Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(*) Tham khảo
- Dịch AIDS ở Cộng hòa Nam Phi:
+ Sự lan tràn của AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một vấn đề đáng báo động tại Nam Phi với 31% số phụ nữ có thai bị phát hiện nhiễm HIV năm 2005 và tỷ lệ nhiễm trong người trưởng thành ước tính 20%.
+ AIDS ảnh hưởng chủ yếu tới những người thường xuyên có quan hệ tình dục, có nghĩa là nhân khẩu học quốc gia này đang thay đổi chậm. Đa số trường hợp tử vong là những người đang ở độ tuổi lao động, dẫn tới tình trạng nhiều gia đình mất đi nguồn thu nhập chính. Điều này đưa đến tình trạng các 'trẻ mồ côi AIDS' trong nhiều trường hợp phải sống dựa vào sự chăm sóc và tài chính từ chính phủ. Ước tính có 1.100.000 trẻ mồ côi tại Nam Phi. Nhiều người già cũng mất sự hỗ trợ từ các thành viên trẻ trong gia đình.
- Sự mất cân bằng về giáo dục:
+ Nam Phi bị liệt vào một trong những nước mất cân bằng về giáo dục giữa người da đen và da trắng. Ba phần tư số học sinh da trắng hoàn thành năm cuối cùng bậc trung học, trong khi con số này ở học sinh da đen chỉ là một phần ba. Là một nước có nền giáo dục khá phát triển, song nước này lại đứng thứ 132 trong 144 nước về giáo dục tiểu học, trong khi đó, chuẩn giáo viên thấp. Mỗi năm, Nam Phi cần 25 nghìn giáo viên mới, song chỉ có khoảng 10 nghìn giáo viên đạt chất lượng.
+ Giáo dục nghèo nàn đồng nghĩa với nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hàng nghìn vị trí công việc còn chưa lấp đủ. Khoảng một nửa trong số 95 nghìn việc làm trong các lĩnh vực công vẫn bị bỏ trống. Sự mất cân đối trong giáo dục dẫn tới một nghịch lý, tỷ lệ thất nghiệp cao (25%), trong khi vẫn thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí công việc đòi hỏi trình độ cao. Sự mất cân bằng về giáo dục tạo ra sự mất cân bằng về việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen là 29% so với 6% ở người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 50%. Những người trẻ không thể tìm được việc làm ở tuổi 24 thì sẽ khó có cơ hội tìm một công việc ổn định. Theo Ngân hàng Dự trữ nước này, tỷ lệ tăng trưởng của Nam Phi năm 2012 sẽ chỉ là 2,6%. Trong khi những nước như Ni-giê-ri-a và Ăng-gô-la những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tới 10%.
- Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một ngành công nghiệp là thế mạnh của cộng hòa Nam Phi.
(*) Tham khảo: Ngành khai thác khoáng sản
- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD). Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.
- Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn của Nam Phi bao gồm kim loại và khoáng sản quý, khoáng sản năng lượng, kim loại màu và không màu, các khoáng sản công nghiệp. Chỉ có 2 loại khoáng sản chiến lược là dầu thô và bô-xít không có mặt tại Nam Phi.
- Ngoài trữ lượng khoáng sản phong phú, các thế mạnh của Nam Phi bao gồm trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cực kì cao, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên ngành. Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.
- Cuối năm 2011, ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.
- Ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên quan có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi vì ngành này đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ. Theo Phòng Mỏ (Chamber of Mines), ngành công nghiệp khai thác mỏ của nước này:
+ Tạo ra 01 triệu việc làm
+ Chiếm khoảng 18% GDP (8,6% trực tiếp, 10% gián tiếp)
+ Đem lại hơn 50% nguồn thu ngoại tệ
+ Chiếm 20% lượng vốn đầu tư (12% đầu tư trực tiếp)
- Bên cạnh vàng, bạch kim và một số loại đá quý khác, Nam Phi gần đây cũng quan tâm tiếp cận lĩnh vực khai thác đất hiếm tại vùng Namaqualand. Đất hiếm là sản phẩm hiện nay đang bị Trung Quốc chi phối với nguồn cung chiếm tới 99% thị trường thế giới. Khoáng sản đất hiếm là một loại khoáng sản chiến lược do chúng được dùng để sản xuất điện thoại thông minh (smartphones), vũ khí công nghệ cao, ô tô điện và nhiều thiết bị điện tử khác.
- Các lĩnh vực sinh lợi khác có thể kể đến là việc chế tác, thêm giá trị gia tăng vào các sản phẩm sắt, thép các-bon, thép không gỉ, nhôm, bạch kinh và vàng. Hàng loạt loại khoáng sản có thể dùng làm nguyên liệu cho các loại trang sức, bao gồm vàng, bạch kim, kim cương, đá mắt hổ và nhiều loại đá bán quý khác.
- Chính phủ Nam Phi hiện nay đang phát triển một chiến lược lợi ích khoảng sản với mục đích chuyển hóa nền công nghiệp một cách nền tảng từ chủ yếu là sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Một số chương trình khác của Chính phủ cũng liên quan tới mục tiêu này như: Chương trình hành động Quốc gia 2030, IPAP 2013/2014 đến 2015, chương trình an ninh năng lượng, phát triển kĩ năng và các chương trình khác.
- Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một điểm du lịch nổi tiếng của cộng hòa Nam Phi.
(*) Tham khảo: Giới thiệu về vùng núi Đrê-ken-bec
- Đrê-ken-bec là vùng núi đất nung cao nhất Nam Phi được du khách yêu thích lựa chọn là nơi quan sát động vật hoang dã, khám phá các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa hoặc tham gia vào các hoạt động đầy hấp dẫn khi du lịch Nam Phi. Đrê-ken-bec thuộc KwaZulu-Natal cách thành phố biển Durban 300km, là cụm dãy núi đá bazan có độ cao 3.482m và kéo dài hơn 200km uốn lượn quanh một quần thể rừng nguyên sinh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bao quanh là cánh đồng cỏ và thung lũng hoa dại bạt ngàn và rực rỡ sắc màu. Công viên tại Đrê-ken-bec đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000.
+ Bắc Đrê-ken-bec: Khu vực có Công viên Quốc gia Royal Natal. Danh thắng nổi bật tại khu vực này là Amphitheatre - nơi được mệnh danh là có cảnh đẹp ấn tượng nhất thế giới. Vách đá bazan thẳng đứng này cao tới 1.200m và trải dài 5km đến tận đỉnh
+ Trung Đrê-ken-bec: Khu vực được ghé thăm nhiều nhất bởi sở hữu những đỉnh núi cao nhất. Du khách thường thích tới đây bằng xe đạp leo núi hoặc đi bộ. Một điểm lý tưởng để ngắm nhìn các loài chim quý hiếm bay lượn như đại bàng đen và kền kền râu.
+ Nam Đrê-ken-bec: Đặc trưng với hệ thống sông ngòi và có đèo Sani ngoạn mục.
- Không chỉ được biết đến bởi những thác nước, dốc rừng ngoạn mục cùng các đỉnh núi cao vút như Lâu đài Sâm banh và Răng Quỷ. Dãy núi Đrê-ken-bec cũng là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện còn rất ít trên thế giới như loài linh dương lớn nhất thế giới, linh dương núi, chó rừng, mèo rừng có lông của loài báo đốm hay các loài chim sải cánh dài hơn 2m, v.v.
- Đến thăm dãy núi Đrê-ken-bec, du khách ngỡ như mình đang bước vào một phòng triển lãm nghệ thuật. Tại đây, bộ tộc người San bản địa đã để lại hơn 35.000 hình vẽ trong các hang động và vách đá nhô ra.
Tham khảo:
Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) sẽ chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999. Đây là một sự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới.
Tham gia đồng EURO đợt đầu sẽ có 11 nước thành viên của EU : Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, A'o, Bỉ, Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen. Ba nước Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch chưa tham gia đợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở thành thành viên.
Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên.
Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của EU. Liên minh này được ghi trong chương II của Hiệp ước Maastricht và được triển khai theo 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Bắt đầu từ 1-7-1990 và kết thúc vào 31-12-1993.
Giai đoạn 2 : Được coi là giai đoạn chuyển tiếp và bắt đầu từ 1-1-1994 đến 31-12-1998.
Giai đoạn 3 : Từ 1-1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành. Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian khổ của chính phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu không có đồng tiền chung thì Thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không có ý nghĩa nhiều trên thực tế.
Sưu tầm:
- Trao đổi:
- Cơ hội: tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Thách thức: trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.
Tham khảo: Ngô công nghệ sinh học (CNSH) - tiềm năng về nông sản của Cộng hòa Nam Phi
Ngô là cây lương thực chính ở Nam Phi, quốc gia này là nước sản xuất ngô chính trong khối Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC). Có hơn 9.000 trang trại trồng ngô thương mại, tập trung tại các tỉnh North West, the Free State, the Mpumalanga Highveld và the KwaZulu-Natal Midlands. Diện tích trồng ngô năm 2014 khoảng 2,7 triệu héc-ta, năng suất bình quân 5,04 tấn/héc-ta, sản lượng dự kiến đạt 13,6 triệu tấn. Trong năm 2013, Nam Phi xuất khẩu được 764 triệu USD đối với mặt hàng ngô. Trong đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 196 triệu USD, tiếp theo là Mexico đạt 96 triệu USD, Zimbabwe đạt 79 triệu USD, Việt Nam là 5 triệu USD…
Cây ngô CNSH là cây trồng chính ở Nam Phi và được sử dụng cho cả người tiêu dùng (chủ yếu là ngô trắng) và thức ăn chăn nuôi (chủ yếu là ngô vàng). Ngô CNSH được trồng trên 2,16 triệu ha cao hơn 22% so với năm 2015. Diện tích này bao gồm 19,5% (420.000 ha) kháng sâu bệnh, 18,9% (407.000 ha) chịu được thuốc diệt cỏ và 61,7% (1,33 triệu ha) ) của IR/HT. Ngô trắng CNSH được trồng trên 52% (1,123 triệu ha) trong tổng số ngô công nghệ sinh học, ngô vàng ở mức 48%.
Sản xuất ngô ở Nam Phi cho thấy xu hướng sản xuất ngô nhiều hơn ở các vùng ít sử dụng các phương pháp, canh tác hiệu quả hơn. Với công nghệ sinh học, sản lượng ngô tăng gấp đôi trong 20 năm qua ở Nam Phi. Ngô CNSH cũng cho thấy khả năng cải thiện các chiến lược phù hợp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ công tác sản xuất ở cả vùng năng suất cao và thấp, đồng thời tăng cường an ninh lương thực liên quan đến việc tiêu thụ ngô trắng ở Nam Phi.
Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản
Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.
Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.
Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.
Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.
Tham khảo:
- Kinh tế - xã hội Bra-xin tồn tại một số vấn đề cần giải quyết như:
+ Thu nhập của người dân Bra-xin có sự chênh lệch rất lớn: 10% những người giàu nhất chiếm hơn 40% GDP, trong khi 10% những người nghèo nhất chỉ chiếm khoảng 1% GDP.
+ Các vùng trong nước có sự phân hóa lớn. Vùng Đông Nam tập trung trên 40% số dân và chiếm trên 60% GDP, trong khi các vùng Trung Tây và Bắc chỉ có khoảng 10% số dân và chiếm khoảng 10% GDP.
+ Mất an ninh, trật tự xã hội là một vấn đề cần phải giải quyết ở Bra-xin.
+ Tỉ lệ dân thành thị rất cao (87% năm 2020). Đô thị hóa tự phát, không gắn với công nghiệp hoá đã làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội và môi trường đô thị: tỉ lệ thất nghiệp cao, bên cạnh các toà nhà cao tầng hiện đại là các khu nhà "ổ chuột" của dân nghèo.
Thông tin về thành cổ Baku
- Thành phố Baku được xây dựng trên một ngọn đồi cao kiểu nhà hát vòng tròn La Mã với ba lớp tường thành bao quanh, mặt nước biển ở dưới chân và gối đầu lên dãy núi Caucasus.
- Tất cả các công trình xây dựng trong thành cổ này đều có chức năng phòng thủ, là biểu tượng của lòng yêu nước và là niềm tự hào lớn lao của quốc gia. Những chữ viết trên vách đá ở Absheron và Gobustan, những văn bản trên đá của August Guy Octavi nói về các doanh trại mà Hoàng đế Pompeii và Lukul thời La Mã đã cho dựng nên để chiếm đóng vùng Caucasus thế kỷ I trước Công nguyên đã khẳng định Baku có lịch sử hơn 5.500 năm tuổi.
- Baku từng là thủ phủ của nước Shirvanshahs (thế kỷ XII), nước Safavid (thế kỷ XVI), đế chế Ottoman (thế kỷ XVII) và công quốc Baku (thế kỷ XVIII). Hàng loạt công trình độc đáo bao gồm cung điện, pháo đài, đền tháp, những tàn tích của các khu nhà trọ và phòng tắm hơi... tạo nên danh sách dài di sản từ thời trung cổ của Baku.
- Năm 2000, thành cổ Baku, cùng với cung điện Shirvanshahs và tháp Maiden đã trở thành địa điểm đầu tiên ở Azerbaijan được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới. Điểm xuyết cho những công trình cổ là những con ngõ cong hẹp cùng những căn nhà có mái bằng hoặc mái vòm, cửa sổ nhỏ khiến du khách như lạc trôi về quá khứ.
- Baku vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX là một trong những trung tâm sản xuất dầu chính của thế giới. Dầu mỏ là thế mạnh và cũng là nguồn kinh tế chủ yếu của thành cổ Baku. Nhiều tòa nhà lớn được xây dựng hoành tráng chứng tỏ sự giàu có của thành phố này.
Tham khảo
Nạn phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi
- Cho đến nay, nỗ lực của Chính phủ Nam Phi nhằm xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc đã gặt hái được những kết quả đáng kể và đã có những điều khoản xử lý nghiêm các hành vi này. Cuộc bầu cử lịch sử năm 1994, với việc lần đầu tiên người da đen ở Nam Phi được đi bỏ phiếu, lãnh tụ Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên được bầu chọn một cách dân chủ, đã chính thức chấm dứt hoàn toàn chế độ Apartheid, mở ra thời đại “đất nước Cầu Vồng” tại quốc gia cực Nam châu Phi.
- Nhiều người Nam Phi vẫn gọi thời kỳ chế độ Apartheid ở Nam Phi là vết thương từ lịch sử. Trong tiếng Afrikaans (hay còn gọi là tiếng Nam Phi, ngôn ngữ chính của những người thực dân Hà Lan tại Nam Phi), Apartheid có nghĩa là khoảng cách, tách rời, được hiểu là “phân biệt” với những người không cùng màu da. Apartheid đã trở thành chính sách của chính quyền Nam Phi từ năm 1948, khi đảng Quốc gia bảo thủ do người da trắng lãnh đạo lên nắm quyền.
- Với việc người da trắng chỉ chiếm chưa tới 20% dân số Nam Phi nhưng lại sở hữu hơn 80% đất đai, mọi quyền kiểm soát về chính trị và kinh tế đều nằm trong tay nhóm người này. Trong khi đó, người da đen phải chịu sự đàn áp và kỳ thị. Họ không được tham gia bầu cử, không có công việc tử tế, không được hưởng nền giáo dục và dịch vụ tốt.
- Họ cũng bị đẩy đến sống tại những thị trấn nhỏ lẻ, hoang tàn ở ngoại ô hoặc ở các vùng quê dành riêng cho các sắc tộc thiểu số khác nhau. Họ bị bóc lột sức lao động tại các mỏ khai thác vàng và kim cương, mà nguồn lợi từ ngành công nghiệp khai khoáng này hoàn toàn chảy vào túi của những người da trắng.
- Trên thực tế, Nam Phi hiện là một trong những quốc gia có khoảng cách giàu-nghèo cao nhất thế giới. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố năm 2019 cho thấy 10% số người giàu nhất Nam Phi nắm giữ 71% tổng lượng của cải đất nước, trong khi nhóm 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu vỏn vẹn 7% tài sản.
Theo thống kê, thu nhập trung bình của người da trắng và người gốc Á ở Nam Phi, chiếm tổng cộng 15% dân số, cao gấp ba lần so với thu nhập của người da đen và da màu , chiếm 85% dân số. Tình trạng này đang có xu hướng trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19.