Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
để viết suy nghĩ về tư tưởng được rút ra ở câu a, em phải thực hiện các bước sau nhé!
1. Giải thích:
- Tóm tắt thật ngắn gọn truyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc.
- Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động... chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt.
2. Lí giải vấn đề:
- Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công.
- Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
- Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển.
- Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn.
- Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống vô ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc đời.
(Trong quá trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)
3. Bàn luận
- Bên cạnh những người có ước mơ, không ngừng vươn lên để sáng tạo, cũng còn không ít người sợ hãi, né tránh gian khổ, khó khăn. Bên cạnh những ước mơ chính đáng, phù hợp với mục tiêu cao đẹp của cộng đồng cũng còn có ước mơ vụn vặt, tầm thường, vị kỉ.
- Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những người sống không có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, không có ý chí, nghị lực.
(dẫn chứng minh họa)
4. Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động.
- Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: "mầm đã thì thầm".
- Tác dụng: Hạt mầm giống như con người, có tình cảm, suy nghĩ, biết tâm sự, chia sẻ bản thân mình.
Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ gần gũi, linh cảm giao thoa kỳ diệu, là sự đồng điệu trong tâm hồn của thiên nhiên và nhân vật đang "ghé tai nghe rõ" hay đó chính là nhà thơ. Nhân vật "tôi" không chỉ là người bạn đồng hành, chứng kiến toàn bộ quá trình sinh trưởng của hạt mầm mà còn giống như người bạn tâm giao, lắng nghe những lời tâm sự, ở bên cạnh luôn động viên hạt mầm.
Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn là phép nhân hoá (mưa, mặt đất, cây) đã làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn đã gợi lên được một triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn.”. (Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả một mùa hoa thơm trái ngọt)
b)Tính liên kết của đoạn văn:
*Liên kết về nội dung:
-Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề đoạn văn là: Mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (liên kết chủ đề)
-Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (liên kết lôgíc)
*Liên kết hình thức:
-Phép lặp: Mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
-Phép đồng nghĩa, liên tưởng:
+Mưa, hạt mưa, giọt mưa
+Mặt đất, đất trời
+Cây cỏ, cây nhánh lá, mầm non, hoa thơm, trái ngọt
-Phép thế: cây cỏ - chúng
-Phép nối: Và
Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta nhận được bài học nhân sinh lớn từ những câu chuyện nhỏ, những niềm vui bất ngờ từ những điều tưởng chừng giản dị nhất. “Hai hạt lúa” là câu chuyện đã đem đến cho cô những cảm xúc kỳ diệu như thế.
“Hai hạt lúa” sử dụng cách truyền tải thông điệp bằng biểu tượng. Hai hạt lúa đại diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho bản thân mình.bài văn phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại tan nát trong cuộc đời, lại bị tuyệt diệt. Hạt giống tưởng rằng đã tan nát trong đất rồi nhưng lại được hồi sinh thành những bông lúa vàng trĩu hạt. Quy luật cho và nhận thường kỳ diệu như thế! Cho đi không có nghĩa là mất, giữ lại không có nghĩa là được. Câu chuyện đã mang đến một bài học nhân sinh sâu sắc: sống phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời. Từ đó, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Bn tham khảo
Hok Tốt !!!!!!!!!!!!!!
a. Phó từ "chưa" bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ "gieo".
b. Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ thì "thầm".
c.
- Phó từ "vẫn" bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái cho động từ "còn".
- Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ "vơi".
- Phó từ "cũng" bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái cho động từ "bớt".
d.
- Phó từ "vẫn" bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn cho động từ "giúp".
- Phó từ "những" bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ "lúc".
- Phó từ "chỉ" bổ sung ý nghĩa giới hạn phạm vi cho động từ "khuây khỏa".
- Phó từ "lại" bổ sung ý nghĩa lặp lại, tái diễn cho động từ "đứng".
e.
- Phó từ "mọi" bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ "tiếng".
- Phó từ "đều" bổ sung ý nghĩa đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng cho tính từ "vô ích".
C1: - Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …).
- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …
- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng.
C2: - Chăm sóc cây rừng, bảo vệ rừng và đất.
- Tích cực trồng cây để phủ xanh đồi trọc
- Khôi phục lại rừng, không chặt phá cây rừng, khai thác bừa bãi
C3: + Luống đất
+ Bầu đất
C4: - Đất pha cát hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại
- Độ pH từ 6 -> 7(trung tính hay ít chua)
- Mặt đất bằng hay hơi dốc (20 - 40)
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng
c1 ; vai trò của rừng :
- làm sạch môi trường khoong khí , hấp thụ cacbonic , bụi và thải ra khí ôxi
- phòng hộ ; chắn gió , chống xó mòn , hạn chế tốc độ dòng chảy
-cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ đời sống
- phục vụ nghiên cứu khoa học , du lịch , nghỉ dưỡng , giải trí
C2 ; nhiệ vụ trồng rừng ở nc ta trog thời gian tới ;
- trồng rừng sản xuất để lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu
- trồng rừng phòng hộ ; phòng hộ đầu nguồn , trồng rừng ven biển để chắn gió bão , chống cát bay , cải tạo bãi cát , chắn sóng biển
- trồng rừng đặc dụng để nghiên cứu khoa học , văn hóa , du lịch
C4 : điều kiện :
- việc phân chia đất vườn ươm phải thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất
- phải có biện pháp để ngăn chặn sự phá hoại của trâu bò
C6 ; có 3 cách để kích thích hạt giống nảy mầm là ;
- đốt hạt
-tác động bằng lực
- kích thích bằng nc ấm
C7 ; thời vụ gieo hạt ở nc ta :
mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh miền bắc thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau . ơ miền trung từ thang1 đến tháng 2 và ở miền nam từ tháng 2 đến tháng 3
C8 : trồng cây con rễ trần :
- tạo lỗ trong hố đất
- đặt cây vào lỗ trong hố
- lấp đất kín gốc cây
- nén đất
- vun gốc
+ trồng cây con có bầu
- tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
- rạch vỏ bầu
- đặt bầu vò trong hố đất
- lấp và nén đất 2 lần
- vun gốc
+ thời gian chăm sóc rừng ; sau khi trồng cây rừng từ 1 đến 3 tháng , phải tiến hành chăm sóc câu ngày , chăm sóc liên tục đến 4 năm
+ số lần chăm sóc :
- năm thứ nhất đến năm thư 2 moous lần chăm sóc 2 đến 3 lần
- năm thứ 3 đến năm thứ 4 , mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần
~học tốt
Thơ ca là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của thi nhân. Cuộc sống không ít những toan tính bề bộn nhưng cũng không phải không có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Và trong những khoảnh khắc ấy, ngồi lật giở lại những trang viết của Trần Đăng Khoa, tôi bỗng như được trở về quá khứ cùng những vần thơ của thầy ngỡ còn vang vọng đâu đây qua bài “Nghe thầy đọc thơ”:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:
“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Chỉ với sáu câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến bốn lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.
cj ới cj giúp e làm lại bài này đc k , cj đừng chép mạng , cj làm lại lần nữa giúp e với , huhu e cần một bài k chếp mạng cj ạ