Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin và trình bày về một ngành công nghiệp là thế mạnh của cộng hòa Nam Phi.
(*) Tham khảo: Ngành khai thác khoáng sản
- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD). Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.
- Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn của Nam Phi bao gồm kim loại và khoáng sản quý, khoáng sản năng lượng, kim loại màu và không màu, các khoáng sản công nghiệp. Chỉ có 2 loại khoáng sản chiến lược là dầu thô và bô-xít không có mặt tại Nam Phi.
- Ngoài trữ lượng khoáng sản phong phú, các thế mạnh của Nam Phi bao gồm trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cực kì cao, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên ngành. Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.
- Cuối năm 2011, ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.
- Ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên quan có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của Nam Phi vì ngành này đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ. Theo Phòng Mỏ (Chamber of Mines), ngành công nghiệp khai thác mỏ của nước này:
+ Tạo ra 01 triệu việc làm
+ Chiếm khoảng 18% GDP (8,6% trực tiếp, 10% gián tiếp)
+ Đem lại hơn 50% nguồn thu ngoại tệ
+ Chiếm 20% lượng vốn đầu tư (12% đầu tư trực tiếp)
- Bên cạnh vàng, bạch kim và một số loại đá quý khác, Nam Phi gần đây cũng quan tâm tiếp cận lĩnh vực khai thác đất hiếm tại vùng Namaqualand. Đất hiếm là sản phẩm hiện nay đang bị Trung Quốc chi phối với nguồn cung chiếm tới 99% thị trường thế giới. Khoáng sản đất hiếm là một loại khoáng sản chiến lược do chúng được dùng để sản xuất điện thoại thông minh (smartphones), vũ khí công nghệ cao, ô tô điện và nhiều thiết bị điện tử khác.
- Các lĩnh vực sinh lợi khác có thể kể đến là việc chế tác, thêm giá trị gia tăng vào các sản phẩm sắt, thép các-bon, thép không gỉ, nhôm, bạch kinh và vàng. Hàng loạt loại khoáng sản có thể dùng làm nguyên liệu cho các loại trang sức, bao gồm vàng, bạch kim, kim cương, đá mắt hổ và nhiều loại đá bán quý khác.
- Chính phủ Nam Phi hiện nay đang phát triển một chiến lược lợi ích khoảng sản với mục đích chuyển hóa nền công nghiệp một cách nền tảng từ chủ yếu là sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Một số chương trình khác của Chính phủ cũng liên quan tới mục tiêu này như: Chương trình hành động Quốc gia 2030, IPAP 2013/2014 đến 2015, chương trình an ninh năng lượng, phát triển kĩ năng và các chương trình khác.
- Nhiệm vụ 2: Sưu tầm thông tin và trình bày về một điểm du lịch nổi tiếng của cộng hòa Nam Phi.
(*) Tham khảo: Giới thiệu về vùng núi Đrê-ken-bec
- Đrê-ken-bec là vùng núi đất nung cao nhất Nam Phi được du khách yêu thích lựa chọn là nơi quan sát động vật hoang dã, khám phá các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa hoặc tham gia vào các hoạt động đầy hấp dẫn khi du lịch Nam Phi. Đrê-ken-bec thuộc KwaZulu-Natal cách thành phố biển Durban 300km, là cụm dãy núi đá bazan có độ cao 3.482m và kéo dài hơn 200km uốn lượn quanh một quần thể rừng nguyên sinh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bao quanh là cánh đồng cỏ và thung lũng hoa dại bạt ngàn và rực rỡ sắc màu. Công viên tại Đrê-ken-bec đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000.
+ Bắc Đrê-ken-bec: Khu vực có Công viên Quốc gia Royal Natal. Danh thắng nổi bật tại khu vực này là Amphitheatre - nơi được mệnh danh là có cảnh đẹp ấn tượng nhất thế giới. Vách đá bazan thẳng đứng này cao tới 1.200m và trải dài 5km đến tận đỉnh
+ Trung Đrê-ken-bec: Khu vực được ghé thăm nhiều nhất bởi sở hữu những đỉnh núi cao nhất. Du khách thường thích tới đây bằng xe đạp leo núi hoặc đi bộ. Một điểm lý tưởng để ngắm nhìn các loài chim quý hiếm bay lượn như đại bàng đen và kền kền râu.
+ Nam Đrê-ken-bec: Đặc trưng với hệ thống sông ngòi và có đèo Sani ngoạn mục.
- Không chỉ được biết đến bởi những thác nước, dốc rừng ngoạn mục cùng các đỉnh núi cao vút như Lâu đài Sâm banh và Răng Quỷ. Dãy núi Đrê-ken-bec cũng là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ hiện còn rất ít trên thế giới như loài linh dương lớn nhất thế giới, linh dương núi, chó rừng, mèo rừng có lông của loài báo đốm hay các loài chim sải cánh dài hơn 2m, v.v.
- Đến thăm dãy núi Đrê-ken-bec, du khách ngỡ như mình đang bước vào một phòng triển lãm nghệ thuật. Tại đây, bộ tộc người San bản địa đã để lại hơn 35.000 hình vẽ trong các hang động và vách đá nhô ra.
Tham khảo:
Núi bàn
- Được biết đến là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và là biểu tượng du lịch Nam Phi, núi Bàn - một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất hành tinh, tọa lạc tại thành phố Cape Town, Cộng hòa Nam Phi thực chất là một cao nguyên có chiều dài 3km, xung quanh là các vách đá dốc cùng thảm thực vật và động vật phong phú. Điểm đặc biệt của núi Bàn là có đỉnh bằng phẳng, tạo nên điểm nhấn nổi bật và đã trở thành biểu tượng trên cờ của thành phố Cape Town.
- Núi Bàn có độ cao hơn 1000m. Ngọn núi bằng phẳng, có hình dáng như mặt bàn do chịu tác động xói mòn qua hơn 6 triệu năm. Núi Bàn còn tự hào là nơi có hệ động vật hết sức đa dạng với nhiều loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sinh sống tại đây. Đứng trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ thành phố Cape Town, khu bến cảng Victoria và Alfred, trung tâm thương mại, sân vận động Green Point, tòa nhà Quốc hội,...
- Núi Bàn là một trong những địa điểm yêu thích của người ưa du lịch mạo hiểm hay khám phá thiên nhiên. Du khách thường lên núi Bàn bằng cáp treo hoặc đi bộ. Hệ thống cáp treo được xây dựng và đưa vào hoạt động lần đầu tiên tại đây vào năm 1929, sau 68 năm hoạt động, đến năm 1997, cáp treo được nâng cấp để phục vụ nhiều du khách hơn. Các cabin có hình dáng tròn, có thể trở nhiều người và xoay 360 độ cho du khách tha hồ ngắm cảnh.
- Điểm cao nhất của núi Bàn là điểm cực Đông, gọi là Cột mốc, có độ cao tới 1086m. Ở độ cao này, khí hậu trên núi rất lạnh, thường có mây sương mù che phủ. Từ đây, ngắm nhìn khung cảnh bình minh hay hoàng hôn buông xuống vô cùng tuyệt đẹp.
- Vào buổi chiều, đỉnh núi Bàn thường được bao phủ bởi lớp sương mờ, mây phủ lãng đãng, tạo nên khung cảnh như mơ. Du khách bước vào thế giới hư ảo, nửa thực nửa mơ, đặc biệt khi mặt trời dần lặn, ánh nắng phản chiếu xuống đường chân trời biển tạo nên ánh màu cam, vàng huyền diệu.
- Núi Bàn nằm ngay bên cạnh vườn quốc gia Kirstenbosch, rộng 510ha với hơn 6000 loài động vật và thực vật. Vườn quốc gia này cũng đã được UNESCO công nhận là Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới vào năm 1999 và là điểm đến du lịch không thể bỏ qua trong hành trình chinh phục núi Bàn của nhiều du khách khi đến Nam Phi.
- Thực vật tại núi Bàn chủ yếu là các loại cây bụi rậm. Tại núi Bàn hiện có hơn 2200 loài thực vật được tìm thấy. Riêng dưới chân núi Bàn, có hơn 1500 loài hoa, thi nhau ra hoa suốt bốn mùa trong năm, tạo nên khung cảnh thơ mộng và vô cùng đẹp.
- Núi Bàn còn là nơi lưu trú của rất nhiều loài động vật hoang dã như nhím, hươu, báo, sư tử, mèo châu Phi, nhím,... Trong đó, loài phổ biến nhất là chuột Dassie, du khách có thể bắt gặp chúng tại các trạm cáp treo hay nơi ăn uống của khách du lịch. Núi Bàn có hệ động thực vật vô cùng phong phú.
Tham khảo: lựa chọn nhiệm vụ 4
- Giải Nobel Kinh tế năm 2021 được trao cho 3 nhà kinh tế, chia đều làm 2 phần. Phần đầu tiên thuộc về nhà kinh tế người Canada David Card là giáo sư Đại học California, vì những đóng góp cho kinh tế học lao động. Phần còn lại thuộc về 2 nhà kinh tế người Mỹ Joshua D.Angrist của Viện Công nghệ Massachusetts và Guido W.Imbens của Đại học Stanford nhờ những đóng góp về phương pháp luận trong việc phân tích quan hệ nhân quả.
- Ba nhà kinh tế học David Card, Joshua Angrist và Guido Imbens được trao giải vì chứng minh rằng những câu trả lời chính xác cho một số câu hỏi cấp bách nhất của xã hội có thể được thu thập từ các "thí nghiệm tự nhiên". Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết cả ba đã "hoàn toàn định hình lại công việc thực nghiệm trong khoa học kinh tế".
- Theo Ủy ban giải Nobel kinh tế, các thí nghiệm tự nhiên rất khó giải thích, nhưng Angrist và Imbens, vào giữa những năm 1990, đã phát triển các phương pháp luận để vượt qua những thách thức này và xác định chính xác hơn những gì thực sự có thể xem là nguyên nhân và kết quả của các thí nghiệm tự nhiên. Nói một cách khác, phương pháp luận của hai ông cho phép các nhà kinh tế học đưa ra kết luận vững chắc đâu là nguyên nhân và kết quả ngay cả khi họ không thể thực hiện các nghiên cứu theo các phương pháp khoa học nghiêm ngặt.
Tham khảo
1. Tiềm năng du lịch khu vực Đông Nam Á
- Đông Nam Á được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp, được vinh danh qua rất nhiều giải thưởng danh giá về du lịch do tạp chí nổi tiếng và người du lịch bình chọn. Đến với Đông Nam Á, du khách không khó để tìm được một nơi chốn yêu thích dù là trên rừng hay dưới biển.
- Đông Nam Á là khu vực được nhiều du khách quốc tế, đặc biệt là khách du lịch từ châu Âu, châu Mỹ lựa chọn. Với khí hậu nắng ấm quanh năm, những bãi biển xanh mát, nhiều địa danh như Bali (In-đô-nê-xi-a), Phuket (Thái Lan) hoặc Phú Quốc (Việt Nam) được các tạp chí du lịch ví là "thiên đường nghỉ dưỡng".
- Ở Đông Nam Á, mỗi nước có nền ẩm thực khác nhau, mang nét đặc trưng của quốc gia. Và để gọi tên đầy đủ về ẩm thực của Đông Nam Á có lẽ chỉ đơn giản gói gọn trong 3 từ "ngon - bổ - rẻ". Đúng như tiêu chí đó, ở một số nước như Thái Lan, Việt Nam, Singgapore, Ma-lai-xi-a... khách du lịch có thể tìm thấy đồ ăn ở bất cứ hàng quán nào trên đường và ngồi nhâm nhi ngay tại vỉa hè để cảm nhận những trải nghiệm tuyệt vời. Để đẩy mạnh sự phát triển của du lịch thì khối các nước Đông Nam Á chính sách mở cửa quốc tế, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh.
- Về phương tiện vận chuyển khách, sự phát triển của hàng không giá rẻ đang tác động mạnh đến khả năng đi du lịch của người dân trên thế giới, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có thể đi du lịch bằng đường hàng không.
2. Tình hình phát triển du lịch
- Số lượt khách : Trong giai đoạn 2005 - 2019 số lượt du khách tăng 89,2 triệu lượt người (từ 49.3 triệu lượt người - năm 2005, tăng lên 138,5 triệu lượt người - năm 2019).
- Doanh thu du lịch: Trong giai đoạn 2005 - 2019 doanh thu về du lịch ở khu vực Đông Nam Á đã tăng 113,8 tỉ USD (từ 33.8 tỉ USD - năm 2005, tăng lên 147.6 tỉ USD - năm 2020). Trong đó, khu vực Đông Nam Á dẫn đầu khu vực về tăng trưởng khách quốc tế đến với 7,9%.
- Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, phần lớn các điểm đến ở Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt là Việt Nam, trong những năm gần đây thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến. Năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng gần 20% so với năm 2017). Hai thị trường In-đô-nê-xi-a và Campuchia đạt tăng trưởng khách quốc tế đến ở mức hai con số nhờ nhu cầu tăng mạnh của thị trường khách Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Thái Lan, Phi-líp-pin và Xin-ga-po cũng đạt được những kết quả khả quan. Thái Lan tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du lịch thế giới khi tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định thêm khoảng 2,7 - 2,9 triệu lượt khách/năm trong vòng 4 năm vừa qua (2016, 2017, 2018, 2019).
Tham khảo
(*) Lựa chọn trình bày: Ngành nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi:
- Nông nghiệp phát triển mạnh, là nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là: ngô, lạc, thuốc lá, hoa quả. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.
+ Trồng trọt: chiếm hơn 60% diện tích, đóng góp hơn 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngô là cây trồng quan trọng hàng đầu, cung cấp lương thực, thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Hoạt động trồng trọt tập trung ở các đồng bằng ven biển và vùng đồi thấp.
+ Chăn nuôi: có vai trò quan trọng trong cung cấp thịt, sữa cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sử dụng trên 21% lao động trong nông nghiệp. Vật nuôi chính là cừu, bò sữa, lợn và gia cầm. Quốc gia này nổi tiếng về nuôi cừu (đứng trong top 10 nước xuất khẩu len lớn nhất thế giới). Hoạt động chăn nuôi phân bố rộng khắp, tập trung chủ yếu ở cao nguyên trung tâm.
- Lâm nghiệp:
+ Là ngành có ý nghĩa quan trọng trong tạo việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng xuất khẩu.
+ Hàng năm xuất khẩu trên 10 triệu tấn bột gỗ, trên 5 triệu m3 gỗ tròn hoặc gỗ xể, trên 500 ngàn tấn gỗ hầm mỏ.
- Thủy sản:
+ Ngành đánh bắt hải sản được chú trọng phát triển, sản lượng hàng năm đạt từ 500 - 700 nghìn tấn, nhiều loài có giá trị cao như: cá he, cá thu, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, mực, tôm hùm,… 80% sản lượng đánh bắt dùng để xuất khẩu.
+ Sản lượng nuôi trồng còn nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên.
- Vẽ biểu đồ
- Nhận xét: Nhìn chung, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động và xu hướng giảm, cán cân xuất nhập khẩu thay đổi liên tục, cụ thể:
+ Xuất khẩu: năm 2000 đạt 37 tỉ USD, tăng đều qua giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 107,6 tỉ USD, sau giai đoạn tăng đều là suy giảm. Năm 2015 giá trị xuất khẩu chỉ đạt 96,1 tỉ USD và giảm xuống chỉ còn 93,2 tỉ USD năm 2020. Các năm xuất siêu là năm 2000, 2010 và 2020.
+ Nhập khẩu: năm 2000 đạt 33,1 tỉ USD, tăng đều qua giai đoạn 2005 đến 2010 đạt 102,8 tỉ USD, sau giai đoạn này đến năm 2015 giá trị nhập khẩu giảm xuống còn 100,6 tỉ USD và giảm mạnh xuống 78,3 tỉ USD năm 2020. Các năm nhập siêu là năm 2005, 2015.
Biểu đồ
- Tính mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch
CHI TIÊU BÌNH QUÂN MỖI LƯỢT KHÁCH DU LỊCH (USD/LƯỢT KHÁCH)
Khu vực | Đông Á | Đông Nam Á | Tây Nam Á |
Mức chi tiêu | 1050 | 477,2 | 445 |
- So sánh về số khách và chi tiêu của khách
+ Khu vực Đông Nam Á có số khách du lịch đến thấp nhất với 38,468 triệu lượt người, khách đến Tây Nam Á đạt 41,394 triệu lượt khách đến Đông Á 67,230 triệu lượt. Nếu xem số khách đến Đông Nam Á là 100%, thì số khách đến Tây Nam Á đạt 107,6% và số khách đến Đông Á đạt 174,6%
+ Khu vực Đông Nam Á có mức chi tiêu bình quân 477,2 USD/khách; mức chi tiêu của khách ở Tây Nam Á kém hơn với 445 USD/khách; mức chỉ tiêu của khách đến Đông Á khá hơn, 1050 USD/khách. Nếu xem mức chỉ tiêu của một lượt khách đến Đông Nam Á là 100%, thì ở Tây Nam Á đạt 93,3% và ở Đông Á đạt 220%.
Tham khảo
Nạn phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi
- Cho đến nay, nỗ lực của Chính phủ Nam Phi nhằm xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc đã gặt hái được những kết quả đáng kể và đã có những điều khoản xử lý nghiêm các hành vi này. Cuộc bầu cử lịch sử năm 1994, với việc lần đầu tiên người da đen ở Nam Phi được đi bỏ phiếu, lãnh tụ Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên được bầu chọn một cách dân chủ, đã chính thức chấm dứt hoàn toàn chế độ Apartheid, mở ra thời đại “đất nước Cầu Vồng” tại quốc gia cực Nam châu Phi.
- Nhiều người Nam Phi vẫn gọi thời kỳ chế độ Apartheid ở Nam Phi là vết thương từ lịch sử. Trong tiếng Afrikaans (hay còn gọi là tiếng Nam Phi, ngôn ngữ chính của những người thực dân Hà Lan tại Nam Phi), Apartheid có nghĩa là khoảng cách, tách rời, được hiểu là “phân biệt” với những người không cùng màu da. Apartheid đã trở thành chính sách của chính quyền Nam Phi từ năm 1948, khi đảng Quốc gia bảo thủ do người da trắng lãnh đạo lên nắm quyền.
- Với việc người da trắng chỉ chiếm chưa tới 20% dân số Nam Phi nhưng lại sở hữu hơn 80% đất đai, mọi quyền kiểm soát về chính trị và kinh tế đều nằm trong tay nhóm người này. Trong khi đó, người da đen phải chịu sự đàn áp và kỳ thị. Họ không được tham gia bầu cử, không có công việc tử tế, không được hưởng nền giáo dục và dịch vụ tốt.
- Họ cũng bị đẩy đến sống tại những thị trấn nhỏ lẻ, hoang tàn ở ngoại ô hoặc ở các vùng quê dành riêng cho các sắc tộc thiểu số khác nhau. Họ bị bóc lột sức lao động tại các mỏ khai thác vàng và kim cương, mà nguồn lợi từ ngành công nghiệp khai khoáng này hoàn toàn chảy vào túi của những người da trắng.
- Trên thực tế, Nam Phi hiện là một trong những quốc gia có khoảng cách giàu-nghèo cao nhất thế giới. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố năm 2019 cho thấy 10% số người giàu nhất Nam Phi nắm giữ 71% tổng lượng của cải đất nước, trong khi nhóm 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu vỏn vẹn 7% tài sản.
Theo thống kê, thu nhập trung bình của người da trắng và người gốc Á ở Nam Phi, chiếm tổng cộng 15% dân số, cao gấp ba lần so với thu nhập của người da đen và da màu , chiếm 85% dân số. Tình trạng này đang có xu hướng trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19.
Chọn đáp án D
+ Tràng An là địa điểm du lịch được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên, vừa là di sản văn hóa thế giới.
+ Vịnh Hạ Long được bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là một trong bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới.
+ Phố cổ Hội An là di sản văn hóa.
+ Phong Nha –Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.
Tham khảo:
4. Bromo - một trong năm ngọn núi lửa đang hoạt động đẹp nhất thế giới là địa danh mà mọi tín đồ du lịch đều rỉ tai nhau rằng nhất định nên đến một lần trong đời. Bình minh ở Bromo đẹp tới mức mà người ta có thể sẵn sàng xếp hàng dài từ 3-4 giờ sáng để... lấy chỗ ngắm. Dân du lịch châu Âu từng viết về bình minh tại Bromo rằng: “Đứng bên mép vực sâu hun hút, mặt đất thỉnh thoảng lại rung lắc sau những tiếng gầm gừ phát ra từ lỗ đen khổng lồ to như sân bóng sâu phía dưới. Từng vệt khói nặng mùi lưu huỳnh phả lên, gió lồng lộng thổi, tạo cảm giác lạnh sống lưng trong hành trình khám phá và trải nghiệm kỳ quan thiên nhiên trên miệng núi lửa Bromo".