K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2021

tham khảo nhé

1.⇒ Thế giới mà mây và sóng vẽ ra là thế giới diệu kì, bí ẩn, hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ thơ

- Cách đến với mây và sóng:

   + Đến với mây: đến nơi tận cùng trái đất và đưa tay lên trời

   + Đến với sóng: đến rìa biển cả và nhắm nghiền mắt lại

- Nhận xét:

   + Lời mời gọi của mây và sóng: Lời mời gọi hấp dẫn, thú vị, khơi gợi trí tò mò

   + Cách đến với mây và sóng: rất dễ thực hiện, thú vị, hấp dẫn

- Nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi

2.thế giới của mây lung linh huyền ảo 

thế giới của sóng chứa đầy bí ẩn và trong sáng , rực rỡ 

3. Ban đầu: Em bé bị hấp dẫn bởi những lời mời, bằng chứng là em bé hỏi lại:

   + Với mây: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

   + Với sóng: “Nhưng làm thế nào mình ra đó được?”

⇒Phản ứng ban đầu của em bé là có thể hiểu được vì những lời mời ấy vô cùng thú vị, dễ hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ con

- Sau đó: Em bé từ chối lời mời: “Làm sao có thể rời mẹ mang đi được”

⇒ lời từ chối dễ thương nhưng đầy cảm động

- Lí do em bé từ chối lời mời: vì em nghĩ tới mẹ, mẹ em đang đợi và luôn mong muốn em bé ở nhà -> mẹ chính là lí do khiến em bé từ chối những lời mời hấp dẫn đó

- Nghệ thuật: đối thoại

⇒ Dù luyến tiệc cuộc vui, nhưng sự từ chối lời mời gọi đã thể hiện tình yêu thương mẹ thiết tha của em bé, lúc nào em cũng nghĩ đến mẹ, luôn mong muốn ở bên mẹ. Mẹ với tình yêu thương đã trở thành sức mạnh, nguồn động lực cho em bé vượt qua những cám dỗ

31 tháng 3 2022

Tham khảo:

 Em bé đã sáng tạo ra trò chơi với mẹ mình . Đos là trò " mây và trăng " , " sóng và bến bờ kì lạ " .

+ Trò chơi đó thú vị ở chỗ nó gần gũi với mẹ mình , thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng , bất diệt hơn bất kì lời gọi mời nào .

31 tháng 3 2022

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”
Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,
Và đưa tay lên trời,
Em sẽ được nhấc bổng lên mây.”
Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế là họ cười rồi bay đi mất.

11 tháng 9 2023

* Tham khảo:

  Trong bài "Mây và sóng" của Tagore, hình ảnh lời mời gọi của mây đã gợi lên trong tôi một cảm nhận sâu sắc về sự tự do và sự kết nối với tự nhiên. Nhìn thấy những đám mây trôi qua trên bầu trời, tôi cảm nhận được sự nhẹ nhàng và thoáng đãng của cuộc sống. Mây tự do bay lượn, không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều gì, nhưng đồng thời cũng tạo nên một sự kết nối với mọi thứ xung quanh. Hình ảnh này như một lời mời gọi cho chúng ta hãy sống tự do, nhưng đồng thời cũng biết giữ mối quan hệ và tương tác với môi trường xung quanh. Mây là biểu tượng cho sự tinh tế và sự thay đổi không ngừng của cuộc sống, và hình ảnh này đã khơi dậy trong tôi một cảm giác bình yên và sự khao khát khám phá thêm về thế giới xung quanh.

Bài tập 2:  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏiBấy  giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: Mẹ ra mời sứ giả vào đây. Sứ giả vào, đứa bé bảo: Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan...
Đọc tiếp

Bài tập 2:  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Bấy  giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: Mẹ ra mời sứ giả vào đây. Sứ giả vào, đứa bé bảo: Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.                  (Thánh Gióng)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

2. Nêu nội dung chính của đoạn văn

3. Giải nghĩa các từ: sứ giả, xâm phạm, kinh ngạc

4. Chỉ ra các từ ghép có trong đoạn văn

5. Chỉ ra 3 cụm danh từ, 3 cụm động từ có trong đoạn văn trên

6. Nêu ý nghĩa của các chi tiết sau

-  tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước

-  Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt, bay về trời.

giúp mk vs ạ

1
27 tháng 2 2022

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự.

2. Nội dung chính của đoạn trích: Trong tình thế nguy cấp của đất nước, Thánh Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc.

3. Sứ giả: người có chức vụ, thực hiện một trọng trách nào đó.

xâm phạm: động đến quyền lợi, chủ quyền của đất nước khác.

kinh ngạc: ngạc nhiên đến sửng sốt.

4. Từ ghép: xâm phạm, bờ cõi, lo sợ, sứ giả, tài giỏi, đứa bé, con ngựa, roi sắt, áo giáp, phá tan,kinh ngạc, mừng rỡ.

5. 3 cụm danh từ: người tài giỏi, một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt; 3 cụm động từ: xâm phạm bờ cõi nước ta, tìm người tài giỏi cứu nước, sẽ phá tan lũ giặc.

6. Ý nghĩa của chi tiết tiếng nói đầu đời là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước: thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước.

Ý nghĩa của chi tiết đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt, bay về trời: chi tiết này cho thấy đây là người anh hùng vô tư, không màng danh lơi. Chi tiết này thể hiện sự bất tử hóa người anh hùng, thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhân dân đối với người anh hùng.

13 tháng 3 2022

cô ơi câu 5 con góp ý là cụm danh từ còn lũ giặc nữa ạ

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?

b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?

c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?

d)Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?

đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?

e)Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,...có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết

1
10 tháng 2 2017

a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

     + Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

     + Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

     + Ca dao cũng được coi là một văn bản.

d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc

e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

TÔI LÀ MỘT CÁNH DIỀUBây giờ tôi là một cánh diều. Nhưng từ trước đây, lâu lắm rồi, tôi chẳng có hình thù gì cả. Hình như, tôi chỉ là một thứ gì đó mà người ta gọi là ước mơ. Rồi một ngày cậu bé tạo ra tôi – như bây giờ.Những buổi chiều cậu thả tôi lên bầu trời. Ở trên cao tôi bắt đầu bay lượn. Tôi là tôi – một cánh diều, và tôi cũng là tôi của một ngày nào xa lắm...
Đọc tiếp

TÔI LÀ MỘT CÁNH DIỀU
Bây giờ tôi là một cánh diều. Nhưng từ trước đây, lâu lắm rồi, tôi chẳng có hình thù gì cả. Hình như, tôi chỉ là một thứ gì đó mà người ta gọi là ước mơ. Rồi một ngày cậu bé tạo ra tôi – như bây giờ.
Những buổi chiều cậu thả tôi lên bầu trời. Ở trên cao tôi bắt đầu bay lượn. Tôi là tôi – một cánh diều, và tôi cũng là tôi của một ngày nào xa lắm – những ước mơ. Những ước mơ mà cậu bé cất giữ từ trong một góc trái tim. Những ước mơ của một cô bé nào đó.
Tại sao? Tại sao cậu bé lại giữ lấy ước mơ của cô bé? Tại sao cậu bé lại tạo ra tôi? Có rất nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra trong tôi mà tôi không biết được câu trả lời. Những khi ở trên cao, lười bay lượn, tôi len lén nhìn xuống thì thấy đôi mắt cậu bé sáng lắm.
Cậu nói gì đó như là: Bay cao nhé, ước mơ thiên thần của tôi…!
(Trích dẫn Sống đẹp tập II)
a.Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
c. Theo em “ước mơ”là gì?
d. Cánh diều đã cảm nhận được điều gì qua “ đôi mắt sáng lắm của cậu bé”?
e. Vì sao cánh diều thường được xem là biểu tượng của những ước mơ?
g. Hãy viết đoạn văn ngắn chia sẻ ước mơ của mình trong tương lai.

1
19 tháng 3 2022

a. VB trên mang đặc trưng của kiểu VB truyện đồng thoại.

b. Nhân vật chính là cánh diều.

c. ước mơ: là những điều người ta mong muốn, cố gắng đạt được.

d. Qua "đôi mắt sáng lắm của cậu bé", cánh diều cảm nhận được niềm vui, hi vọng, hạnh phúc khi được nhìn ngắm những ước mơ của các cậu bé, cô bé.

e. Cánh diều là biểu tưởng của những ước mơ vì cánh diều có thể bay cao, bay xa, vươn đến được những chân trời mới lạ.

g. HS viết đoạn văn chia sẻ ước mơ của cá nhân mình

15 tháng 10 2021

-2ng rủ em bé đó chính là mây vs sóng 

sóng từ biển cả 

mây từ trên bầu trời 

thế giới của mây(lung linh , huyền ảo vs rực rỡ)

thế giới của sóng (trong sáng , rực rỡ màu sắc , chứa đầy bí ẩn

15 tháng 10 2021

Trong sóng ; trên mây rủ em bé đi đến thế giới của họ

Em thấy thế giới đó kì diệu như những phép màu cổ tích

( Mình học rồi ,cô giáo mình cũng chốt kết quả rồi nên bạn yên tâm )

 

 

30 tháng 12 2018

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2