Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án C
- Cải tổ là tất yếu: khi đất nước lâm vào khủng hoảng, đặc biệt trầm trọng từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Tháng 3-1985, Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành cải tổ đất nước.
- Công cuộc cải tổ mắc nhiều sai lầm:
+ Chuyển sang nền kinh tế thị trường quá vội vã => kinh tế rối loạn, thu nhập quốc dân giám sút.
+ Những cải cách về chính trị làm cho đất nước rối ren hơn. Thực hiện đa nguyên chính trị làm xuất hiện nhiều đảng phái chính trị đối lập làm suy yếu vai trò lãnh đạo của nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô.
=> Năm 1991, Goócbachốp từ chức tổng thống, lá cờ búa liềm bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
* Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:
- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp….
- Do không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
- Phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ.
- Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
+ Hiện nay: CNXH vẫn được duy trì và thắng lợi ở 1 số nước: Trung Quốc, Việt Nam... Sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH chưa khoa học nhưng lý tưởng tốt đẹp của nó vẫn tồn tại.
* Hãy trình bày tình hình Liên Bang Nga từ 1991 – 2000:
- Là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
- Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng Thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng (kinh tế tăng trưởng âm, tranh chấp, xung đột sắc tộc)
- Đối ngoại: tăng cường quan hệ với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với Châu Á
- Từ năm 2000, Putin lên làm tổng thống, Nga có nhiều chuyển biến khả quan về kinh tế, chính trị, xã hội, vị thế quốc tế được nâng cao.
Thành lập từ ngày 30/ 12/ 1922
Tan rã từ ngày 26 / 12 / 1991
Nha ❤❤❤
Đáp án D
Nga là quốc gia có trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới với khoảng 50,4 nghìn tỷ m3, vượt xa Iran và Qatar. Do đó Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu. Nếu không có lượng khí đốt này, các nước châu Âu sẽ khó có thể vượt qua được mùa đông khắc nghiệt. Chính vì lẽ đó, sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo.
Thời gian | Liên Xô | Các nước Đông Âu |
1945-1950 | - Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. - 8/1/1949: Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước Xã hội chủ nghĩa. |
- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ngày càng được khẳng định. |
1950 - 1970 | - Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. + Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. + Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu. + Khoa học kỹ thuật: đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. + Trình độ học vấn của người dân tăng cao. + Tiếp tục giúp đỡ các nước Xã hội chủ nghĩa. |
- Thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm. - Từ những nước nghèo trở thành các quốc gia công - nông nghiệp. |
Những năm 70 đến năm 1991 | + 1973: Khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô. + Nền kinh tế Liên Xô dần bộc lộ dấu hiệu suy thoái. + 3/1985: M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. + 1991: Sau 6 năm tiến hành cải tổ, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. + 8/1991: Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. + 21/12/1991: Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được ký kết. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã. + 25/12/1991: Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại. |
+ Cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô tác động mạnh tới các nước Đông Âu. + Nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ. + Ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng. + Nước Đức được thống nhất(Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức). |
Đáp án D
Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ- Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:
- Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
- Về kinh tế: thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
- Về văn hóa- xã hội: chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng
Đáp án D
Về mặt đối nội, từ năm 1991 trở đi Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.
Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành không phải là nguyên nhân đưa tới những thách thức lớn về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000.
Đúng rồi bạn
Uk đúng đó
Mk tra mạng rùi