K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2017

Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ...đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.
Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
Được tin, nhà Ngô với cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa), ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.

18 tháng 6 2020

Đây là lời tâu của Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng bạn nhé!

18 tháng 6 2020

Cảm ơn bạn nhiều rất rất cảm ơn bạn

19 tháng 4 2018

Lời tâu của Tiết Tổng muốn nói rằng: do chính sách thống trị dã man, tàn bạo của chính quyền đô hộ, nhân dân ta căm thù quân đô hộ, không cam chịu áp bức, bóc lột đã nổi dậy ở nhiều nơi.

20 tháng 11 2016

1) Theo em, truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?

- Đã biết đắp đê và có ý thức chống lại bão lũ

20 tháng 11 2016

2) Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí ( hình 31, 32 trong SGK lớp 6) nói lên điều gì?

- Các làng bản, bộ lạc có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
- Đồng là nguyên liệu chủ yếu không chỉ để chế tạo công cụ lao động mà còn để chế tạo các loại vũ khí.

15 tháng 2 2022

Tham khảo

Qua câu nói trên ta thấy được người dân nước ta thời Hán là 1 dân tộc kiên cường; đấu tranh bền bỉ ; không dễ bị đô hộ ; khom lưng chịu trói.

15 tháng 2 2022

tk

Viên quan Lưu An từng tâu với vua Hán Vũ Đế: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà cai trị được.” Lời tâu của viên quan đô hộ người Hán cho em biết điều dRằng là 1 người iu nước

Câu 1: Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nước ta là gì?Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua hay còn gọi là gì?Câu 3: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy điều gì?Câu 4: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng song dữ, chém cá kình ở biển khơi……đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!” là câu nói của ai?Câu 5: Bà Triệu hi...
Đọc tiếp

Câu 1: Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nước ta là gì?

Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua hay còn gọi là gì?

Câu 3: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy điều gì?

Câu 4: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng song dữ, chém cá kình ở biển khơi……đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!” là câu nói của ai?

Câu 5: Bà Triệu hi sinh ở đâu?

Câu 6: Lí Bí khởi nghĩa chống quân xâm lược nào?

Câu 7: Sau khi lên ngôi, Lí Bí đặt tên nước ta là gì?

Câu 8: Vì sao Triệu Quang Phục kêu gọi mọi người khởi nghĩa?

Câu 9: Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch Làm căn cứ kháng chiến?

Câu 10: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã làm gì?

2
19 tháng 3 2021

Câu 1:

Đồng hóa nhân dân ta

Câu 2:

Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là Trưng Vương.

Câu 3:

Bà Triệu

Câu 4:

Thể hiện sự biết ơn của nhân dân ta với người có công bảo vệ đất nước

Câu 5:

Núi Tùng

Câu 6:

Quân Lương

Câu 7:

Vạn Xuân

Câu 9:

- Vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) có địa thế hiểm yếu: đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới vào được.

- Triệu Quang Phục được nhân dân ở đây ủng hộ, gọi ông là Dạ Trạch Vương.

⟹ Vùng Dạ Trạch thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.


 

Câu 10:

 Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền.

19 tháng 3 2021

câu 1

Chính sách cai trị tham hiểm nhất của nhà Hán đối với nước ta là đông hóa

câu 2

Trưng Vương

câu 3

Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.
câu 4

Bà Triệu

câu 5

Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa). 

câu 6

quân Lương

câu 7

Vạn Xuân

câu 9

Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng vì đây là vùng hiểm yếu : đầm lầy, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới ra vào được... được nhân dân ủng hộ... thuận lợi cho xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.

câu 10

Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền.

9 tháng 5 2016

* Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên đã để lại cho chúng la:

- Lòng yêu nước

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước

- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

* Ý nghĩa

- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc

- Mở ra 1 thời đại mới cho dân tộc

- Là cơ sở để sau này phục lại quốc thống

- Nếu cao tinh thần chiến tranh bất khuất, quật cường của nhân dân ta

- Để lại bài hok kinh nghiệm cho đời sau

Lúc nãy quên đọc đề câu sau nên ms làm thiếu! haha

9 tháng 5 2016

* Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
- Lòng yêu nước
- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
- Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc

10 tháng 11 2016

1. Truyện cho chúng ta thấy từ thời xa xưa ông cha ta đã biết đắp đê (cụ thể là Thủy Tinh cho nước dâng cao bao nhiêu thì Sơn Tinh cho núi cao lên bấy nhiêu) để chống lại lũ lụt.

4, Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương:
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.
5,Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 

10 tháng 11 2016

thanks bạn nhiềuhihi

10 tháng 3 2018

Đáp án C

Năm 34, Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này đã ra sức đàn áp và vơ vét của cải của nhân dân ta, khiến cho nhân dân ta ngày càng thêm khổ cựcĐây chính là tác động của những chính sách do Tô Định thực hiện đến cuộc sống của nhân dân ta