K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2017

b, Không thể lược bỏ phần thứ hai bơi như thế không tạo được sự cân bằng trong bài thơ

   + Thử thách thứ nhất, chú bé vượt qua vì chú yêu thương mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối

   + Những người bạn lại đến, thử thách càng lớn thì tình yêu thương mẹ được khẳng định, vì thế không thể bỏ khổ thơ thứ hai

12 tháng 8 2018

Bài thơ có hai phần, cấu trúc giống nhau:

- Ban đầu là lời mời gọi, rủ rê

- Tiếp đến là sự từ chối và lý do từ chối

- Những trò chơi em bé tự sáng tạo ra

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? 2....
Đọc tiếp

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau

a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

2. Xác định vị trí của dòng thơ : “Con hỏi:…” ở mỗi phần

(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sông “trên mây” và những người sống “trong sóng”

3.Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra.Sự giống nhau va sự khác nhau của những cuộc chơi đó nói lên điều gì?

4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh: mây, trăng, sóng, bờ biển).

5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.

6*. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

 

 

2
12 tháng 12 2017

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

20 tháng 11 2019

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

24 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A.

8 tháng 10 2017

Từ “mặt trời” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ

- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.

Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏiĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi emNhưng làm được những điều phi thường lắmBởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳmBởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian laoKhi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộngCả đất nước mình cùng đồng hành ra trậnTrên dưới một lòng chống...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏiĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi emNhưng làm được những điều phi thường lắmBởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳmBởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian laoKhi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộngCả đất nước mình cùng đồng hành ra trậnTrên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. ... Từ mái trường này em sẽ lớn lênSẽ khắc trong tim bóng hình đất nướcCô sẽ nối những nhịp cầu mơ ướcĐể em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim. Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìmMột đất nước ở đâu xa để yêu hết cảĐảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏaVang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam! 1. Theo tác giả, "mái trường" và "cô" sẽ cho "em" điều gì?

1
27 tháng 1 2023

1. ''Mái trường'': Là nơi cho em trưởng thành, khôn lớn và sẽ cho em nhiều bài học hay

''Cô'': Là người chắp cánh ước mơ, dẫn nối em đến với con đường thành công

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:“Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một tài đành họa hai.Thông minh vốn sẵn tính trờiPha mùi thi họa đủ mùi ca ngâmCung Thương làu bậc ngũ âmNghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một...
Đọc tiếp

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung Thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

Câu hỏi:

Câu 1: Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?

Câu 2: Dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?

Câu 3: Sử dụng câu chủ đề sau để viết đoạn văn:

“Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”.

Câu 4: Qua cung đàn của Thúy Kiều (ở câu thơ cuối đoạn trích) em hiểu thêm gì về nhân vật này?

Câu 5: Qua đoạn trích, tác giả Nguyễn Du bày tỏ tình cảm gì với nàng Kiều?

Câu 6: Chép chính xác một câu thơ trong bài thơ em đã học trong chương trình ngữ văn THCS nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 7: Hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những điểm nào giống và khác nhau?

0