K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2017

Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học…

Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguôn gốc văn hoá khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân…

Một làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII với những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ .

Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ti buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.
Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.

Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học…

Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguôn gốc văn hoá khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân…

Một làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII với những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ .

Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ti buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.
Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.

18 tháng 9 2016

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do B. Dias chỉ huy đã tới được cực nam Châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hy Vọng . Năm 1497, Vascô đơ Gama (Vasco de Gama ) đã cầm đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ. Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt trời lặn.

 

 Năm 1492, một đoàn thám hiểm do C. Côlông ( C. Colombus) chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung Châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ. Ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Côlông không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người Châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America. Thật đáng tiếc cho C. Côlông.

 

 Năm 1519 - 1522, F. Magienlan đã cầm đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mĩ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam Châu Mĩ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magienlan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. F.Magienlan đã bỏ mạng ở Philippin do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người bỏ mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Nhưng thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

5 tháng 5 2016

1, Bắc Âu thuộc môi trường đới lạnh, địa hình băng hà cổ , có dạng Fio và nhiều hồ, đầm, ngoài ra còn có nhiều núi lửa và suối nước nóng 

2,

– Các vùng công nghiệp truyền thống đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ … – Nhiều ngành công nghiệp hiện đại đang được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao.

 công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác & tự động hoá, hàng không … nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu & các Trường Đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất & chất lượng được nâng cao, thay đổi phù hợp với thị trường 

3,Có chí tuyến Nam ( trở xuống phía Nam Bán Cầu là đới lạnh) chạy ngang qua lãnh thổ của lục địa Ô- xtrây –li –a , 1/3 diện tích lãnh thổ ở phía bắc đường chí tuyến Nam và phần còn lại kéo dài đến vĩ độ 390 nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , khó gây mưa . Phía đông lục địa lại có dãy Trường Sơn đâm sát biển chạy dài từ bắc xuống Nam , chắn gió biển thổi vào lục địa , gây mưa sườn đông Trường Sơn , nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây làm cho khí hậu của phần lớn lục địa là khô hạn . 
Nhớ là đang nói tới phần lớn lục địa Ô – xtrây – li – a , còn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” 

có thể nói ngắn gọn là: 
- Do ảnh hưởng của đường chí tuyến nam, khí hậu nóng và khô 
- Phía đông ven biển là hệ thống núi cao, ngăn ảnh hưởng của biển 
- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-li-a chảy sát bờ 

4, 

 Phía tây do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương & gió Tây ôn đới nên khí hậu ấm & ẩm ướt hơn

Phía đông là sâu trong nội địa có dãy Xcănđinavi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên mùa đông khí hậu rất lạnh

5,    

* Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến 
* Khác nhau : 
- Bắc mĩ : 
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. 
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. 
- Nam Mĩ : 
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin 
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi 

6, Tan băng ở Nam Cực đó là do hiện tượng Trái Đất nóng lên và nó sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người: mức nước biển dâng cao sẽ khiến cho một số nơi sẽ bị chìm ngập và biến mất trên bản đồ thế giới (ở Thái Lan có một khu vực đã bị như vậy); một số loài động vật ở Nam Cực sẽ không còn nơi sinh sống như gấu trắng,...; gây ra những biến đổi về khí hậu như gió, bão tuyết, ảnh hưởng đến đời sống con người.


 

11 tháng 4 2021

Câu 1:

Ý 1:

Đặc điểm địa hình ở Bắc Mỹ được chia thành 3 khu vực địa hình:+ Phía tây:   - Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, chạy dài từ alaska đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000. Xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.+ Ở giữa :   - Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.   - Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi). + Phía đông :   - Gồm sơn nguyên trên bán đảo Labrado và dãy núi cổ Apalat độ cao trung bình dưới 1500 mét.Ý 2:— Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
– Khác nhau :
+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Câu 2:

Ý 1:

– Sự bất hợp lí :
+ Các đại điền trang chỉ chiếm 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
+ Phần lớn nông dán lại không có ruộng, phải đi làm thuê.
 - Hậu quả : ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. Trong khi xuất khẩu các nông sản nhiệt đới nhưng lại phải nhập lương thực.

Ý 2:

- Sự bất hợp lý trong chế độ quản lí ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ đã kìm hãm sự phát triển trong nông nghiệp nơi đây.

- Vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ, còn các đại điền chủ sở hữu một diện tích rộng lớn đất đai, nhưng sản xuất theo lối quảng canh nên năng suất thấp. 

 

 

Câu 1:

a,

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

b,

C1. 

*Giống nhau :

 - Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

* Khác nhau :

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

5 tháng 3 2019

Phân tích sự bất hợp lí trong hình thức sở hữu nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ?

- Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% sô dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi

- Nông dân không có đất canh tác. Đất thường là đất xấu và quy mô nhỏ chỉ có thể đáp ứng nhu cầu trong nước ➞ phần lớn các nước thiếu lương thực

Việc tồn tại các hình thức sở hữu trên có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế xã hội của khu vực?

- Làm sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế xã hội bị lệ thuộc vào nước ngoài

11 tháng 4 2021

Câu 6 

* Vị trí địa lý, giới hạn: 
- DT trên 10 triệu km2. 
- Nằm trong khoảng các vĩ độ từ 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc. 
- Tiếp giáp: 
+ Phía Bác: giáp Bắc Băng Dương 
+ Phía Tây: giáp Đại Tây Dương 
+ Phía Nam: giáp biển Địa Trung Hải 
+ Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran 

* Địa hình: 
- Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa 
- Núi già ở phía Bắc và trung tâm 
- Núi trẻ ở phía Nam 
- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh lớn.

* Các loại khí hậu ở Châu Âu:
- Môi trường ôn đới hải dương 
- Môi trường ôn đới lục địa
- Môi trường địa trung hải

Câu 5:

- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.

- Phân bố dân cư không đều:

+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.

+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.

+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương. + Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.
Câu 6:

* Vị trí địa lý, giới hạn: 
- DT trên 10 triệu km2. 
- Nằm trong khoảng các vĩ độ từ 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc. 
- Tiếp giáp: 
+ Phía Bác: giáp Bắc Băng Dương 
+ Phía Tây: giáp Đại Tây Dương 
+ Phía Nam: giáp biển Địa Trung Hải 
+ Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran 

* Địa hình: 
- Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa 
- Núi già ở phía Bắc và trung tâm 
- Núi trẻ ở phía Nam 
- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh lớn.

* Các loại khí hậu ở Châu Âu:
- Môi trường ôn đới hải dương 
- Môi trường ôn đới lục địa
- Môi trường địa trung hải

2 tháng 3 2017

1. - châu á có mật độ dân số cao nhất

- châu đại dương có mật độ dân số thấp nhất

2.phân bố dân cư là một tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , tính chất của nền kinh tế , sau đó là các nguyên nhân về điều kiện tư nhiên , lịch sử khai thác lãnh thổ , chuyển cư , ...