Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công
- Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ.
- Đoạn trích kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trên đường đi gặp lại Trương Phi, Trương Phi cho rằng Quan Công là người phản bội bỏ anh, hàng Tào Tháo, điều đó làm Trương Phi vô cùng giận dữ. Quan Công phải trải qua thử thách để minh chứng sự trong sạch của mình.
- Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.
- Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật.
- Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin anh là thực. Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.
→ Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công là vì trên đường trốn chạy, tránh sự truy sát của Tào Tháo thì ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi đã mỗi người một ngả. Vì phải dẫn theo hai chị dâu, vốn là hai bà vợ của Lưu Bị nên Quan Công không thể rút chạy an toàn mà bị Tào Tháo vây bắt. Vì biết Quan Công là một người tài hiếm có nên Tào Tháo không những không giết mà còn tìm mọi cách để Quan Công quy phục mình. Trương Phi hiểu nhầm rằng Quan Công phản bội anh em nên nổi giận không tha thứ
Cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau là vì:
- Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co.
- Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Công theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là không xứng
→ Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo
- Trong khi đó, Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo, điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.
- Thái độ của Trương Phi khi nghe tin Quan Công đến:
+ Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.
→ Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt
+ Khi giáp mặt Quan Công: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”.
→ Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.
- Thái độ của Quan Công đối với Trương Phi:
+ Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy:
Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.
+ Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.
Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.
Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.
Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để chứng tỏ lòng trung.
→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.
Trương Phi đã nói ở trên, Quan Công có tính cách trung nghĩa, khiêm nhường. Trước thái độ của Trương Phi, Quan Vũ vẫn nhũn nhặn, xưng hô “anh em”, “huỳnh đệ” cố gắng giải thích, Quan Vũ chấp nhận thử thách và đã chứng minh bằng tài trí và sự dũng mãnh. Việc lấy đầu Sái Dương chưa dứt được một hồi trống đã cho thấy cái tài của viên tướng tài ba đứng đầu “Ngũ hổ tướng quân” đất Thục, đồng thời cởi bỏ mọi nghi ngờ của Trương phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Vũ.
- Nhân vật Trương Phi:
+ Tính cách của Trương Phi nóng nảy, cương trực, nhưng ngay thẳng, đường hoàng, trung thực, đó là tính cách của một võ tướng và một đấngtrượng phu được cụ thể hoá trong một cá tính hồn nhiên, bộc trực. Tính cách đó còn thể hiện phẩm chất của Trương Phi là một người trọng nghĩa khí, giàu tình cảm...
- Nhân vật Quan Công:
+ Tính cách:
Trung nghĩa, khiêm nhường. Trước thái độ của Trương Phi, Quan Vũ vẫn nhũn nhặn, xưng hô “anh em”, “huynh đệ”, cố gắng giải thích. Khi không thể giải thích, Quan Vũ chấp nhận thử thách và đã chứng minh bằng tài trí và sự dũng mãnh. Việc lấy đầu Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống cho thấy cái tài của viên đại tướng đứng đầu “Ngũ hổ tướng quân” đất Thục, đồng thời cởi bỏ mọi nghi ngờ của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Vũ.
Cách xưng hô: Mày – tao, nó, thằng, không coi Quan Công là người bề trên.
Trương Phi nổi giận muốn đâm chết Quan Công vì:
- Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co.
- Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là không xứng
- Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi vội múa xà mâu chạy tới đâm Quan Công
Chọn đáp án: A