trung đặt quan hệ hoà hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng. Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp. 

8 tháng 5 2016

Công lao to lớn của Quang Trung với nước ta:
- Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà 
- Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh 
- Cho đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển(tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới)

10 tháng 3 2018

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ.

Lam Sơn là tên gọi một vùng đất, nơi bắt đầu cuộc khởi nghĩa vang dội của Lê Lợi vào đầu thế kỷ XV. Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức diễn ra vào năm 1416 tại Lũng Nhai khi Lê Lợi lập hội thề cùng mười tám người bạn quyết chí đánh đuổi giặc Minh giành lại quyền bình yên cho đất nước. Mười tám người bạn đó không chỉ chung sức, chung lòng mà còn là những vị tướng tài vang danh mãi về sau như Nguyễn Trãi, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí..

Sau hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành trong hai năm. Đến ngày 7-2-1418 vào ngay dịp Tết cổ truyền, tại Lam Sơn, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân làm lễ tế cờ khởi nghĩa, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống quân Minh. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi chiêu mộ hiền tài, kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh giặc cứu nước. Thời gian đầu do lực lượng còn yếu, quân số chỉ khoảng vài ngàn người, lương thực thiếu thốn nên nghĩa quân chỉ đánh thắng được những trận nhỏ, phải chạy lên núi Chí Linh khi bị quân Minh đánh bại vào những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Trong lần bị quân Minh vây vào tháng 4 năm 1419, Lê Lai - người em họ của Lê Lợi đã tình nguyện mặc ngự bào, giả làm Lê Lợi cưỡi voi xông trận. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát còn Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.

Trong mười năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn không chỉ bị quân Minh vây đánh mà còn phải đối phó với các tù trưởng miền núi bị quân Minh xúi giục, và nhiều lần nghĩa quân phải trốn vào rừng núi củng cố lực lượng, phải đào củ chuối và giết ngựa để ăn, khó khăn gian khổ xảy ra vô vàng, có lúc phải lùi vào phía Nam hay tiến ra phía Bắc nhưng tất cả đều có chung ý chí đánh bật giặc Minh ra khỏi đất Việt. Trong cuộc kháng chiến đó có khá nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn như: trận vây thành Nghệ An, Lê Lợi làm chủ toàn bộ Thanh Hóa trở vào Nam; trận Ải Chi Lăng (Lạng Sơn) chém đầu tướng Liễu Thăng, giải phóng được thành Đông Quan (Hà Nội). Vào ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan đã diễn ra một định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân nhà Minh buộc quân nhà Minh phải rút quân hết về nước. Đến ngày 3-1-1428, nghĩa quân thắng lợi hoàn toàn.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ mà Phan Bội Châu đã tôn vinh Lê Lợi là "vị tổ trung hưng thứ hai" của dân tộc Việt Nam

15 tháng 5 2018

+Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ.

+Lam Sơn là tên gọi một vùng đất, nơi bắt đầu cuộc khởi nghĩa vang dội của Lê Lợi vào đầu thế kỷ XV. Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức diễn ra vào năm 1416 tại Lũng Nhai khi Lê Lợi lập hội thề cùng mười tám người bạn quyết chí đánh đuổi giặc Minh giành lại quyền bình yên cho đất nước. Mười tám người bạn đó không chỉ chung sức, chung lòng mà còn là những vị tướng tài vang danh mãi về sau như Nguyễn Trãi, Lê Lai, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí..

+Sau hội thề Lũng Nhai, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành trong hai năm. Đến ngày 7-2-1418 vào ngay dịp Tết cổ truyền, tại Lam Sơn, Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân làm lễ tế cờ khởi nghĩa, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống quân Minh. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch khắp nơi chiêu mộ hiền tài, kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh giặc cứu nước. Thời gian đầu do lực lượng còn yếu, quân số chỉ khoảng vài ngàn người, lương thực thiếu thốn nên nghĩa quân chỉ đánh thắng được những trận nhỏ, phải chạy lên núi Chí Linh khi bị quân Minh đánh bại vào những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Trong lần bị quân Minh vây vào tháng 4 năm 1419, Lê Lai - người em họ của Lê Lợi đã tình nguyện mặc ngự bào, giả làm Lê Lợi cưỡi voi xông trận. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát còn Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết.

+Trong mười năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn không chỉ bị quân Minh vây đánh mà còn phải đối phó với các tù trưởng miền núi bị quân Minh xúi giục, và nhiều lần nghĩa quân phải trốn vào rừng núi củng cố lực lượng, phải đào củ chuối và giết ngựa để ăn, khó khăn gian khổ xảy ra vô vàng, có lúc phải lùi vào phía Nam hay tiến ra phía Bắc nhưng tất cả đều có chung ý chí đánh bật giặc Minh ra khỏi đất Việt. Trong cuộc kháng chiến đó có khá nhiều trận đánh mang ý nghĩa lớn như: trận vây thành Nghệ An, Lê Lợi làm chủ toàn bộ Thanh Hóa trở vào Nam; trận Ải Chi Lăng (Lạng Sơn) chém đầu tướng Liễu Thăng, giải phóng được thành Đông Quan (Hà Nội). Vào ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan đã diễn ra một định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân nhà Minh buộc quân nhà Minh phải rút quân hết về nước. Đến ngày 3-1-1428, nghĩa quân thắng lợi hoàn toàn.

+Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn không những chấm dứt hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh đối với dân tộc Việt mà còn mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng về kinh tế, văn hóa và quân sự dưới triều đại Lê Sơ mà Phan Bội Châu đã tôn vinh Lê Lợi là "vị tổ trung hưng thứ hai" của dân tộc Việt Nam