K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2018

Gõ có dấu đi 

Ko hiểu gõ gì

# LinhThuy ^^ 

16 tháng 10 2018

"Lớp nghề phổ thông là gì vậy mấy bn?"

24 tháng 8 2019

viết kiểu không dấu đấy ai hỉu.hơm dịch đc vít lại ik

Bài 2:

Mỗi ngày, khi bước vào lớp học của mình, em đều có một cảm giác thật thân quen, gần gũi. Em gắn bó với lớp học của em đã gần một năm nay.Lớp em nằm ở dãy lầu hai vì chúng em đã lớn, có thể di chuyển nhanh chóng khi lên xuống sân trường mỗi ngày. Nhờ lớp ở giữa dãy nên chúng em lên xuống hai bên cầu thang, bên nào cũng thuận tiện. Diện tích lớp tương đối rộng, chúng em có thể ngồi và di chuyển một cách thoải mái. Tường được quét vôi màu xanh lơ trông thật dịu mắt. Chúng em cố gắng giữ cho bức tường sạch sẽ. Vì thế có bạn nào viết vẽ bậy lên tường, chúng em đều kịp thời nhắc nhở. cửa lớp được làm bằng gỗ, sơn màu xanh dương, mỗi khi ra về bạn tổ trưởng không quên khép nó lại.Bước vào lớp là ta thấy ngay bục giảng. Bục giảng được xây cao bằng xi măng, bên ngoài được tô lớp đá mài màu xanh lá cây. Góc trong của bục giảng được xây to hơn thành hình chữ L để đặt bàn giáo viên ở đó. Vì vậy ngồi trên bàn, cô giáo có thể quan sát rõ học sinh cả lớp. Phía trên bục giảng là một tấm bảng đen lớn được chia làm ba phần, ở giữa cô dạy bài mới, bên trái ôn bài cũ và bên phải là cô dặn dò bài chuẩn bị kì tới. Tấm bảng đen rất mịn, khi cô viết thì những dòng chữ bằng phấn hiện ra thật rõ ràng, đẹp dẽ. Cạnh bảng phía dưới có một cái gờ nhô ra đùng để phấn, giẻ lau và hứng bụi phấn rớt xuống dó. Trên cái bục giảng này, chúng em thường xuyên lên quét dọn, lau chùi và làm bài tập.Bàn ghế ở phòng học được kê làm bốn dãy. Mỗi dãy có sáu cái bản, mỗi bàn ngồi được hai học sinh. Bàn ghế được ốp mi-ca màu vàng có vân trắng, trông thật đẹp mắt. Ghế được đóng dính vào bàn trông rất gọn. Phía trên bảng đen, nơi cao nhất là ảnh chân dung Bác Hồ. Dưới một chút là dòng chữ in màu đỏ “Tiên học lễ hậu học văn". Nơi góc bảng bên phải có một ô vuông nhỏ ghi tên lớp, số bạn hiện diện, vắng mặt mỗi ngày. Bức tường cuối lớp được trang trí bởi dòng chữ: “Thầy dạy tốt, trò học tốt" cũng bằng màu đỏ. Kế đỏ là tấm bảng danh dự được lớp em trang trí bông hoa, màu sắc rất đẹp. Tên của năm bạn học giỏi nhất lớp theo từng tháng điểm sẽ được trang trọng ghi lên đó. Gần bên là bản tin ghi thống báo hoạt động của lớp. Dưới góc lớp có thùng rác, chổi và ki hốt rác.Vì chăm giữ vệ sinh nên lớp em từ ngoài vào trong luôn sạch sẽ. Chúng em luôn nhớ câu “Nhà sạch thì mát” đã từng được học. Cô giáo từng khen chúng em về vấn đề này. Em coi lớp như ngôi nhà của mình. Mỗi lần bước vào lớp, em lại có một cảm giác ấm áp, thân quen như gặp lại người bạn thân thiết cùng học tập, vui chơi suốt một năm học.



25 tháng 11 2017

Nhà em có nhiều đồ đạc lắm! Riêng phương tiện đi lại thôi cũng đã có đủ cả xe máy, ô tô và xe đạp. Hàng ngày chúng vẫn phục vụ gia đình em tận tình chu đáo lắm. Ấy thế mà không ngờ, có một hôm em bắt gặp chúng cãi cọ nhau vô cùng kịch liệt!

Hôm ấy, em giúp bố ra khóa cửa gara nhưng cách xa đến mười mấy mét mà em đã nghe thấy trong nhà xe có tiếng vang:

- Ở cái nhà thật sự chẳng có gì công bằng cả anh xe máy ạ! Xe đạp lên tiếng trước. Tôi tuy gầy gò ốm yếu nhất nhà lại gần như chẳng được ai sửa chữa chăm chút bao giờ. Thế mà ngày nào tôi cũng cõng cậu chủ đi tới năm bảy cây số để đến trường. Những hôm rảnh rỗi thì chẳng sao, hôm nào muộn, cậu chủ lại đạp rung cả lên khiến mặt mũi tay chân tôi quay cuồng hết cả. Đã vậy cứ thỉnh thoảng tôi lại bị thương phải băng bó. Đấy anh xem, bây giờ tôi đang bó chằng chịt khắp người khổ không thể nào chịu được. Thế mà cái ông ô tô kia! Ngày đã được ăn no mặc đẹp lại chẳng phải làm gì!

Nghe xong câu chuyện, xe máy có vẻ đồng tình:

- Ừ! Anh nói phải đấy! Nhưng anh tuy vất vả mà chưa thấm tháp gì so với tôi đâu. Ngày nào tôi cũng phải chở bà chủ và cô chủ đi không biết bao nhiêu việc. Nhưng như thế thì có so gì! Đằng này ngày nào ông bà chủ cũng chở lên người tôi bao nhiêu là thứ, có thứ sạch nhưng có thứ bẩn không tài nào chịu được. Rồi tôi lại phải chở mấy anh giao hàng đi khắp đó đây, bùn đất đầy người, có hôm ngủ mà bẩn không tả được. Tôi cũng như anh nhìn thấy bác ô tô mà thấy mình khổ quá. Mai anh em mình phải đòi ông bà chủ bắt bác ô tô làm thay việc đi thôi!

Từ nãy giờ im tiếng, bây giờ bác ô tô mới trầm ngâm ra vẻ người lớn lắm:

- Các cậu đúng là vất vả thật! Nhưng các cậu biết không? Con người sinh ra chúng ta là có nguyên do cả. Mỗi người phục vụ cuộc sống ở một lĩnh vực khác nhau. Các anh đâu có biết những ngày tôi đi đêm về hôm tới mấy ngàn cây số. Tôi lại phải đem thân ra che mưa che nắng để ông chủ yên tâm làm việc. Có lúc tôi phải chở hàng nhiều gấp mười lần các bạn mà tôi đâu có kêu ca. Tuy có đôi lúc tôi sung sướng nhưng các anh cũng nên biết, chúng ta sinh ra đâu phải để kêu ca. Niềm hạnh phúc của chúng ta là làm cho con người được vui lòng.

Xe máy và xe đạp nghe ô tô nói phải thế là họ đành hòa giải với nhau. Còn em từ hôm vô tình nghe câu chuyện, em đã dành thêm một khoảng thời gian để ngày ngày chăm sóc vỗ về an ủi chúng. Cả nhà em thấy vậy ai cũng hài lòng và vui vẻ vô cùng.

1 tháng 12 2017

trong nhà em , mỗi người có một phương tiện riêng. Em có một chiếc xe đạp màu hồng xinh xinh.Mẹ em có một chiếc xe máy hiệu YAMAHA màu trắng ngà .Bố em thì có một chiếc xe tải to ơi là to.

Một hôm chẳng biết buồn tình thế nào , xe đạp lại báo xe máy : " Giờ hãy thử nhìn lại tôi xem, mới được mua về mấy tháng mà mình mẩy chỗ nào chỗ ấy băng bó khắp cả.Mệt thật ,lũ trẻ trong nhà này đi đâu mà không có tôi cho được, đưa đi ,đưa về ,lúc nào cũng vậy. Tôi mong manh, ốm yếu ,chẳng mấy khi đi được nhanh nên người ta cứ càu nhàu sao không nghĩ cho tôi nhỉ. Bàn đạp quay liên tục chóng hết mặt.Còn anh xe máy , đôi lúc tôi nhìn anh đi nhanh thật nhanh mà tôi cũng thèm muốn, thật là sung sướng gấp vạn lần toi đây."

Xe máy nghe vậy , cãi lại ngay:"Chị cứ nghĩ vậy chứ tôi cũng có sung sướng chi đâu.tôi nhanh thì cũng nhanh hơn chị thật đấy nhưng thử nhìn anh xe tải xem phóng vèo vèo.Xe đạp chỉ một hai gioi thì ba người ngồi là đã chật chội.Tôi thì già trẻ ,lớn bé đều cưorĩ lên cả . Đám thanh niên chơi bời đôi lúc cũng xô xát nhìu lam chu phải chịu thui.thử nghĩ anh xe tải xem. tôi với chị người mà không giữ thăng bằng là ngã con anh ta 4 banh chang lo điều gì "

Xe tải nghe nói ,tuýt còi ầm ĩ kêu to :"Chúng ta sinh ra đều để phục vụ con người.Các anh chị chỉ đi đường làng ,xóm cho chứ tôi phải đi cả hàng nghìn mét ,hàng chất đầy thùng, nặng như muốn xụp lưng đi thui.Chúng ta phải đoàn kết ,không nên suy bì ,tị nạnh, có thế mới làm cho cuộc sống của người phát triển ,tốt đẹp hơn"

17 tháng 10 2019

Vì là( ủi) thì quần áo mới phẳng phiu, không một vết nhàu, sạch sẽ.

B1: Để trang phục lên một cái chăn bông

B2: Xịt một ít nước sao cho khi quá tay trang phục không bị cháy

B3: Điều chỉnh nhiệt độ ở mức bình thường

B4: Khi trang phục đã phẳng lì thì thì bỏ ra cất vào tủ.

14 tháng 11 2018

đpcm nhe

14 tháng 11 2018

hình như đpmm nghĩa lak điều phải chứng minh

k mk nha

#G2k6#

18 tháng 10 2016

SPAM thật ra nguyên gốc là một từ viết tắt từ cụm từ Stupid Pointless Annoying Message(s). Dịch ra có nghĩa là Những thông điệp ngu ngốc, vô nghĩa và gây phiền toái. Nhìn vào cụm từ trên thì bạn thấy ba tính từ StupidPointlessAnnoying bổ nghĩa cho danh từ Message. Như vậy có nghĩa là nếu những thông điệp hội đủ ba yếu tố ngu ngốc, vô nghĩa và gây phiền toái thì sẽ được xem là SPAM.

Sau này từ SPAM không hẳn chỉ là một từ viết tắt mà trở thành một từ ngữ riêng để chỉ công việc tạo ra những SPAM và có thể xem như nó là một động và danh từ Spam.

Ngoài ra, còn có một định nghĩa khá hài hước và méo mó được mọi người chế ra là:

SPAM là chữ viết tắt của từ Serious Polite Attractive Manly. Dịch ra có nghĩa là nghiêm túc, lịch sự, lôi cuốn, nam tính. Đây chỉ là một định nghĩa hài hước và chế biến như để khuyên người đang SPAM hãy hướng tới điều này.

18 tháng 10 2016

Nói chung SPAM là rác là những thứ ko cần , và những thông điệp ko hay ho j cả

29 tháng 12 2017

Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.

Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.

Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.

29 tháng 12 2017

Ta là 1 vị quan già trong triều.Nay rảnh rỗi kể cho m.n nghe câu chuyện này
Cách đây chừng mấy tháng, ta, mình mặc áo gấm đỏ, cưỡi con ngựa trắng rất đẹp đi qua làng. Lúc ngang thửa ruộng của hai cha con ta bây giờ - lúc đó còn là một cậu bé vô danh - liền dừng ngựa hỏi về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Trong khi ông bố đứng ngẩn người, không trả lời được thì cậu bé đang đứng bên cha nhanh chóng hỏi vặn lại về số bước mà ngựa của vị quan kia đi được trong một ngày làm cho quan phải thua cuộc. Nghe cậu bé trả lời xong, không hiểu vì kinh ngạc hay vì mừng rỡ mà vị quan kia há hốc mồm, trợn tròn mắt. Suy nghĩ giây lát, ta bèn hỏi han tên tuổi, địa chỉ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa đi luôn. Mãi về sau mọi người mới hay vị quan lúc đó chính là sứ giả vua sai đi khắp nơi tìm người tài cho đất nước. Nay gặp cậu bé của làng ta thông minh, sắc sảo hơn người, đoán biết là nhân tài nên về bẩm báo lại với vua.

Tuy đã nghe thuật lại rất kĩ về cuộc đối đáp đó nhưng nhà vua vẫn còn chưa tin lắm vì cậu bé còn quá nhỏ. Nếu là ta chắc cũng chẳng tin ngay. Thế là vua quyết định thử tài.

Độ dăm hôm sau, làng ta được vua ban cho ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. Làng ta như gặp phải hoạ lớn. Các cuộc họp lớn nhỏ lần lượt diễn ra nhưng mãi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết tốt đẹp, hợp lí. Bởi vì ai cũng biết, trâu đực thì làm sao mà đẻ được! Không hiểu nhà vua có ý gì? Có người còn bi quan, nói hay Ngài có ý bắt cả làng phải chết!

Thế rồi chuyện đến tai chú bé con trai người thợ cày. Chú liền bảo với cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng xôi nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.

Người cha lo sợ nên không đồng tình với con. Nhưng thấy chú bé cứ nằng nặc bảo thế cũng đành tin và vội ra đình trình bày câu chuyện với dân làng. Các bác thử nghĩ xem liệu làng có tin không? Đương nhiên mọi người vẫn còn ngờ vực. Dù cậu bé rất nhanh ý, làng đã biết tiếng, nhưng việc lớn thế này, làm sao giao cho cậu ta được? Cuối cùng, chuyện cũng xong khi hai cha con viết giấy cam đoan. Thế rồi, trâu được ngả ra đánh chén.
Sau đó, hai cha con khăn gói lên kinh thành. Nhờ tài trí thông minh của mình, cậu bé đã tìm cách lẻn vào sân rồng, lừa cho vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình. Nhờ vậy mà đã giúp cả làng ta thoát tội lại được một bữa đánh chén no say.

Đã biết tài trí cậu bé nhưng vua vẫn muôn thử lần nữa. Lần này vua bắt cậu làm một mâm cỗ chỉ bằng một con chim sẻ. Cậu cũng đáo để không kém khi yêu cầu nhà vua mài cho mình con dao thịt chim chỉ bằng một cái kim may. Đến lần này thì vua và triều thần thực sự thán phục tài trí cậu. Nhà vua ban thưởng cho hai cha con rất hậu.

Lúc bấy giờ, có nước làng giềng luôn nhăm nhe xâm lược bờ cõi nước ta. Để dò xem bên mình có nhân tài không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Vua quan trong triều bấy giờ không ai biết làm thế nào giải được câu đố oái oăm. Các đại thần vò đầu bứt tai mãi cũng chẳng được. Bao nhiêu quan Trạng, nhà thông thái được triệu vào cung đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến cậu bé của làng tôi.
Khi viên quan mang dụ chỉ của nhà vua đến, cậu đang chơi sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, cậu chỉ hát lên một câu:

Tang tình tang! Tính tình tang 
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng 
Bên thời lấy giấy mà bưng 
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang 
Tang tình tang...

rồi bảo cứ theo cách ấy mà làm.

Viên quan vui sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các quan trong triều nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đă xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

Thấy được tài năng của cậu bé, vua liền phong cho cậu là Trạng nguyên. Người lại cho xây cung điện ở ngay cạnh cung vua để dễ bề hỏi han. Hôm nay là ngày quan Trạng vinh quy bái tổ, làm rạng danh dòng họ và quê hương.

Ngàn đời nay, học hành vẫn là cái gốc của tài năng và danh vọng. Ta hi vọng rằng con cháu nước mình sẽ lấy quan trạng