Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Trên mặt trận chống phá “bình định”
- Năm 1962, Quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh,…
- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70% nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.
- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp.
2. Trên mặt trận đấu tranh chính trị
- Diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- Ngày 11 - 6 - 1963, trên đường phố Sài Gòn, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.
- Ngày 16 - 6 - 1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.
- Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ làm đảo chính lật đổ chế độ Diệm - Nhu với hy vọng ổn định tình hình.
3. Trên mặt trận quân sự
- Ngày 2 - 1 - 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- Lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.
⟹ Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thắng lợi chung quan trọng trên nhiều mặt trận quân sự và chính trị:
- Thắng lợi quân sự: Quân đội Việt Nam đã đối mặt với một quân đội mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các đồng minh, nhưng vẫn giữ vững sức mạnh và tri thức quân sự. Các trận đánh quyết định như trận Điện Biên Phủ đã chứng minh sự kiên nhẫn và quyết tâm của quân và dân Việt Nam.
- Thăng trầm tinh thần của quân địch: Cuộc chiến đã làm cho quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc duy trì tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Sự phản đối chiến tranh tại Mỹ và các nước đồng minh đã tạo áp lực lên chính phủ Mỹ.
- Hợp tác quốc tế: Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.
- Chính trị ngoại giao: Sự thăng trầm của cuộc chiến đã tạo điều kiện cho cuộc thương lượng và đàm phán. Hiệp định Paris năm 1973 dẫn đến cuộc ngừng bắn và rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam.
- Tinh thần chiến đấu và đoàn kết của nhân dân: Nhân dân Việt Nam đã phải chịu nhiều khó khăn, nhưng họ đã duy trì tinh thần chiến đấu và đoàn kết trong cuộc chiến tranh.
- Sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Xô: Trung Quốc và Liên Xô đã cung cấp hỗ trợ quân sự và chính trị quan trọng cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.
-> Những thắng lợi này cùng với sự kiên nhẫn và quyết tâm của nhân dân Việt Nam đã đóng góp vào sự kết thúc của cuộc chiến và độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng đã để lại nhiều hậu quả và thiệt hại lớn đối với cả hai bên tham chiến và vùng Đông Dương nói riêng.
- Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn bằng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng chiến lược, bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận.
- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.
- Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”. Đến giữa năm 1963, địch chỉ lập được non nửa số ấp dự kiến (khoảng 7500 ấp). Số ấp lập được đó bị ta phá đi, phá lại nhiều lần hoặc bị ta biến thành làng chiến đấu. Đến cuối năm 1964, đầu năm 1965, chỉ còn lại 1/3.
- Trên mặt trận quân sự, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2/1/1963. Sau trận Ấp Bắc, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- Phong trào đấu tranh chính trị nổ ra mạnh mẽ ở các đô thị, ngày 8/5/1963, hai vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình phản đối việc chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật. Ngô Đình Diệm ra lệnh đàn áp. Một làn sóng ủng hộ phong trào Phật tử Huế lan nhanh ra cả nước, mạnh nhất ở Sài Gòn. Ngày 11/6/1963, ngay trên đường phố Sài Gòn, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm.
- Phối hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng, lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông – Xuân 1964 – 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.
Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Đáp án A
Do âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt” nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa
Đáp án A
Ba mũi giáp công của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là chính trị, quân sự, binh vận
Đáp án B
Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi