Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
là đưa ra quan điểm lí lẽ và dẫn chứng để giải thích cho người khác hiểu
I. Mở bài:
- “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung đễ bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ _ thế kỉ 18. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.
- Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.
- Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên !
II. Thân bài:
1) Giải thích:
- Học: là hoạt động của trí óc đễ tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
- Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.
2) Tại sao học và hành phải đi đôi ?
- Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại 2 mặt: thể xác và tinh thần. Thể xác muốn lớn phải ăn uống. Tinh thần muốn lớn phải học hành. Do vậy con người cần phải học tập.
- Nếu học chỉ đễ nhồi nhét một mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: “Trăm hay không bằng hay quen” thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.
- Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
- Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.
- Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thễ không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên “học hành, học hỏi, học tập”.
- Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.
3) Tác dụng:
- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống.
(Trích đem vào vài câu danh ngôn nói về học và hành, thêm ví dụ cụ thể vào. hoặc đặt những câu nêu lên sự gắn kết của học và hành :Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi tách riêng ra thì chúng trở thành vô dụng,...)
Ví dụ: chúng ta học lý thuyết trong trường, khi về nhà chúng ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế, vào cuộc sống.
- Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.
- Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.
- Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.
4) Liên hệ đến bản thân
Tự đánh giá và nhận xét về việc vận dụng cái đã học vào cuộc sống của bản thân mình như thế nào.
III. Kết bài:
Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là hai mặt đồng thời của một quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.
*MB:- Giới thiệu về câu nói của Go-rơ-ki
-Nêu ý nghĩa của câu nói.
TB:
-Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?
+Sách là nơi lưu trữ kiến thức hàng ngàn năm nay
+Sách là nơi cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực vượt qua thời gian và không gian
-Tại sao nói: Chỉ có sách mới là con đường sống?
+Sách ở đây ý nói là sự học
+Cuộc ssóng luôn cần có tri thức không chỉ mở mang hiểu biết mà trước hết nó giúp chúng ta có một cái nghề chân chính tồn tại
+Nêu những tác dụng của sách
-Bài học rút ra cho bản thân:
+Phải yêu quý và trân trọng sách
+Phải coi trọng sự học và lựa chọn phương pháp học cho đúng đắn và hiệu quả
*KB: khẳng định lại vai trò lớn lao của sách đối với nhân loại và đối với mỗi chúng ta
đã có sẵn dàn bài rất rõ ràng, em có thể tự suy nghĩ lời dẫn để dẫn vào những luận điểm, mở bài, thân bài, kết bài, và phân tích rộng hơn những ý trong dàn bài, và đưa ra dẫn chứng(biểu hiện)
_các bước làm văn nghị luận
I. MB:
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
-Chuyển ý
II. TB:
-Giải thích các từ ngữ
-Dùng lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm (vấn đề cần nghị luận)
-Mở rộng ý
-Liên hệ thực tế, nêu những tấm gương trong xã hội liên quan đến vấn đề nghị luận
-Đưa ra các ý kiến đi ngược lại với quan đỉểm của đề bài
III: KB:
-Tóm ý toàn bài
-Nhắc lại vấn đề mà đề bài yêu cầu
-Nêu cảm nhận
(Lưu ý: tất cả các ý kiến đưa ra trong bài làm đều fải kèm theo dẫn chứng cụ thể, nếu không đưa ra dẫn chứng thì bài làm không có sức thuyết phục)
Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế nên có ý kiến cho rằng: “Học vấn là cuốn vở không trang cuối”.
Thật vậy! Học tập là một công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức, học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và ở bất cứ ai. Ai đó đã nói: “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiến thức của nhân loại là biển cả mênh mông, còn những gì mà chúng ta biết và tiếp thu được chỉ là những hạt cát. “Học vấn là cuốn vở không trang cuối”là một cách nói ẩn dụ. “Cuốn vở không trang cuối” là hình ảnh tượng trưng cho sự rộng lớn, mênh mông của tri thức. Cuộc sống luôn vận động, mỗi ngày lại có thêm vô số những phát minh mới, kiến thức mới… làm cho chân trời tri thức càng thêm rộng mở. Câu nói “Học vấn là cuốn vở không trang cuối” vừa khẳng định tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức.Học tập là một công việc phải làm suốt đời không ngừng nghỉ. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Chúng ta không chỉ học từ trường lớp, thầy cô, bạn bè, qua sách báo, tivi, internet… mà còn qua mỗi người mà chúng ta gặp. Học ở họ cách sống và cả tri thức, những vốn sống cần có, quý giá của mỗi con người. Học để tồn tại, để khẳng định chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn không thôi ngưỡng mộ những tấm gương say mê và thành công trên con đường học vấn, nhưng học chưa bao giờ dừng lại.Chúng ta hãnh diện và tự hào, ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu – người Việt Nam được vinh danh thế giới với giải thưởng toán học Fields danh giá, chứng minh bộ đề cơ bản Langland. Không dừng ở đó, ông còn cố gắng học tập, nghiên cứu để vươn cao, vươn xa hơn, cống hiến cho đất nước, cho nhân loại.Chúng ta có thể tự hào về một chàng trai người Việt được vinh danh tại Úc - Nguyễn Trọng Nghĩa. Từ học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá “sinh viên quốc tế của năm”. Nhưng không dừng lại ở đó, bạn còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện.“Học tập là cuốn vở không trang cuối”. Lênin cũng đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập là một quá trình vận động không ngừng, là một công việc phải làm suốt đời. Thế nhưng “học phải đi đôi với hành” và học phải có chọn lọc. Chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức. Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng, sẽ có lắm khó khăn và thử thách. Ngay từ bây giờ, cần tạo cho mình một động lực phấn đấu, xác định ước mơ và vạch định kế hoạch để phấn đấu không ngừng. Những kẻ sống mà không biết phấn đấu, chỉ nói không làm hay gặp khó khăn mà chùn bước sẽ mãi là những kẻ vô danh, bị thời gian làm cho quên lãng. Nhất là tuổi trẻ: “Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí”.“Học vấn là cuốn vở không trang cuối” là một câu nói vô cùng đúng đắn. Như là một chiếc kim chỉ nam cho mọi chúng ta, câu nói đã khẳng định một cách rõ nét vai trò quan trọng của học vấn và nhắc nhở chúng ta phải phấn đấu không ngừng để tiếp thu và vươn lên đến đỉnh cao tri thức nhân loại. Câu nói ấy chẳng khác gì một châm ngôn sống cho mỗi chúng ta, nhất là thế hệ trẻ thời đại @.
C
Luận cứ tronng bài văn nghị luận là lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm.