Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
a) Vai trò:
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế.
- Tiêu thụ sản phẩm tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước.
- Thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
b) Quá trình đô thị hoá:
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tạo ra những cơ hội và thách thức. Đô thị hóa là quá trình chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ nông thôn sang đô thị. Điều này được thể hiện qua việc tăng cầu nhân công trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm tăng nhu cầu về nhà ở, giao thông, cơ sở hạ tầng tại các khu đô thị.
- Quá trình này đặc biệt nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là sau khi chúng ta mở cửa đổi mới kinh tế. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
- Quá trình đô thị hóa cũng đem lại những thách thức như ô nhiễm môi trường, quá tải cơ sở hạ tầng và tăng cường sự phân hóa xã hội. Việc quản lý đô thị đang trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi sự quy hoạch và quản lý chặt chẽ từ phía lãnh đạo.
- Tốc độ đô thị hóa cao:
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng khá nhanh: năm 1960: 15,7%, năm 1989: 20,1%, năm 2007: 27,4%.
+ Mạng lưới đô thị phát triển cả về số lượng và quy mô các thanh phố.
- Trình độ đô thị hoá thấp:
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực.
+ Ọuy mô đô thị phần lớn là vừa và nhỏ. Số lượng đô thị trên 1 triệu người không nhiều.
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,...) vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
TP HCM có các dân tộc nào cùng sinh sống?
Hiện nay, TP. HCM có 52 dân tộc cùng sinh sống, với gần nửa triệu đồng bào các dân tộc thiểu số đang sống và làm việc tại 24 quận, huyện. Trong đó có ba dân tộc chiếm số đông và hình thành các cộng đồng người dân tộc là Hoa, Khmer và Chăm.
Nêu những truyền thống văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đó mà em biết?
Người Chăm hay người Champa (Chăm Pa) (tiếng Chăm: Urang Campa), còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời...,[4] hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia (người Nam Đảo) có nguồn gốc Đông Nam Á. Trước thế kỷ thứ VII, có một vương quốc tên Lâm Ấp của người Chăm, tồn tại từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, Lâm Ấp có nhiều thay đổi, đặc biệt là liên tục xây tháp Ân giáo và dựng bia tiếng Phạn, lịch sử bắt đầu được rõ ràng. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campapura, Campanagara, Nagara Campa, Nagar Cam. Còn sử sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp quốc, Hoàn Vương Quốc và Chiêm Thành quốc. Vương quốc này bắt đầu suy tàn từ đầu thế kỷ XV sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh trong thời vua Vĩnh Lạc Đế đối với ba triều đại: nhà Hậu Trần (Đại Việt), nhà Hồ (Đại Ngu) và triều đại Vijaya (Chiêm Thành).
- Sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: tỉ trọng lao động ở thành thị có xu hướng tăng, tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.
- Nguyên nhân: do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hậu quả của quá trình đô thị hóa:
+ Khó khăn trong giải quyết việc làm.
+ Ô nhiễm môi trường, nảy sinh nhiều vấn đề an ninh, trật tự xã hội.
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp, trình độ đô thị hóa thấp.
Đáp án: B.
_Quy mô đô thị hóa còn nhỏ và chưa có kế hoạch quy củ
_Cơ sở hạ tầng của các đô thị còn gặp nhiều vấn đề bất cập
Tham khảo
Phát triển TP Bến Tre thành đô thị loại 1
- Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, TP. Bến Tre trở thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- TP. Bến Tre được công nhận đạt chuẩn đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2019. Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, sẽ phát triển TP. Bến Tre thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Mở rộng địa giới hành chính
- Để hiện thực hóa mục tiêu đô thị loại I, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Kết luận số 118-KL/TU, trong đó thống nhất chọn phương án mở rộng địa giới hành chính của TP. Bến Tre theo hướng điều chỉnh sang các xã: Sơn Hòa, An Hiệp, Hữu Định (Châu Thành); Sơn Phú (Giồng Trôm); Thanh Tân (Mỏ Cày Bắc).
- Thành phố cũng kêu gọi đầu tư phát triển đô thị, các dự án chỉnh trang đô thị, các dự án khu dân cư mới. Đối với các dự án đã có quyết định đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai thực hiện. Hoàn chỉnh thủ tục thực hiện dự án nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Bến Tre. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tham mưu UBND tỉnh tiếp cận các nguồn vốn vay ODA khác để thực hiện dự án xử lý nước thải và các dự án chỉnh trang phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục đầu tư nâng chất các cơ sở giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân.
Phát triển hạ tầng
- Kết cấu hạ tầng Thành phố có bước phát triển nhanh, đồng bộ, tạo bước đột phá cho phát triển không gian đô thị về phía bắc, tây bắc (Bình Phú, Sơn Đông) và về phía nam (Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận), góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị loại I. Đặc biệt, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có sự đóng góp rất lớn của nhân dân về tiền, đất đai, hoa màu, ngày công lao động. Vì vậy, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Hạ tầng giáo dục phát triển rất nhanh trên cơ sở thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp. Đến nay, hệ thống trường lớp học trên địa bàn TP. Bến Tre cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh. Năm 2010, chỉ có 10 trường đạt chuẩn quốc gia thì đến nay, Thành phố đã có 25/34 trường đạt chuẩn quốc gia. Một số trường được xây mới đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy: Tiểu học Bến Tre, Tiểu học Phú Thọ và một số trường mầm non theo phương thức xã hội hóa: Mầm non quốc tế API, Mầm non Bảo Quyên.
- Hệ thống các cơ sở y tế được đầu tư đúng chuẩn, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân như: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Minh Đức, Bệnh viện Y học cổ truyền. Cơ sở y tế xã, phường được đầu tư đạt chuẩn, đặc biệt đã hoàn chỉnh thủ tục triển khai Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường tại xã Bình Phú (vốn ODA).
- Thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Hệ thống các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị được đầu tư mới, khang trang, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân…