K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2017

- Dù đã hi sinh nhưng hình ảnh chú bé Lượm vẫn vui tươi, hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả, trong lòng mọi người.

\(\rightarrow\) Kết cấu đầu cuối tương ứng.

1 tháng 3 2017
Mình sẽ phân tích cả câu "Ra thế! Lượm ơi.... đến lượm ơi còn không? Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bị gãy đôi như tiếng nấc nghẹn ngào: Ra thế Lượm ơi! Đó là nỗi sửng sốt và xúc động đến nghẹn ngào, nhà thơ đã hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao nhiêu niềm tiếc thương cho chúng ta giống như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ vô cùng day dứt: Lượm ơi, còn không? Câu thơ tách riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác giả như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả và sẽ mãi còn cùng với đất nước, quê hương. Chúc bạn học tốt!banhqua