Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo đoạn này nhé!
Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.
Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.
Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.
Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:
- Thu, con!
Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “ Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”
Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:
- Vào ăn cơm
- Cơm chín rồi
Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.
Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?
Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.
Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.
Refer
Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình phụ tử, là tình cảm mà ông Sáu dành cho con tình cảm ấy cao cả hơn cả cái chết, bất tử với thời gian. Chiếc lược ngà còn là niềm thương nhớ dạt dào, tấm lòng yêu con vô bờ bến đều được gửi vào chiếc lược ấy. Nó là lời hứa, là niềm tin mà ông Sáu đặt vào
Mình triển khai ý cho bạn viết nhé
^ Câu chủ đề (câu mở đoạn) - Luận điểm chính: Tâm trạng của ông Sáu khi gặp con và tâm trạng của ông Sáu khi bé Thu chối bỏ mình đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng diễn tả chân thực trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà".
^ Thân đoạn:
* Giới thiệu nhân vật ông Sáu: Ông Sáu là ba của bé Thu, một liệt sĩ đã hi sinh anh dũng trên con đường giải phóng Tổ quốc, đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc.
* Luận điểm 1: Trước hết, tâm trạng của ông Sáu khi gặp con và tâm trạng của ông Sáu khi bé Thu chối bỏ mình được thể hiện qua tâm trạng của chính ông Sáu khi mới gặp bé Thu ở bến xuồng.
- Lúc mới gặp con, ông Sáu nôn nóng, vồ vập, xúc động tận cùng sau 8 năm xa cách, mong nhớ con:
+ Ông không thể chờ xuồng cập bến, nhảy từ xuồng lên bờ, gặp bé Thu - tóc ngang vai, tầm 8 tuổi, mặc áo bông - đang chơi nhà chòi cùng đám bạn.
+ Ông dang hai tay rộng mở, gọi Thu bằng giọng lập bập, run run: "Ba đây con!"
+ Vết thẹo dài bên má phải của ông đỏ ửng, giần giật, trông rất "dễ sợ".
* Luận điểm 2: Đặc biệt, tâm trạng của ông Sáu khi gặp con và tâm trạng của ông Sáu khi bị bé Thu chối bỏ còn được thể hiện qua chính tâm trạng đau khổ, hụt hẫng nơi ông Sáu khi bé Thu không nhận ông là cha.
- Ông ngạc nhiên và bất ngờ trước thái độ của bé Thu:
+ Đáp lại sự mong nhớ, vồ vập của cha thì Thu lại sững sờ, ngơ ngác, thậm chí phản ứng lại: gọi mẹ
+ Không chấp nhận cái ôm của ông Sáu
+ "Giật mình tròn mắt nhìn" ông, tỏ ra lạnh nhạt, xa cách
- Ông thất vọng, đau đớn, hụt hẫng trước thái độ của con.
^ Kết đoạn: Tóm lại, bằng hình ảnh truyện chân thực, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã làm sáng tỏ tâm trạng của ông Sáu khi gặp con và tâm trạng của ông Sáu khi bị bé Thu chối bỏ, qua đó lên án chiến tranh và ca ngợi tình phụ tử cao đẹp, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Tham khảo
- Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.
- Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.
- Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.
C
C