K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2020

Trong bài thơ" Lượm" của Tô Hoài, chú bé Lượm là người để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, cũng chạc bằng tuổi tôi. Cậu có một dáng người nhỏ nhắn nên rất nhanh nhẹn. Cái chân của cậu khỏe, chạy qua mặt trận như bay. Trên cổ cậu đeo một cái xắc nhỏ, xinh xinh. Cậu mặc bộ đồng phục của những người đi liên lạc trong kháng chiến. Cái đầu đội chiếc mũ ca lô và chú đội lệch. Chú bé luôn yêu đời, huýt sáo nhảy trên đường vàng. Thật thú vị! Lượm cũng luôn tỏ ra mình là một người đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói của chú giản dị, mộc mạc mà cũng chất phác. Trên môi chú luôn nở một nụ cười tươi tắn của tuổi thơ. Lượm đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh của chú bé vẫn luôn đậm sâu trong lòng tôi: một chú bé hồn nhiên, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, yêu đời. Hình ảnh của chú cũng còn mãi với quê hương, đất nước.

22 tháng 3 2020

bạn ơi bạn có thể trả lời vỏn vẹn trong một câu văn đc hông(làm ơn đó)!

12 tháng 2 2018

â)Bài thơ tả Lượm thể ở ngôi thứ 3                                                                                                                                                    b)hình ảnh Lượm trong bài thơ là một cậu bé dũng cảm,hồn nhiên,ngây thơ                                                                                         c)tác giả đã giành tình cảm...gì đó,ai biết thì giúp em(bạn hoặc anh) ấy nhé!!

15 tháng 3 2021

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, cũng chạc bằng tuổi tôi. Cậu có một dáng người nhỏ nhắn nên rất nhanh nhẹn. Cái chân của cậu khỏe, chạy qua mặt trận như bay. ... Lượm cũng luôn tỏ ra mình là một người đáng yêu và tinh nghịch.

21 tháng 3 2018

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

21 tháng 3 2018

Sau khi kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với chú bé liên lạc viên, nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé:

“Chú bé loắt choắt

Cái sắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã khắc họa ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường. Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:

“Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

Vẻ nghịch ngợm của cậu bé Lượm này còn thể hiện ngay trong cái dáng đội mũ của mình, chiếc mũ ca lô không được đội một cách nghiêm chỉnh mà bị làm cho lệch đi, có thể đây là do cậu bé cố tình đội như vậy hoặc do mải mê vui đùa trên đường làm nhiệm vụ mà chiếc mũ vô tình bị gió làm cho lệch. Trái hẳn với tính chất công việc, cậu bé Lượm lúc nào cũng yêu đời, cậu hút sáo, chân chạy nhảy như con “chim chích” trên đường. Trong không khí dữ dội của chiến tranh vào thời điểm mà bài thơ được ra đời, hình ảnh yêu đời vô tư, ngây thơ của cậu bé thật gần gũi, chân thực gợi cho người đọc cảm giác đây là một đứa trẻ đang vui chơi chứ không phải làm nhiệm vụ.

Chú bé Lượm cũng có cái vẻ lém lỉnh, hài hước đúng với tính chất lứa tuổi của mình, khi gặp tác giả cậu bé đã cười híp mắt, đôi má thì đỏ “bồ quân” và chào nhà thơ bằng lời chào của những người đồng chí thực thụ, nhưng ta vẫn cảm nhận được sự trẻ con trong câu chào ấy: “Thôi, chào đồng chí”. Dù nghịch ngợm ấy, lém lỉnh đấy nhưng chú bé này không bao giờ quên nhiệm vụ mà mình đã được giao, không vì mải mê vui chơi mà quên mất việc đưa tin của mình “Cháu đi đường cháu”.

2 tháng 10 2019

TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:

-  Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

-  Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

-   Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.

2. Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

*  Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

-    Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mây đường?".

-    Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

-    Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

-   Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

*  Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

-   Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.

-  Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.

3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

*   Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

-   Lần 1: Đố lại viên quan.

-  Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.

-   Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.

-  Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

-  Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

-  Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

-   Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.

Trả lời:

Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:

-  Ý nghĩa đề cao trí thông minh.

- Ý nghĩa mua vui, hài hước.

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.



 

2 tháng 10 2019

Lời giải chi tiết

I. TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:

-  Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

-  Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

-   Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.

2. Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

*  Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

-    Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mây đường?".

-    Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

-    Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

-   Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

*  Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

-   Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.

-  Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.

3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

*   Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

-   Lần 1: Đố lại viên quan.

-  Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.

-   Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.

-  Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

-  Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

-  Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

-   Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.

Trả lời:

Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:

-  Ý nghĩa đề cao trí thông minh.

- Ý nghĩa mua vui, hài hước.

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.

NHỮNG VẾT ĐINH Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:- Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi....
Đọc tiếp

NHỮNG VẾT ĐINH

 

Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:

- Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.

Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo:

- Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.

Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu:

- Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…

(Bảng chữ cái cuộc đời – Hoa trái tâm hồn, NXB Trẻ, 2009)

 

 

 

Câu 1: Tìm ba chi tiết miêu tả hành động của nhân vật cậu bé trong câu chuyện trên.Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

 

Câu 2: Hãy tìm trong đoạn in đậm một câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.

Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn đó.

 

Câu 3: Theo em, lời nói của người cha trong đoạn in đậmcó đúng hay không? Hãy giải thích ý kiến của em.

 

Câu 4: Từ câu chuyện trong “Những vết đinh”, em rút ra được bài học gì cho chính mình?

 

0
6 tháng 12 2017

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người, là nơi để con người nhìn nhận cuộc sống. Sẽ ra sao nếu con người không có đôi mắt? Có lẽ đó là điều không may mắn nhất của cuộc đời. Làm một đôi mắt đã là hạnh phúc nhưng được là đôi mắt của cậu học trò chăm ngoan thì với tôi không còn gì trọn vẹn hơn nữa.

Từ khi cất tiếng khóc chào đời ai cũng khen cậu bé có đôi mắt sao mà đẹp và sáng thế. Đôi mắt tròn, lúc nào cũng mở to đen láy, dường như nhìn vào đôi mắt ấy soi sáng được tất cả. Những lời khen ấy càng khiến tôi hãnh diện hơn.

Càng lớn cậu bé càng khôi ngô và điểm sáng nhất trên khuôn mặt vẫn là đôi mắt toát lên vẻ thông minh. Rồi cậu bé cũng đến tuổi đi học. Cậu trở thành cậu học trò chăm ngoan, được thầy cô bạn bè yêu quý. Cha mẹ cậu vô cùng tự hào. Còn tôi hạnh phúc vì lúc nào củng được chăm sóc rất chu đáo. Những bài học về giữ gìn sức khỏe, nhất là đôi mắt mà cậu học được ở trường đã mang về nhà và chăm sóc tôi một cách khoa học. Sáng nào cậu cũng dùng khăn sạch lau rửa đôi mắt. Suốt ngày, dù ở trường học hay ngoài đường cậu cũng luôn cẩn thận không để bụi bẩn làm đau tôi. Không bao giờ cậu dùng tay dụi mắt hay làm thứ gi rơi vào tôi. Khi học bài hay ngồi xem ti vi, vui chơi giải trí cậu chủ bao giờ cũng chú ý khoảng cách tốt nhất cho tôi. Tối đến, sau khi rửa tôi sạch sẽ bằng dòng nước mát lành, cậu chủ còn giúp tôi sảng khoái hơn sau một ngày mệt nhọc bằng thuốc tra mắt. Lúc nào tôi cũng có cảm giác an toàn tuyệt đối.

Không chỉ được cậu chủ chăm sóc về sức khỏe, tôi còn được sống trong thế giới tinh thần tuyệt vời. Hàng ngày tôi được nhìn, được học biết bao điều thú vị. Nhờ cậu chủ chăm học nên tôi được đọc rất nhiều cuốn sách hay, có thêm nhiều tri thức. Những cuốn sách của cậu rất hợp với lứa tuổi, lúc nào cũng được cậu nâng niu. Những chùm điểm tốt hôm nào tôi cũng được chiêm ngưỡng. Nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của các bạn, trìu mến của thầy cô, bố mẹ tôi thấy hạnh phúc thay cho cậu chủ. Đặc biệt, vào mỗi buổi sáng và buổi tối tôi được cùng cậu chủ ngắm cảnh vật xung quanh. Cảnh đẹp, khí hậu trong lành thật tốt cho chúng tôi. Những lúc đó, tôi mơ màng nhắm lại cảm nhận hơi thở của thiên nhiên. Thật thú vị. Nhất là những đêm trăng rằm, tôi được thỏa thuê ngắm chị Hằng xinh đẹp. Trăng rằm lung linh và kì ảo lắm....Cuộc sống còn rất ý nghĩa bởi tôi là phương tiện giúp cậu chủ truyền tải nhiều cảm xúc. Thường tôi được nhận những ánh mắt yêu thương, ấm áp nên lúc nào nom tôi cũng dịu dàng, dễ chịu, ai cũng muốn ngắm nhìn. Chẳng khi nào thấy cậu chủ cau mặt hay giận dữ khiến tôi trở nên xấu xí cả. Trong mắt mọi người tôi đẹp hoàn hảo.

Cuộc sống của tôi cứ thế yên bình trôi qua nếu không có một chuyện xảy ra. Hôm đó ở lớp học, trong lúc nô đùa một người bạn của cậu chủ vô tình làm tôi đau. về nhà, tôi đỏ rồi sưng lên. Tôi có đau một chút thôi nhưng lo cho cậu chủ hơn. Cậu ấy lo cho tôi quá nên cứ khóc mãi. Đến khi bác sĩ nói khóc nhiều sẽ làm mắt đau thêm thì cậu mới thôi. Điều gì tốt cho tôi cậu đều làm hết. Vì thế tôi cũng không muốn cậu chủ buồn lâu nên cố gắng chóng khỏi. Bao nhiêu thuốc và thức ăn bổ dưỡng tôi đều dùng hết, chỉ mong nhanh lành bệnh. Và mấy hôm sau khi nhận được tin vui từ bác sĩ là tôi hoàn toàn bình phục, cậu chủ sung sướng nhảy lên cười rạng rỡ, nụ cuời ấy đã vắng bóng suốt mấy hôm tôi bệnh. Tôi mừng quá, nước mắt bỗng dưng rơi xuống...

Nếu ai cũng có tấm lòng như cậu chủ tôi thì tất cả những đôi mắt trên thế gian này thật hạnh phúc và yên bình. Giá trị của chúng tôi không đơn giản chỉ để nhìn mà còn để hiểu, để cảm nhận và làm việc để thành người có ích. Những đôi mắt cũng có cuộc sống tâm hồn đấy các bạn

29 tháng 9 2016

mk làm không giống dàn ý được không PHẠM NGỌC ANH?

2 tháng 2 2023

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường.

22 tháng 9 2023

Từ một “chú bé” ra đời trong hoàn cảnh kì lạ, có những biểu hiện khác thường thì khi đất nước lâm nguy, có giặc ngoại xâm, chú bé ấy bỗng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành “tráng sĩ”. Cụm từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Qua lối kể đó, thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức  mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.

25 tháng 12 2023

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường, có thể làm nên những việc lớn.