K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Xã trưởng

- Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công cầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

- Đi rao mõ

- Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì ?

Mẹ Đốp

- Các cụ chửa được ngồi

- Thầy sai con đi rao mõ

- Mộc đạc vang lừng

Kim thanh dóng dả

- Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng

- Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi

- Nói về xã trưởng

+ Xã trưởng: Tự hào về bản thân

+ Mẹ Đốp: Châm chọc, chê bai

- Nói về mẹ Đốp và chồng

+ Xã trưởng: Khinh thường những người thấp kém hơn mình

+ Mẹ Đốp: Tự tin, nói về bản thân với sự tự hào.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
31 tháng 8 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
31 tháng 8 2023

Nhận xét:

* Nói về xã trưởng:

- Xã trưởng: tự mãn khi mình được chọn làm lí trưởng, cho mình đứng trên tất cả mọi người.

- Mẹ Đốp: đả kích, chọc tức xã trưởng.

* Nói về mẹ Đốp và chồng:

- Xã trưởng: tỏ thái độ khinh bỉ, coi thường những người có địa vị thấp kém hơn mình.

- Mẹ Đốp: trân trọng công việc mình đang làm vì mẹ Đốp cũng được dân bầu.

7 tháng 5 2023

- Mẹ Đốp thuộc kiểu hề (nhân vật hài hước, gây cười).

- Theo em, sự xuất hiện của nhân vật mẹ Đốp nói riêng và kiểu nhân vật này nói chung trong kịch bản chèo vừa giúp cho vở chèo thêm phần hấp dẫn bởi được pha trộn vào đó những tình huống vui nhộn, tạo tiếng cười. Từ những tiếng cười trào phúng ấy, các tư tưởng, triết lí dân gian được gửi gắm và truyền tải.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Mẹ Đốp thuộc kiểu hề-nhân vật hài hước, gây cười

- Tác dụng của sự xuất hiện kiểu nhân vật này: Gây tiếng cười đả kích, sâu cay, mỉa mai.

4 tháng 1 2020

Chọn đáp án: B

a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ...
Đọc tiếp
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:    Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) (Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo). Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
1
14 tháng 9 2019

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng

a/ Hãy phân tích và chữa lại những từ dung không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: -Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. -Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b/ Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ...
Đọc tiếp

a/ Hãy phân tích và chữa lại những từ dung không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:

-Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông:

Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.

-Trong một bài văn nghị luận:

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.

b/ Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:

Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù: bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù.

Chú ý cách dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng… của Chí Phèo).

Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?

0
a) Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau: – Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt. – Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng. – Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần. – Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra...
Đọc tiếp
a) Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau: – Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
– Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
– Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.
– Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt. b) Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau: – Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.
– Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.
– Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.
– Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.
– Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú.
1
5 tháng 2 2019

a, Chữa lỗi:

- Sai từ “chót lọt”: Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang tới phút chót.

- Sai từ “truyền tụng”: Những học sinh ở trường hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ

- Sai cách kết hợp từ. Sửa thành: “Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược pha chế.”

b, Những câu dùng từ đúng

- Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc

- Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết

- Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt

- Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm

- Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú

- Các câu thứ hai, thứ ba, thứ tư đúng

- Câu thứ nhất sai từ yếu điểm” sửa thành “điểm yếu”

Câu thứ hai sai từ “linh động” sửa thành “sinh động”

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Một số lời thoại nổi bật, thể hiện tính cách và vị thế xã hội của nhân vật Đăm Săn bao gồm:

- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” → Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bản lĩnh, gan dạ, bình tĩnh, dứt khoát, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.

- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” → Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).

- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” → thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.

- “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (...) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta ... chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” → Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khi chiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đã giúp đỡ mình, xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng.